Tìm hiểu Cửu Dương Chân Kinh, môn nội công mạnh nhất trong tiểu thuyết Kim Dung

Nga0Du  - Theo Helino | 28/06/2018 05:23 PM

Tính đến thời Trương Vô Kỵ, Kim Dung có khẳng định rằng "Nên biết tất cả các loại nội công trong thiên hạ đều không vượt qua được Cửu Dương Thần Công"

Cửu Dương Chân Kinh là một bộ thần công do một tiền bối cùng thời với Ngũ Tuyệt viết ra. Vị tiên sinh này là một người vô cùng thông minh, cả đời nghiên cứu cả 2 Đạo Giáo lẫn Phật Giáo, trẻ thì làm đạo sĩ, già thì xuất gia ở Thiếu Lâm Tự, tuy nhiên ông vẫn không biết rõ là mình nên hướng về Đạo hay là Phật, cái nào sẽ tốt hơn.

Năm đó, ông đi ngang qua núi Tung Sơn, gặp được Vương Trùng Dương (lúc này có lẽ là không lâu sau kỳ Hoa Sơn Luận Kiếm I) và ông đã cùng với Vương Trùng Dương tỷ thí tửu lượng và thắng cuộc, được Vương Trùng Dương cho mượn đọc Cửu Âm Chân Kinh. Sau khi đọc xong, ông vô cùng bội phục võ công trong Cửu Âm Chân Kinh tuy nhiên ông vẫn không hài lòng về nó vì Cửu Âm Chân Kinh là võ học của Đạo Gia nên nó rất đề cao Lão Tử học (người khai sáng ra Đạo Giáo), và yếu chỉ võ học của Đạo Gia chú trọng “Dụng Nhu Khắc Cương” và “Lấy Âm Đả Dương”.

Cho đến khi xuất gia ở Thiếu Lâm Tự, vị tông sự này đã dùng chữ Hán viết lên bộ Cửu Dương Chân Kinh ở bên mép bộ kinh Lăng Già tiếng Phạn (gồm 4 cuốn). Quách Tương, Trương Tam Phong đã dựa trên nhưng gì mình nhớ và hiểu về bộ kinh này mà phát triển ra 3 bộ "Cửu Dương Kinh" của 3 phái, vừa giống nhau mà cũng khác nhau (Vốn là những mãnh ghép của bộ kinh ban đầu).

Gần 100 năm sau khi bộ kinh biến mất do bị trộm, Trương Vô Kỵ vô tình gặp được con Vượn Xám (Mắc xích của sự kiện Trộm Kinh) giờ đã thành 1 con Bạch Vượn do ăn Bàn Đào trong Sơn Cốc, sỡ dĩ không chết mà còn khỏe mạnh hơn ngoài chỗ bị thương trên bụng. Cũng nhờ đó, Trương Vô Kỵ đã luyện được bộ thần công đã biến mất 1 cách bí ẩn gần 100 năm nay.

Tuy không nhắc gì về những yếu chỉ Võ công nhưng nội lực do Cửu Dương Chân Kinh mang lại thì vượt xa Cửu Âm Chân Kinh. Trương Vô Kỵ chỉ tu tập 5 năm đã đạt đến hỏa hầu, có được 1 thân nội lực mà cả Dương Quá và Quách Tĩnh trước đó đã phải khổ luyện hơn chục năm mới đạt được. Tuy còn kém Trương Tam Phong 1 bậc về mặt tinh thuần do ông tu luyện cả trăm năm nhưng đương thời không thể tìm được kẻ thứ 2 sỡ hữu 1 nguồn nội lực “hùng cường vô lượng” như Trương Vô Kỵ. Với nguồn nội lực như vậy cộng với ngộ tính cao nên Trương Vô Kỵ có thể dễ dàng luyện được những môn võ công khác (Càn Khôn Đại Na Di, Thái Cực Quyền,...).

Cửu Dương Chân Kinh có cả Âm lẫn Dương, Nhu lẫn Cương, Âm Dương Nhu Cương cùng nhau hòa hợp để hỗ trợ cho nhau, so với võ học của Thiếu Lâm vốn chú trọng Dương Cương thì không giống, so với võ học của Đạo Gia chú trọng Âm Nhu (như Cửu Âm Chân Kinh) cũng chẳng phải. Cửu Dương Chân Kinh đi theo đường lối “Ta không đánh địch nhưng địch cũng không thể đánh ta”, dùng thần lực trong cơ thể phản chấn lại lực tấn công của đối phương. (Người dù hung ác tới đâu, Cốt sao chân khí ta sâu đủ rồi). Dù kẻ địch có mạnh mẽ đến bực nào, hung ác đến bực nào, cũng chỉ coi như gió mát thổi qua núi, trăng sáng chiếu trên sông, dẫu có chạm vào thân thể ta, nhưng không thể nào tổn thương ta được.

Tính đến thời Trương Vô Kỵ thì Kim Dung có khẳng định rằng "Nên biết tất cả các loại nội công trong thiên hạ đều không vượt qua được Cửu Dương Thần Công, còn Càn Khôn Đại Na Di là phương pháp vận kình sử lực, là tụ hội của tinh nghĩa mọi môn võ công. Nhất pháp thông, vạn pháp thông, thành thử mọi môn công phu trước mắt chàng giờ này không còn gì bí ảo". Cùng vì lẽ đó, Trương Vô Kỵ trở thành 1 tay tuyệt thế cao thủ dù tuổi đời còn rất trẻ.

(Tham khảo Kiếm Hiệp Kim Dung)