Trung Quốc săn tìm bản quyền game Nhật Bản

Dr.Jackal  - Theo PLXH | 28/09/2014 10:13 PM

Tại Tokyo Game Show 2014 vừa qua, các công ty game Trung Quốc đã cất công sang tận Nhật Bản để săn tìm thu mua bản quyền game hay manga/anime.

Đối với ngành game thế giới mà nói, Tokyo Game Show luôn là một sự kiện rất quan trọng và có tầm ảnh hướng lớn, đặc biệt là tới thị trường game console như PlayStation hay Xbox. Do có tính chất đặc thù như thế mà nó thường không cuốn hút đối với những nước chú trọng thị trường game online như Trung Quốc hay Hàn Quốc.

Tokyo Game Show 2014

Tokyo Game Show 2014

Tuy nhiên theo thông tin từ nhân sĩ trong ngành game Trung Quốc cho biết, tại Tokyo Game Show 2014 vừa qua có rất nhiều người đại diện cho các công ty game Trung Quốc đã cất công sang tận Nhật Bản để “thu mua” bản quyền game hay manga/anime. Và đương nhiên, người Nhật Bản cũng không tội gì mà qua những “miếng thịt mỡ” đầy tiềm năng này. Vậy rốt cuộc thì Tokyo Game Show 2014 đã có ảnh hưởng gì tới ngành game Trung Quốc?

1. Các thương hiệu game console lớn đang nhắm vào thị trường Trung Quốc

Sau khi Microsoft chính thức công bố chi tiết lộ trình đưa hệ thống Xbox One thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Sony đang tích cực tiếp cận với ngành game Trung Quốc để mở đường thuận lợi cho PlayStation 4, và chắc chắn rằng sớm muộn gì thì “ông trùm” Nintendo cũng sẽ mang Wii U tới xâm lấn thị trường đại lục.

Tokyo Game Show 2014

Tokyo Game Show 2014

Đối với người trong ngành game Nhật Bản mà nói, Trung Quốc có thể coi là một mảnh đất màu mỡ chưa được “khai hoang” vậy, và có thể hợp pháp thâm nhập thị trường này là điều các thương hiệu game console lớn đã kỳ vọng bấy lâu nay.

Trong thời gian diễn TGS 2014 vừa qua, hàng loạt các sản phẩm mới được giới thiệu như God Eater 2: Rage Burst, Toukiden: Kiwami, Gundam Breaker 2, The Order 1886, Bloodborne, Resident Evil: Revelations 2, Yakuza Zero… đều có công bố phiên bản tiếng Trung là minh chứng cho thấy quyết tâm của các nhà phát triển game console đối với thị trường Trung Quốc.

Tokyo Game Show 2014

Tokyo Game Show 2014

Nhưng phía các doanh nghiệp game Trung Quốc lại không mấy mặn mà với game console, trên thị trường cũng rất ít thấy quảng cáo game console càng khiến cho thị phần này thiếu đi sức ảnh hưởng. So với chi phí phát triển cao và đòi hỏi kỹ thuật tốt ở game console thì chắc chắn game mobile sẽ thu hút được tầm ngắm của đại đa phần công ty game Trung Quốc hơn.

2. Liên tục phát triển phần tiếp theo để tăng tính tuần hoàn thương hiệu

Ở thị trường game Trung Quốc, mối lo ngại nhất đối với người phát triển chính là vấn đề bản quyền, nó đáng sợ đến độ hôm trước bạn vừa làm ra một sản phẩm thành công thì qua một đêm là đã có vô số sản phẩm “nhái” ra lò. Ở TGS 2014 vừa qua, những thương hiệu có bản quyền lâu năm của game Nhật Bản như Final Fantasy, Shin Megami Tensei, Dynasty Warriors… đều cho ra mắt sản phẩm mới.

Tokyo Game Show 2014

Tokyo Game Show 2014

Sáng tạo một thương hiệu sản phẩm có bản quyền trí tuệ hoàn toàn mới sẽ rất tốn kém và đối mặt với nhiều rủi ro, do đó mà phát triển phần tiếp theo và kinh doanh thương hiệu đã trở thành nguyên nhân chính giúp duy trì tính tuần hoàn của ngành game Nhật Bản bấy lâu nay. Nếu được trực tiếp tham dự TGS, bạn sẽ thấy rằng các hãng game Nhật rất chú trọng đến việc trình diễn game, cho khách tham quan chơi thử sản phẩm hay họp báo với game thủ để nuôi dưỡng tình cảm và sự trung thành của fan hâm mộ. Đây là những điểm mà ngành game Trung Quốc còn thiếu sót và nên học tập.

3. Xu hướng game mobile tăng cao, song hành cùng game console

Năm 2014 không chỉ là quãng thời gian dành riêng cho game mobile Trung Quốc, từ số lượng game trên iOS và Android tham dự TGS 2014 có thể thấy rằng, làn sóng game mobile đang ảnh hưởng tới mọi nhà phát triển game trên thế giới. Ngoại trừ những công ty chuyên game mobile như GREE, DeNA hay Colopl…, chúng ta có thể thấy rằng ngay đến những công ty game truyền thống như Konami, Square Enix, Sega cũng đang ngày càng chú trọng đầu tư vào game mobile. Chính vì thế mà ở hội chợ lần này đã có rất nhiều người trong ngành game Trung Quốc đã lặn lội sang Nhật Bản để mua bản quyền sản phẩm.

 

>>Blizzard khai tử game online trị giá nghìn tỷ sau 7 năm phát triển