Thời xưa không có CGI, người ta đã làm kỹ xảo cho các phim câm như thế này

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 16/01/2017 09:30 PM

Sau đây là 12 tấm ảnh gif hé lộ kỹ xảo thực hiện một số cảnh quay kinh điển ở các bộ phim câm của Hollywood ngày xưa.

Ngày nay công nghệ làm phim là cực kỳ hiện đại giúp mang tới cho chúng ta những hình ảnh kỹ xảo không tưởng và gần như có thể biến mọi trí tưởng tượng thành hiện thực. Vậy còn ngày xưa thì thế nào? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng thắc mắc rằng ở thời kỳ đầu của điện ảnh, lúc chưa có màn hình xanh, công nghệ máy tính thì người ta thực hiện kỹ xảo phim như thế nào phải không? Sau đây là 12 tấm ảnh gif hé lộ kỹ xảo thực hiện một số cảnh quay kinh điển ở các bộ phim câm của Hollywood ngày xưa.

Safety Last! (1923)

Phim trường được xây dựng trên một nóc của một tòa nhà cao tầng trên đường và có độ cao vừa phải để diễn viên có thể trèo được và khi nhân vật trèo lên càng cao thì phim trường cũng được chuyển lên vị trí mộ tòa nhà cao hơn.

Ella Cinders (1926)

Hai nửa khuôn mặt nhân vật được quay tách biệt sử dụng một tấm kính matte (một loại kính không phản chiếu) được sơn đen che chắn một nửa khung hình. Đồng thời góc camera và khuôn mặt của nhân vật cũng phải được cố định khi quay.

Little Lord Fauntleroy (1921)

Để tạo được cảnh tường chừng không thể này, nhà quay phim lừng danh Charles Rosher đã cần sử dụng đến một bức tranh vẽ bóng hình nhân vật cực kỳ chi tiết trên một tấm kính, và sử dụng khung hình sắt để chặn camera không bị di chuyển. Dù chỉ kéo dài 3 giây nhưng cảnh quay này phải mất đến 15 giờ để hoàn thành chuẩn bị mọi thứ.

The Black Pirate (1926)

Camera và cánh buồm được đặt theo đúng góc và con giao của diễn viên được kết nối với một vật nặng giấu phía sau để làm đối trọng. Thêm nữa, người ta đã cần đến một cái cánh quạt máy báy để giữ cho tấm buồm được thổi căng.

Sherlock Jr. (1924)

Một cảnh quay khác cần sử dụng đến tấm kính matte sơn đen để che ống kính camera. Đầu tiên, nhân vật sẽ phi xe qua một cây cầu hoàn chỉnh, sau đó người ta sẽ quay riêng cảnh hai chiếc xe tải đi vào đúng vị trí chân cầu. Một điều quan trọng là làm sao căn thời gian cho thật chuẩn xác, không được lệch một chút nào cả.

Ben-Hur: A Tale of the Christ (1925)

Karl Struss, một nhà quay phim lừng danh khác đã phát triển một kỹ thuật sử dụng "colour filter" để hoàn thành kỹ xảo thay đổi sắc thái trên khuôn mặt nhân vật này.

Theo Iamag

Top 10 bộ manga dài nhất mà vẫn đang tiếp tục phát hành trong lịch sử