Tại sao game miễn phí không thể thống trị tất cả?

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 26/06/2014 0:00 AM

Dưới những cuộc xâm lăng không ngừng nghỉ của game miễn phí, nhiều người đã rằng nói hình thức free-to-play sẽ bao phủ toàn bộ ngành game.

Dưới những cuộc xâm lăng không ngừng nghỉ của game miễn phí (free-to-play) vào thị trường trong vài năm trở lại đây, nhiều vị CEO trong ngành công nghiệp game thế giới đã đưa ra phát biểu rằng hình thức free-to-play sẽ bao phủ toàn bộ ngành game.

Trong ngữ cảnh như chuyện cổ tích đó, tất cả game sẽ miễn phí trên tất cả các nền tảng, loại bỏ hoàn toàn hàng rào giá cả đã giữ ngăn mọi người có cơ hội thử nghiệm những sản phẩm tuyệt vời. Hàng tỉ người trên thế giới có thể chơi game và một bộ phận sẽ vui vẻ trả tiền để nhận lại một cái gì đó, và nguồn lợi nhuận sẽ luôn tuôn trào, và rồi tất cả chúng ta sẽ sống hạnh phúc mãi mãi.

Clash of Clans
Clash of Clans

Thế nhưng ngành công nghiệp game đã phải tỉnh giấc, hoặc ít nhất là bớt mơ mộng tới điều không tưởng hơn khi đương đầu với tình hình thực tế. Free-to-play là một mô hình kinh doanh rất thành công đối với một số sản phẩm ví như Clash of Clans, Candy Crush Saga ở nền tảng mobile, FarmVille ở nhóm game social, hay World of TanksLeague of Legends ở nhóm game online. Các sản phẩm này đều kiếm được hàng tỷ USD lợi nhuận, và tất cả chúng đều miễn phí, không phải lo lắng nhiều vấn đề vi phạm bản quyền.

Tuy nhiên, trong thực tế thì free-to-play không phải là mô hình kinh doanh duy nhất dẫn tới thành công ở thời nay. Không phải sản phẩm nào cũng có thể gò mình vào mô hình này, và không phải nhà phát triển nào cũng sẵn sàng đương đầu với những vấn đề liên quan tới nó. Có một vài nền tảng game không thực sự thích hợp với game miễn phí, và thậm chí là các game trả phí cũng đang dần dần quay lại với nền tảng mobile. Một số nhà phát triển cũng đã lên chính thức tiếng phàn nàn về mô hình kinh doanh này. Có thể ví von rằng free-to-play là một chiếc xe tốt, nhưng không phải game nào cũng là con đường nhựa phẳng lì.

Quang cảnh một hàng net tại Trung Quốc
Quang cảnh một hàng net tại Trung Quốc

Game miễn phí là một sự đổi mới thời gian gần đây, ít nhất là dưới vai trò của một mô hình kinh doanh thành công cao. Trên thực tế, chúng ta đã có những game online miễn phí ở hàng thập kỷ trước, nhưng chúng đều không phải nguồn thu lợi nhuận lớn (chủ yếu là của một cá nhân hoặc dùng để thu hút người dùng tới một trang web nào đó). Biến game miễn phí trở thành một công cụ thu lợi nhuận khổng lồ thì đó là một phát minh đến từ châu Á.

Game miễn phí đã rất thành công ở Hàn Quốc và Trung Quốc bởi vì chúng rất phù hợp với thị trường nơi đây, về cả mặt nền tảng và mong muốn của bộ phận người chơi là chi ra từng khoản nhỏ trong quá trình trải nghiệm game, thay vì bỏ ra cả cục tiền ngay từ đầu.

SimCity Social
SimCity Social

Facebook là một người đi tiên phong áp dụng rộng rãi mô hình free-to-play. Các game social trên Facebook đã trở thành những món hàng siêu lợi nhuận đối với nhiều công ty thông qua việc tiếp cận dễ dàng tới hàng trăm triệu người sử dụng, kết hợp với đó là không phải trả phí nền tảng. Tất nhiên, thị trường game social trên Facebook đã qua thời hoàng kim của mình, nhưng vẫn có những sản phẩm gặt hái rất tốt qua nó.

Mái nhà đã đưa mô hình free-to-play tới đỉnh cao phải kể tới thị trường game online. Những điển hình tiêu biểu nhất phải kể tới League of Legends, World of Tanks và hầu hết các sản phẩm MMORPG ngày nay đều vận hành theo hình thức miễn phí. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng game trả phí trước trên PC vẫn là một thị trường rất khả thi, điển hình có thể kể tới là Diablo III của Blizzard.

MineCraft

MineCraft phiên bản Mobile

Đối với game mobile, những sản phẩm thời kỳ đầu thường có yêu cầu trả tiền mua với khoản phí cỡ 5 USD (khoảng 100,000 vnđ) hoặc hơn, sau đó đã tụt giá rất nhanh. Khi hãng Apple giới thiệu hình thức mua bán in-app, cơ chế free-to-play đã thực sự nở rộ. Hiện nay, có tới 90% game mobile là miễn phí, và những sản phẩm top đầu có thể kiếm tới cả triệu USD doanh thu mỗi ngày. Gần đây, chúng ta đã được thấy một số game mobile đi ngược lại xu hướng và vẫn đạt thành công tốt đẹp, ví như The Room của Fireproof Games và Minecraft.

Thực tế là có nhiều thiết kế game không hợp với mô hình free-to-play. Đặc biệt là đối với những game nhấn mạnh tầm quan trọng của tính cân bằng do vật phẩm ảo mang lại, do đó việc xuất hiện các nhân vật quá mức IMBA là khó có thể chấp nhận được, hay đơn cử là những game offline vốn tập trung nhiều công sức vào nội dung cốt truyện chẳng hạn.

Cũng có một bộ phận game console đã học theo mô hình miễn phí, nhưng cho đến nay nó vẫn không cho thấy kết quả khả quan như trên mobile. Các gamer vẫn rất vui vẻ chi ra một cục tiền lớn ngay ban đầu để có được những trải nghiệm game tuyệt hảo. Có một bộ phận tỏ ra khó chịu với những bản DLC (downloadable content), nhưng chủ yếu là bởi bản thân tựa game đó vốn không hay hoặc không đáng số tiền bỏ ra mà thôi.

Nội dung DLC hấp dẫn của DOA 5 Ultimate
Nội dung DLC hấp dẫn của DOA 5 Ultimate

Ngày nay, các nhà phát triển có thể lựa chọn hình thức kinh doanh tự do hơn thông qua việc phân phối kỹ thuật số. Khi game được bán ở môt cửa hàng bán lẻ truyền thống, họ phải đưa ra một cái giá đủ để bù đắp cho những chi phí về sản xuất, vận chuyển và phân phối. Phát hành game qua hình thức kỹ thuật số sẽ thay đổi được phép tính đó, mỗi game sẽ có giá trị phù hợp với đúng những gì chúng mang lại cho người chơi.

Bên cạnh đó, chiến lược marketing để thuyết phục gamer bỏ ra 4,99 USD cho một game mobile cũng là một thử thách thật sự, và cho dù game mobile ngày nay có giá bao nhiêu thì marketing vẫn khó khăn như thường. Marketing game đang trở nên quan trọng và khó khăn hơn bao giờ hết bởi sự cạnh tranh tới từ số lượng game trên nhiều nền tảng.

Marketing game là một thử thách không nhỏ
Marketing game là một thử thách không nhỏ

Free-to-play có thể chưa trở thành một phần quan trọng của thị trường game console, và có thể nó sẽ thống trị vào một ngày nào đó (một khả năng rất rất xa). Tuy nhiên ngay cả ở thị trường mobile, nơi mà free-to-play đang là mô hình kinh doanh phổ biến nhất, thì vẫn có nhiều đất sống cho những game trả phí. Game hay, thương hiệu lớn thì chuyện có một giá để xứng tầm cũng là điều hợp lý mà thôi.

 

>>Top 10 game PC phổ biến nhất Hàn Quốc trong tháng 6/2014