Vì sao người dùng ứng dụng game mobile miễn phí không chi tiền?

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 09/01/2016 0:00 AM

Trái ngược với mô hình trả phí trước, những ứng dụng game mobile F2P thành công đều coi trọng cả 2 nhóm người dùng chi tiền và không chi tiền như nhau.

Các nhà phát triển ứng dụng F2P thường không đối xử "công bằng" với mọi người dùng. Một số đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi chỉ tập trung vào nhóm người dùng có thực hiện thanh toán in-app, và bỏ qua những người dùng không chi tiền.

Theo quan điểm thông thường, có vẻ như những khách hàng (hay người chơi) dùng ứng dụng miễn phí chẳng khác gì những kẻ "kí sinh", không có giá trị, và đầu tư nguồn lực của công ty vào họ sẽ chỉ lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, cũng như nhóm người dùng chi tiền, những người dùng miễn phí này có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với các nhà phát triển ứng dụng.

Trái ngược với mô hình trả phí trước, những ứng dụng F2P thành công đều coi trọng cả 2 nhóm người dùng chi tiền và không chi tiền như nhau.

Các ứng dụng shareware đều đang cạnh tranh người dùng bằng cách mua rất nhiều đường truyền, thực hiện các chiến dịch quảng cáo quy mô lớn, địa phương hóa cho mọi ngôn ngữ phổ biến để mở rộng thị trường. Mỗi người dùng không trả phí trước tiên là một người dùng đã được thu hút. Dù họ có chi tiền vào ứng dụng hay không, thì đây vẫn là tài sản quan trọng nhất của bạn. Những người dùng này phải được đối đãi tương tự như nhóm người dùng đã thu được lợi ích kinh tế trực tiếp.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Shareware là một loại phần mềm độc quyền được cung cấp miễn phí cho người dùng (lúc ban đầu), họ được cho phép và khuyến khích tạo ra và chia sẻ những bản copy của chương trình, giúp phân phối nó rộng rãi ra thị trường.

Mọi người dùng miễn phí đều là khách hàng tiềm năng của bạn. Mọi mối đầu tư lớn vào ứng dụng đều bắt đầu với việc tải về và sử dụng nó miễn phí.

Quá cố gắng "hút máu" người chơi miễn phí - lựa chọn phản tác dụng?

Thử tưởng tượng xem, bạn bước vào một cửa hàng để lựa chọn hàng hóa, và có một người bán hàng quá "nhiệt tình" luôn theo sau bạn, nhắc liên tục rằng tại sao bạn chưa chọn mua thứ gì, khi đó, liệu bạn sẽ ở trong cửa hàng đó bao lâu?

Những người dùng miễn phí cũng cảm thấy tương tự như trong hoàn cảnh trên. Nếu như họ chưa thực hiện khoản chi trả in-app đầu tiên, chưa gắn kết mình với nội dung của ứng dụng, chưa cảm thấy tầm quan trọng trong quá trình phát triển của chính mình, có nguy cơ cao là bạn sẽ đánh mất họ nếu áp đặt lên một chút áp lực dù là nhỏ nhất. Quá nhiều quảng cáo hoặc lời giới thiệu những tính năng đặc biệt vĩnh viễn chắc chắn sẽ mang đến rủi ro. Bạn có thể sẽ làm họ hoảng sợ chạy mất, thay vì rút được tiền từ túi họ. Mặc dù tỷ lệ người dùng chi tiền có thể sẽ tăng lên, song tỷ lệ duy trì người dùng sẽ giảm xuống, kéo theo đó là số lượng người dùng ứng dụng, và tất nhiên sẽ là cả lợi nhuận của bạn.

Đại đa số người dùng thuộc nhóm miễn phí, chiếm tới 90 - 95%. Họ là trái tim, là nguồn sống chính của bạn, và nếu như không có họ, mức độ nổi tiếng của bạn sẽ rớt xuống tận đáy.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thu hút những người dùng "hào phóng" và cải thiện chỉ số IAP (Thanh toán in-app) để tăng lợi nhuận trực tiếp tất nhiên là quan trọng, nhưng bạn không bao giờ được bỏ qua nhóm người dùng miễn phí. Bạn phải nghiên cứu, phải nắm bắt được tâm lý của họ, để xem xem, mình có thể mang đến cho họ điều gì để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Biết đâu trong số đó, sẽ có không ít "đại gia ngầm".

Nếu như số lượng người chơi chuyển sang chi tiền vẫn còn thấp, bạn cần phải cân nhắc xem mối quan hệ giữa IAP và nội dung miễn phí của ứng dụng là như thế nào. Nếu người dùng không từ bỏ ứng dụng của bạn sau một tuần, nhưng vẫn chưa chi tiền thật vào đó, điều này có nghĩa là họ khá thoải mái với nội dung miễn phí mà bạn cung cấp, và họ thấy không cần thiết phải chi tiền để mở rộng trải nghiệm của mình.

Vì sao người dùng không chi tiền:

- Cửa hàng ẩn. Có hai mặt của vấn đề mà bạn cần xem xét: đầu tiên - khi mà người dùng cảm thấy thoải mái mà không cần chi tiền, và thứ hai - khi họ không biết phải chi tiền ở đâu trong ứng dụng, hay thậm chí không biết là có thể dùng tiền thật ở đây. Người dùng phải vào được cửa hàng và thực hiện thanh toán trên mọi màn hình, bởi lẽ chúng ta không thể biết được khi nào họ sẽ quyết định bỏ tiền thật mua một thứ gì đó trong ứng dụng.

- Ứng dụng có quá nhiều phần thưởng, như vậy quá trình tiến triển của người dùng sẽ khá trơn tru mà không cần phải chi tiền thật vào.

- Những khoản thanh toán in-app không phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của người dùng. Nếu như người dùng của bạn không chỉ muốn mở khóa nội dung mới mà còn muốn vô hiệu quảng cáo nữa thì sao? Hãy suy nghĩ về điều đó và giới thiệu đến cho họ thông qua IAP.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Lợi ích từ IAP là chưa đủ. Đây là vấn đề phổ biến nhất: giá của các khoản thanh toán in-app quá cao so với lợi ích mà nó mang lại, vậy nên người dùng sẽ không sẵn sàng đổi nó bằng một khoản tiền lớn.

- Game mobile của bạn có thể dễ dàng bị "hack" phần nội dung đặc biệt mà không phải chi tiền. Vậy nên hãy chú ý tới vấn đề an ninh của ứng dụng, trước khi vấn đề đó xảy ra trên quy mô lớn.

Nhưng kể cả khi bạn không bao giờ rút được xu nào từ túi của những người dùng này, họ vẫn sẽ là một nguồn lực giá trị cho ứng dụng của bạn.

Hãy quay trở lại với cảnh tượng cửa hàng trong đời thực. Một nơi luôn luôn đông đúc khách hàng, chắc chắn sẽ thu hút những khách hàng mới, đơn giản là vì nó nổi tiếng. Điều này cũng đúng với bất kỳ ứng dụng nào với yếu tố xã hộ, bởi lẽ minh chứng tốt nhất cho chất lượng của một sản phẩm cho xã hội là sự chấp thuận và sử dụng của số đông.

Nếu như tất cả những người bạn không trả phí của mình từ bỏ ứng dụng, khả năng cao là bạn cũng sẽ dừng sử dụng nó (kể cả nếu bạn đã đổ hàng ngàn đô vào đây).

Những người dùng miễn phí cung cấp sự quảng cáo lan truyền cho ứng dụng thông qua các mạng xã hội và truyền miệng. Sự lan truyền này tăng đường truyền hữu cơ của ứng dụng, đồng nghĩa với việc giảm chi phí quảng bá và kéo theo đó là tăng lợi nhuận cuối cùng. Ví dụ như Candy Crush, bên cạnh luồng người dùng mới thu hút được từ quảng bá có chủ đích, họ còn có thêm một lượng người dùng mới ổn định từ tác động của nhận diện thương hiệu. Cả thị trường đều nhận thức được sự phổ biến của tựa game này, và rất nhiều người sẽ tải nó về chỉ để xem xem thứ mà ai cũng chơi là như thế nào.

Bên cạnh đó, trong hầu hết các game multiplayer, những người chơi miễn phí là yếu tố tác động lớn đến những người chơi chi tiền vào game, khiến họ muốn chi tiền nhiều hơn.

Thay vì luôn luôn cố gắng "hút máu" những người chơi miễn phí và có thể sẽ dọa họ chạy mất, sẽ là hợp lý hơn nếu các nhà phát triển tìm ra những cách mới để tăng sự gắn bó của họ với ứng dụng, với mục đích kéo dài chu kỳ tồn tại của họ, và có thể sẽ khiến họ chi tiền một lúc nào đó về sau. Hoặc khai thác được lợi ích tối đa từ họ thông qua việc thu hút người dùng mới hay hiển thị quảng cáo.

Theo Gamasutra

 

Ba ông lớn ngành game Hàn Quốc khẳng định mở rộng hoạt động năm 2016