Top 10 anime tuyệt vời và độc đáo khiến người xem phải suy ngẫm

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 11/10/2016 0:00 AM

Đối với những người thích thử thách, hoặc những người thích một chút hiện thực táo bạo, xem những anime khiến cho não bộ phải hoạt động hết công suất.

Một trong nhiều khía cạnh của việc thưởng thức anime đến từ việc cảm thấy vui vẻ trong khi xem, nhưng đó không phải là điều duy nhất. Đối với những người thích thử thách, hoặc những người thích một chút hiện thực táo bạo, xem những anime khiến cho não bộ phải hoạt động hết công suất để tìm ra thông điệp mà bộ anime đang cố gắng truyền tải là sự thích thú vô địch so với các thể loại khác.

Nó vừa là thách thức vừa là sự thỏa mãn khi thưởng thức một tác phẩm được đầu tư đưa vào cốt truyện tuyệt vời và những suy ngẫm, trong khi nó có thể cực kỳ u ám, nhưng khi nó kết thúc người xem tìm được một điều mới mẻ và đáng suy ngẫm.

Dưới đây là 10 tựa anime đáng suy ngẫm đến từ nhiều thể loại và bối cảnh khác nhau có thể sẽ khiến bạn hứng thú:

10. No. 6

Số tập: 11

Thời gian lên sóng: 7/2011 – 9/2011

“No. 6” là tên tựa đề và cũng là tên của một thành phố, bối cảnh chính diễn ra câu chuyện trong anime này. Ở đó, “No. 6” là một thành phố đặc biệt, được vây quanh bởi những bức tường, an toàn khỏi những mối nguy hại bên ngoài, là một thiên đường không có nghèo đói, xung đột hay bất cứ vấn đề gì cả. Khán giả sẽ được theo chân chàng trai trẻ Shion, một công dân ưu tú của thành phố nhưng mọi thứ đã thay mãi mãi kể từ khi cậu ta giải cứu một cậu bé bí ẩn có tên là Nezumi.

Hai người dần dần khám ra những bí mật đen tối đang được che giấu bởi hội đồng thành phố, sự thật về vùng bình địa bên ngoài bức tường thành phố. Thông qua câu chuyện đó, khán giả sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về cách thức xã hội hoạt động, những điểm được và mất khi cố gắng tạo ra một chốn thiên đường, những giá trị về đạo đức và bí mật tương phản lẫn nhau.

9. Gatchaman Crowds

Số tập: 12

Thời gian lên sóng: 7/2013 – 9/2013

Tưởng như lại một show anime siêu anh hùng hào nhoáng, hài hước nhưng không, “Gatchaman Crowds” tập trung vào một câu hỏi cực kỳ quan trọng ở phần kết: chính xác thì điều gì làm nên một anh hùng? Nhân loại có nên sở hữu được sức mạnh để giải quyết những vấn đề không phải của mình không? Điều gì làm nên một xã hội? Đó chính là những dạng câu hỏi sẽ xuất hiện trong tâm trí bạn khi xem theo dõi anime này. Mặc dù sự vui nhộn ghi điểm với hình ảnh đẹp mắt, tạo hình nhân vật hấp dẫn, diễn viên lồng tiếng hàng đầu nhưng điểm cao nhất nằm ở cốt truyện đáng suy ngẫm của nó. Vừa vui mắt lại vừa yêu cầu hoạt động não bộ, còn gì hơn nữa?

8. Psycho-Pass

Số tập: 22

Thời gian lên sóng: 10/2012 – 3/2013

“Psycho-Pass” vừa là anime hành động vừa lai tâm lý khoa học viễn tưởng đạt giải thưởng tác phẩm xuất sắc nhất năm 2013 của tạp chí Newtype, có lẽ đây là tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Urobuchi Gen. Cũng như các tác phẩm khác của ông, “Psycho-Pass” đào sâu và chất vấn bản chất thật của nhân tính. Cùng lúc đó, cốt lõi của series này tập trung vào sự trả thù, mảng trắng đen bất phân của đạo đức khiến cho khán giả thấy khó khăn không biết ủng hộ nhân vật chính diện hay phản diện.

Liệu hệ thống pháp luật duy trì trật tự của xã hội bằng cách hạn chế nó, có thực công bằng? Hay liệu sẽ tốt hơn nếu nhân loại giành lại quyền tự do hoàn toàn, và trong quá trình đó từ bỏ hoàn toàn khái niệm về một thiên đường cho một cộng đồng hòa bình?

7. Terra E… (Toward the Terra)

Số tập: 24

Thời gian lên sóng: 4/2007 – 9/2007

“Terra E…” không chỉ đơn giản nói về mâu thuẫn và chiến tranh trong không gian; nó còn nói về chủng tộc và chính trị, sự loại trừ và sự diệt vong, mối quan hệ của nhân loại và công nghệ. Qua sự trưởng thành của hai nhân vật chính Jomy và Keith thuộc về hai bên chiến tuyến - Mu và con người, “Terra E…” đã thêu dệt nên một cốt truyện sử thi dài 20-30 năm với vô số nhân vật và cuộc đời của hai chủng loại khác biệt.

Diễn ra ở một thế giới viễn tưởng, nhưng những chủ đề và cảm xúc “Terra E…” mang đến gần với thực tế hơn bao giờ hết - nạn phân biệt chủng tộc, âm mưu chính trị, sự sống còn, hệ tư tưởng và tín ngưỡng tôn giáo. Tất cả chủ đề này đều là vấn đề chính của cả hai bên đối lập, đánh dấu sự thiếu hiểu biết, mù quáng, nỗi đau và mất mát của mỗi bên. Một thiên sử thi kết thúc với một cảm giác thỏa mãn sâu sắc mặc dù cũng có đau đớn và buồn bã, một chút hy vọng trỗi dậy hiếm hoi từ một thể loại anime tăm tối và bi kịch.

6. Jinrui wa Suitai Shimashita (Humanity has Declined)

Số tập: 12

Thời gian lên sóng: 7/2012 – 9/2012

Anime này đem đến một bức tranh châm biếm, cay độc về nhân loại thực hiện nay với cơ man vô số vấn đề xã hội. Với sự phóng đại hài hước về những thứ kỳ lạ, không thể lý giải được, “Jinrui wa Suitai Shimashita” khiến ta bật cười và khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về thế giới và con người hiện giờ. Một cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt với những vấn đề đáng suy ngẫm, lại có hình ảnh rực rỡ và dễ thương, nhân vật chính và phong cách hài mới lạ, chất lượng diễn viên lồng tốt, đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo, xem nhẹ nhàng nhưng vẫn được động não.

5. Eve no Jikan (Time of Eve)

Số tập: 1 phim dài

Thời gian phát hành: 3/2010

“Eve no Jikan” gợi ý khả năng ngày người máy hoàn toàn thâm nhập vào đời sống thường nhật của xã hội chúng ta có lẽ sẽ không xa vời. Với hướng đi và đồ họa độc đáo, nó cố nắm bắt một cái nhìn với hàm ý sâu xa về tương lai và hậu quả khi ranh giới giữa nhân loại và người máy gần như trở nên vô hình. Khán giả sẽ được biết khía cạnh có nhân tính của người máy, và nó buộc ta đặt ra câu hỏi: Vậy điều gì khiến cho con người là con người? Điều gì khiến chúng ta khác biệt với những vật thể phi nhân loại trông giống như chúng ta kia? Và điều gì làm cho chúng ta tốt hơn? Và nếu như không có gì khác biệt cả, thì có tồi tệ lắm không? “Eve no Jikan” không chỉ đưa ra một bài tập triết lý cho trí não, nó còn khiến bạn cảm động với những câu chuyện của nhân vật chính nữa.

4. Kara no Kyoukai (The Garden of Sinners)

Số tập: 8 phần phim dài

Thời gian phát hành: 2007 - 2013

Hãng “Type-Moon” được biết đến nhiều nhất cho series “Fate”, nhưng anime đặc biệt này là một trong những dự án tăm tối, ít được biết hơn của hãng này, và thường được fan Type-Moon gọi là Nasu-verse. “Kara no Kyoukai” là một anime dành cho lứa tuổi trưởng thành đặc biệt tăm tối, làm nổi bật những chủ đề như đa nhân cách, hiếp dâm, ma túy, giết người và sự dã man cùng một số khái niệm triết lý bạn có thể đã quen thuộc nếu bạn là fan của hãng

Mối quan hệ giữa hai nhân vật chính Mikiya và Shiki là một mối quan hệ tâm lý, đặc biệt là với chứng rối loạn đa nhân cách của Shiki. Nó khiến cho bạn tự vấn chính lập trường của mình nếu bạn thấy điểm tương đồng với nhân vật. Chắc chắn là một series nặng đô, khó xem nhưng hoàn toàn tuyệt vời.

3. Soukyuu no Fafner (Fafner in the Azure)

Số tập: 25

Thời gian lên sóng: 7/2004 – 12/2004

Tác giả Ubukata Tou đưa rất nhiều khái niệm về thuyết hiện sinh vào “Soukyuu no Fafner”, đầu tư nó cùng với sự trưởng thành và phát triển của cả tuyến nhân vật lẫn xây dựng thế giới quan. Trong khi những cảnh hành động và thiết kế mecha cực hấp dẫn, nhưng sự xuất sắc nhất của anime này nằm ở câu chuyện cực kỳ phức tạp nhưng đồng thời vô cùng xúc động của nó. Nó luôn luôn đặt câu hỏi về ý nghĩa của sự tồn tại và hư vô, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn và việc có lựa chọn như một trong đặc quyền của nhân loại, và hơn nữa là việc những kết quả của lựa chọn ấy sẽ hình thành nên thế giới.

Nó đối mặt với khái niệm như lương tâm của cộng đồng và cá thể, nỗi đau, mất mát và lưu giữ nhưng ký ức sống mãi, cũng như các tác giả của anime đã nói, “Soukyuu no Fafner” miêu tả một câu chuyện khi con người phải phải liều lĩnh bảo vệ cuộc sống của mình. Mặc dù có nhiều cái chết và cuộc tàn sát, “Soukyuu no Fafner” vẫn là một câu chuyện về tầm quan trọng của việc sống và còn sống, không chỉ khiến bạn suy ngẫm thôi đâu mà còn xé tim bạn thành nhiều mảnh luôn đấy.

2. Mardock Scramble

Số tập: 3 phần phim dài

Thời gian phát hành: 2010 - 2012

“Mardock Scramble” không chỉ đề cập đến những chủ đề hết sức 18+ mác người xem cần phải có đầu óc thoáng một chút như hiếp dâm, tính dục và bạo lực, nó còn đem đến một câu hỏi thú vị để suy nghĩ: việc sống có ý nghĩa gì? Thông qua nhân vật Rune Balot, một câu chuyện được kể về một người được tái sinh và câu hỏi được đặt ra liệu đây có phải là một điều tốt? Những khía cạnh tâm lý của series cũng được nhấn mạnh qua nhiều hình tượng - giấc mơ của Rune Balot, tạo hình của vô số kẻ thù của cô ta, sự xuất hiện của Tweedledee và Tweedledum trong phần hai của phim. Tất cả đều được gói gọn trong phong cách hoạt hình tuyệt đẹp của GoHands, kỹ thuật diễn chất lượng của diễn viên lồng tiếng. Đây là một series phim anime rất đáng để xem dành cho mọi fan thích anime tâm lý cân não và xây dựng thế giới quan tuyệt vời.

1. Shin Sekai Yori (From the New World)

Số tập: 25

Thời gian lên sóng: 9/2010 – 3/2011

“Shin Sekai Yori” là một anime kinh dị nhưng cũng đồng thời có tính chất kỳ bí, giả tưởng và tâm lý với một chút nhẹ thần thoại Nhật Bản. Nhưng nói chung, nó mang lại một anime về việc nhân loại liều mình duy trì nền hòa bình, dù cho nó có là kết quả của một hệ thống thối nát và đạo đức có vấn đề. Thật khó để đề cử anime này mà không tiết lộ hết bí mật của nó. Đây là một series cực tăm tối khiến bạn nghi ngờ bản chất của con người và con người ta sẽ đi xa đến đâu để có được những gì mình muốn cho dù nó kinh khủng đến thế nào.

Những gì làm nên trẻ em, và rồi đến một thời điểm chúng trở thành người lớn, phải mất đi những gì khi lớn lên cũng là một trong những điểm được nhấn mạnh của “Shin Sekai Yori”. Nó khiến bạn suy ngẫm nhưng cũng khiến cho người xem cũng toát mồ hôi khi theo dõi. Hình ảnh của anime có lẽ không phù hợp với nhiều người, sắc thái nghiêm túc và tăm tối của nó khá khó khăn để có thể vượt qua, nhưng nhìn chung đây là một anime khác biệt, độc đáo và cực kỳ hấp dẫn.

Theo Honeyfeed

Top anime xuất sắc nhất Nhật Bản giai đoạn 10/2015 - 9/2016 theo tạp chí Newtype