Xâm phạm bản quyền - Câu chuyện chưa hồi kết ở game Trung Quốc

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/12/2014 0:00 AM

Kể từ bắt đầu phát triển ngành game cho tới nay, chuyện vi phạm bản quyền trí tuệ đã trở thành một vấn nạn không nhỏ ở game Trung Quốc.

Đối với người trong ngành công nghiệp game mà nói, vi phạm bản quyền trí tuệ (Intellectual Property) luôn là một vấn đề nhức nhói và là hành vi được các nhà phát triển chân chính lên án rất nhiều. Đây là tình trạng thường xảy ra ở những thị trườn game vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ, trong đó điển hình có thể kể tới Trung Quốc với một thị trường tràn ngập các sản phẩm miễn phí.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kể từ bắt đầu phát triển ngành game cho tới nay, chuyện vi phạm bản quyền trí tuệ đã trở thành một vấn nạn không nhỏ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây và đặc biệt là năm 2014, các đơn vị chức năng của ngành game Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc họp lớn nhỏ nhằm đưa ra quy định chặt chẽ và có những biện pháp cứng rắn để khắc phục tình trạng trên, qua đó mang lại một môi trường phát triển “trong sạch” cho các nhà phát triển cạnh tranh.

Nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng và độ phổ biến internet ở mọi địa phương như hiện nay, ngăn chặn vi phạm bản quyền là một vấn đề hết sức khó khăn bởi số lượng sản phẩm trôi nổi nhiều không kể xiết. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về câu chuyện vẫn chưa có hồi két ở thị trường game online lớn nhất thế giới này.

Đối tượng xâm phạm nhiều

Trong vai trò là một phân nhánh quan trọng của ngành internet, lĩnh vực game luôn là một điểm nóng phát sinh vi phạm bản quyền trí tuệ. Nhưng do nhu cầu của việc phát triển game mobile đối với bản quyền trí tuệ trong vài năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà phát triển game Trung Quốc bắt đầu mua bản quyền trí tuệ của các sản phẩm văn hóa nổi tiếng như phim ảnh, manga/anime…, qua đó phần nào đã nâng cao ý thức chung của mọi người trong ngành.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lợi ích của từng công ty sẽ thúc đẩy hướng đi của toàn ngành, về cơ bản thì đây là một chuyện tốt. Nhưng do kỹ thuật xâm phạm bản quyền trong ngành game không khó, kết hợp thêm với hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ và rõ ràng, mà luôn có những người sẵn sàng chập nhận rủi ro và khiến cuộc chiến để làm “trong sạch” ngành game Trung Quốc sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, các hệ thống dễ phục chế ở sản phẩm trong ngành game như giao diện màn hình, mô hình nhân vật, cơ chế gameplay đều tương đối dễ phục chế khiến cho quá trình xâm phạm càng đơn giản. Hơn nữa, đơn vị xâm phạm chỉ cần tiến hành thay đổi một chút về đồ họa, tạo hình và gameplay là đã khó bị công nhận xâm phạm trên mặt pháp lý; và mở rộng phạm vi bảo hộ bản quyền trí tuệ cũng có khả năng phát sinh ra vấn đề giết chết những ý tưởng mới mẻ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nói đến cuối cùng, khi mà cả mặt kỹ thuật và pháp luật đều không thể bảo vệ hoàn toàn khỏi chuyện xâm phạm bản quyền, các công ty phát triển game chỉ có thể tự thân ra sức bảo vệ thành quả của mình mà thôi.

Kiện thắng rồi thì sao?

Trong năm 2014, thị trường game Trung Quốc có không ít những phi vụ kiện cáo xoay quanh vấn đề xâm phạm bản quyền với người bị hại là những công ty game uy tín như Blizzard, NetEase… Đương nhiên, công lý đã đứng về phía những nhà phát hành chân chính, và các công ty xâm phạm bản quyền đều đã phải trả giá.

Nhưng trên thực tế, cái giá thắng kiện lại chẳng đáng là bao, khi quá trình kiện tụng có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài, đến lúc đó các “game rởm” đã tự chết từ bao giờ, hoặc nếu chưa chết thì cũng kiếm đủ để trả cái phí bồi thường thiệt hại khoảng vài chục vạn tệ hay thậm chí là 100 vạn tệ (khoảng 3,5 tỷ VNĐ) cho chính chủ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhìn chung, kinh nghiệm và hệ thống pháp luật của Trung Quốc hay nhiều phương diện khác đối với vấn đề bản quyền trí tuệ hẵng còn lạc hậu so với những quốc gia phát triển trên thế giới. Ngoài việc lợi những thủ đoạn trong kinh doanh để đào thải các kẻ xâm phạm ra, các công ty game Trung Quốc sẽ còn phải “chịu đắng nuốt cay” cho đến khi hệ thống pháp luật được hoàn chỉnh.

Không phải bản lậu nhưng cũng đừng “chà đạp” chính bản

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của người chơi mà nói, những người lạm dụng hay “chà đạp” chính bản thì còn đáng lên án và đáng hận hơn của những người xâm phạm bản quyền. Thử hỏi, ai mà chịu được khi nhìn thấy một bộ manga gắn liền với tuổi thơ hay một bộ phim mà mình yêu thích bị cải biên thành một tựa game ngớ ngẩn?

Trong thời kỳ game mobile phát triển như vũ bão hiện nay, đặc biệt là ở Trung Quốc với hàng nghìn game mobile ra đời trong một năm, ta có thể nhận thấy sự khai thác quá độ của các hãng phát triển đối với những dòng sản phẩm có bản quyền trí tuệ nổi tiếng ví như Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện vốn là thể loại RPG trên PC thì cải biên gameplay hỗn tạp với các yếu tố từ I Am MT + Đại Trưởng Môn + Đao Tháp Truyền Kỳ, biến Slam Dunk thành game thẻ bài…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù, các game ở trên đều có tiếp nhận bản quyền đàng hoàng từ chính bản, nhưng lại chẳng chịu đầu tư gameplay “đáng đồng tiền bát gạo” mà chỉ lợi dụng thương hiệu để kiếm lời thật nhanh thì thật quá đáng tiếc. Do vậy, đôi khi những fan thực thụ lại chẳng muốn các hãng game mua bản quyền trí tuệ một tác phẩm nào đó về để rồi lại “chà đạp” chúng một cách đáng ghét.

 

>>Trung Quốc có đang bí mật phát triển game console?