Top 10 video game dở nhất được chuyển thể từ anime Nhật Bản

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/09/2016 0:00 AM

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, hai ngành video game và anime ở Nhật Bản thường có sự gắn kết chặt chẽ và bổ trợ qua lại lẫn nhau, từ anime thành game rồi từ game lại thành anime.

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, hai ngành video gameanimeNhật Bản thường có sự gắn kết chặt chẽ và bổ trợ qua lại lẫn nhau, từ anime thành game rồi từ game lại thành anime. Chẳng phải sẽ rất tuyệt vời sao nếu như bạn là một gamer được chứng kiến anime mà mình yêu thích được chuyển thể thành video game? Tuy nhiên không phải lúc nào video game dựa theo anime cũng đều hấp dẫn, và có nhiều sản phẩm khiến cả những fan trung thành nhất phải lắc đầu ngao ngán. Dưới đây là 10 video game dựa theo anime dở nhất trong lịch sử:

(Lưu ý điều kiện để lọt vào danh sách là game đã từng có phát hành bản tiếng Anh hoặc có bản dịch chính thức, chứ nếu tính toàn bộ sản phẩm chỉ được phát hành ở Nhật Bản thì phải gọi là vô số)

Dragon Ball GT: Final Bout

Sản phẩm này được ra mắt thị trường nước ngoài vào năm 1997, và chủ yếu dựa theo anime “Dragon Ball GT”. Là một sản phẩm thể loại đối kháng, nhưng “Dragon Ball GT: Final Bout” có chất lượng rất tệ với cơ chế điều khiển kém nhạy, khiến quá trình chiến đấu trở nên kém linh hoạt và rất khó để thực hiện một chuỗi combo liên kết bởi đoạn thời gian chậm giữa khi ấn nút và hành động của nhân vật. Tổng quan nội dung gameplay của sản phẩm cũng rất nông cạn, và đường như chẳng để lại mấy điểm ấn tượng cho người trải nghiệm.

The Legacy of Goku

Một tựa game hành động/RPG với bối cảnh Dragon Ball Z nghe có vẻ như là ý tưởng tuyệt vời, nhưng nhà phát triển Webfoot Technology đã không thể khai thác tốt tiềm năng này. Mặc dù “The Legacy of Goku” được phát hành trên hệ thống GBA có cốt truyện bám sát theo nguyên tác lẫn thiết kế nhân vật, nhưng cơ chế gameplay của nó lại nghèo nàn, lặp lại và gượng gạo. Người chơi sẽ vào vai Goku để vượt qua từng màn, sử dụng đòn đấm đá và chưởng pháp kamehameha từ xa. May mắn là những phiên bản sequel của “The Legacy of Goku” có sự cải thiện gameplay đáng kể và trở nên hấp dẫn hơn một chút.

Digimon World

Về cơ bản “Digimon World” có vay mượng nhiều yếu tố từ anime “Digimon Adventure” nhưng có cách khai thác khác, tập trung vào cách thức nuôi thú ảo chứ không đi theo cốt truyện lẫn nội dung của anime. Vấn đề chính của tựa game này chính là cơ chế gameplay khá chán và quá giống thiết bị nuôi gà ảo “tamagotchi” vậy. Người chơi sẽ được vào vai một cậu bé huấn luyện và nuôi dưỡng Digimon thông qua các công năng như bảo nó luyện tập, cho nó ăn, bảo nó đi ị, tấn công kẻ địch, rồi xem nó già, chết đi, tái sinh lại thành quả trứng và bắt đầu lại quy trình, cứ như thế cho đến khi giải cứu thế giới.

Gundam: Battle Assault

“Gundam: Battle Assault” là một sản phẩm thuộc thể loại đối kháng 1vs1 và cũng là video game có bối cảnh “Mobile Suit Gundam” đầu tiên được phát hành ở thị trường Mỹ, theo sau sự nổi tiếng của “Gundam Wing”. Để tận dụng đà tiến đó, hãng Bandai và Natsue đã tiến hành một số thay đổi trên phiên bản gốc Nhật Bản nhằm đưa vào nhân vật Heero Yuy và Wing Gundam. Kết quả mà người chơi có được là một cốt truyện hỗn tạp không ăn nhập và một số Gundam được ưa chuộng bởi fan Mỹ. Bên cạnh đó, cơ chế gameplay của sản phẩm này cũng rất bình thường và không có điểm gì đặc biệt.

Fist of the North Star (phát hành trên NES năm 1989)

Được phát hành sau phiên bản gốc ở Nhật Bản tới tận 2 năm, tuy nhiên bất kể phiên bản Nhật hay phiên bản Mỹ thì “Fist of the North Star” đều là một tựa game cực vớ vẩn, thậm chí còn thấp hơn tiêu chuẩn thấp của ngành game giai đoạn đó. Nhân vật trông xấu tệ, bối cảnh nền trông rẻ tiền, và cái cách mà các con trùm có thể giết bạn chỉ bằng một đòn đánh rồi bắt bạn chơi lại từ màn đầu tiên tỏ ra quá sức chịu đựng của bất cứ người chơi nào.

Mobile Suit Gundam: Crossfire

Mặc dù nhận được đánh giá khá tốt bởi tạp chí Famitsu khi được phát hành ở Nhật Bản, nhưng “Mobile Suit Gundam: Crossfire” lại gặp rất nhiều vấn đề khi được chuyển sang phiên bản tiếng Anh để phát hành ở phương Tây. Trò chơi có nền đồ họa kém, tỷ lệ khung hình bất ổn, điều khiển camera khó chịu, kết hợp cơ chế gameplay đơn giản lặp lại và một lối kể chuyện vô nghĩa. Là sản phẩm khởi đầu cho cả một thế hệ trên hệ thống PS3, tựa game này đã thất bại và thụt lùi so với những sản phẩm trên PS2 trước đó.

One Piece: Pirates’ Carnival

Khi bạn có một anime nổi tiếng và dài hơi như “One Piece”, chắc chắn bạn sẽ có hàng loạt video chuyển thể từ thương hiệu này. Và đương nhiên trong rất rất nhiều sản phẩm chuyển thể đó, một số sẽ lên đỉnh và một số sẽ xuống đáy ví như “Pirates’ Carnival”. Không đi theo phong cách hành động, hay đối kháng giống như hầu hết game “One Piece” khác, “Pirates’ Carnival” là một bộ sưu tập các mini-game theo kiểu bàn cờ, nhưng không hề thú vị, vui vẻ và mang tính kết nối bạn bè gì cả.

Golgo 13: Top Secret Episode

Về cơ bản, “Golgo 13: Top Secret Episode” là một tựa game rất có tham vọng ở thời điểm phát hành trên NES và Famicom năm 1988 với sự giới hạn nghèo nàn về công nghệ. Nó cố gắng xây dựng cốt truyện hay, mang tới một cuộc phiêu lưu về gián điệp, ám sát, độ súng và đủ chủ đề người lớn khác. Đáng tiếc ý tưởng đó dường như chỉ hoàn mỹ trên giấy chứ không hề qua bàn tay thực hiện của các nhà phát triển. Qua đó, người chơi được đón nhận một sản phẩm nửa mùa, đồ họa không đẹp, cách điều khiển lại khó khăn, màn chơi không được hợp lí.

Yu Yu Hakusho: Spirit Detective

Nếu một game có đồ họa xấu, nó có thể được tha thứ miễn là gameplay hay. Nếu một game có âm thanh không hay, ta có thể tắt tiếng và bật nhạc bên ngoài. Nếu một game có đồ họa xấu, âm thanh chán, và chơi cũng dở thì bạn không có phương pháp nào để cứu chữa. Đó chính là trường hợp của “Yu Yu Hakusho: Spirit Detective” trên hệ máy GBA. Mặc dù trò chơi bán khá chạy ở Bắc Mỹ (vì nó là game “Yu Yu Hakusho” duy nhất được phát hành ở đây), nhưng điều đó vẫn không thể khiến người ta quên đi những điểm tệ hại của nó.

Attack on Titan: Humanity In Chains

Kể từ khi bản anime “Attack on Titan” nhận được thành công vang dội, ta đã biết chắc rằng nó sớm muộn sẽ có phiên bản chuyển thể thành video game. Thật không may, phiên bản năm 2015 mang tên “Attack on Titan: Humanity In Chains” dành cho hệ thống 3DS đã khiến nhiều fan phải thất vọng. Mặc dù có hệ thống âm nhạc, âm thanh và cả giọng lồng tiếng nhân vật y hệt anime, tựa game này nhanh chóng làm người chơi phát ngán với cơ chế gameplay không thực hấp dẫn, đồ họa cũng không thực chi tiết.

Theo Myanimelist

5 nữ diễn viên lồng tiếng anime hay nhất theo sinh viên Nhật Bản