Sự khác biệt "khổng lồ" giữa game chuyên nghiệp ở Mỹ và Hàn Quốc

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 13/07/2015 0:00 AM

Mặc dù độ phổ biến online là cực kỳ ấn tượng, nhưng chơi game chuyên nghiệp vẫn chưa thể xâm nhập vào văn hóa chinh thống Mỹ.

Mặc dù độ phổ biến online là cực kỳ ấn tượng, nhưng chơi game chuyên nghiệp vẫn chưa thể xâm nhập vào văn hóa chinh thống Mỹ. So sánh với những môn thể thao như bóng bầu dục và bóng rổ, nó mới chỉ có một lượng fan “tí hon”. Ở Hàn Quốc, thánh địa của chơi game chuyên nghiệp, đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Hàn Quốc có một nền văn hóa game thịnh vượng và phát đạt kể từ khi chính phủ địa phương tích cực giới thiệu internet băng thông rộng trên toàn quốc và sự ra đời của sản phẩm RTS kinh điển, StarCraft vào cuối những năm 1990.

Game chuyên nghiệp là một thú vui giải trí giết thời gian rất thông dụng ở Hàn Quốc, với những trận đấu chuyên nghiệp được phát sóng trên tv, các đội được tài trợ bởi những công ty công nghệ khổng lồ như Samsung và HTC, và hơn hết là độ nổi tiếng của các game thủ có thể sánh ngang với giới showbiz hay bất cứ ngôi sao bóng đá nào. “PC bang” hoặc quán cafe game, lan tràn khắp nền văn hóa giới trẻ Hàn Quốc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, League of Legends của Riot Games đã trở thành tựa game “hot” nhất, xâm lấn cả môi trường thi đấu game chuyên nghiệp lẫn sở thích của bộ phận người chơi phổ thông ở “PC bang”. Sự khác biệt giữa văn hóa game chuyên nghiệp ở Mỹ và Hàn Quốc có thể là rất lớn, mặc dù tuyển thủ ở cả hai nước đều có mức thu nhập tương đương nhau (khoảng 80,000 USD cho đến 100,000 USD mỗi năm). Hàn Quốc vinh danh những pro gamer của họ giống như siêu sao, trong khi pro gamer ở Mỹ chỉ đơn thuần là có một lượng fan hardcore giới hạn.

Sự khác biệt này đã trở nên rõ ràng đối với tuyển thủ League of Legends chuyên nghiệp Christian “IWDominate” Rivera, khi anh sang du đấu ở Hàn Quốc vào năm 2012. Lúc đó, Rivera đã từng thi đấu chính thức ở Mỹ, nơi vẫn đang cố gắng hoàn thiện một giải đấu League of Legends pro thực sự. “Thời điểm đó, tôi đã nổi tiếng ở Hàn Quốc hơn là Mỹ. Mọi người ở Hàn Quốc đều nhận ra tôi, từ bác sĩ, người dân ở sân bay, trong tiệm ăn. Ngược lại ở Mỹ, chẳng có ai nhận ra tôi cả,” Rivera nói. Kể cả 3 năm sau, anh vẫn nổi tiếng ở Hàn Quốc hơn là ở Mỹ.

Nếu như bạn có đi dạo cùng với Rivera trên một khu phố ở quê nhà Santa Monica, khả năng lớn là chẳng ai nhận ra anh ấy cho dù “tổng hành dinh” của League of Legends chỉ ở cách đó vài km. Khi Rivera đi lượn phố quanh Seoul, ngược lại, rất nhiều người dân thường nhận ra anh ấy, và chắc chắn là không chỉ riêng đám thanh niên nam giới trong độ tuổi 16 – 30.

Christian “IWDominate” Rivera

Christian “IWDominate” Rivera

Lời giải thích cho tình huống này là chơi game chuyên nghiệp đã ghi dấu ấn ở Hàn Quốc một thời gian lâu hơn so với Mỹ. Kể từ đầu những năm 2000, người Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới các “gaming house” – các trung tâm huấn luyện nơi tuyển thủ sống và rèn luyện mỗi ngày theo một lịch sinh hoạt nghiêm ngặt. Game của họ dược phát sóng trên tv mỗi ngày của người dân, và hầu hết ai cũng có lấy một thần thượng. Thể thao điện tử còn phổ biến đến nỗi nhiều công ty Hàn Quốc coi những trận thi đấu chuyên nghiệp là cơ hội lớn để quảng cáo.

Mặt khác, người Mỹ chỉ thường quen với khái niệm xem thi đấu game chuyên nghiệp thông qua chuyên mục thuộc các đài như ESPN, và phát sóng trực tiếp trên những kênh streaming phổ biến hàng đầu như Twitch.

Trong khi tuyển thủ ở Mỹ cũng sống trong những gaming house theo phong cách Hàn Quốc, đó chỉ là một hiện tượng mới. Và ý tưởng chơi game để kiếm sống ở Mỹ cũng là điều hoàn toàn mới mẻ. Có thể quay về ngay vài năm trước, hầu hết game thủ chuyên nghiệp Mỹ chỉ coi thi đấu là công việc bán thời gian, bởi không hề có đủ lương hoặc tiền tài trợ để chu cấp hoàn toàn cho họ. Ngày này, chơi game chuyên nghiệp đã có một bước tiến dài ở Mỹ khi nó có một hệ thống giải đấu tập trung và cả những nhà tài trợ lớn như Red Bull hay Nissan. Nhưng kể cả như thế, Hàn Quốc vẫn dẫn trước. “Mọi thứ ở Mỹ đều có cảm giác đi sau vài năm so với Hàn Quốc,” Rivera nói.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sự khác biệt này còn thể hiện rõ ràng nhất thông qua thành tích thi đấu. Các đội Hàn Quốc đã thắng 2 trong 4 giải League of Leagends World Championships đầu tiên, với người chiến ở 2 giải còn lại lần lượt là Đài Loan và Châu Âu. Một số sản phẩm thể loại RTS kinh điển như StarCraft hay StarCraft II thì không phải bàn, từ lâu đã bị Hàn Quốc thống trị. Hai thành viên Hàn Quốc trong đội của Rivera là Chae “Piglet” Gwang-jin và Kim “FeniX” Jae-hoon, đều được biết đến với chế độ luyện tập khắc nghiệt, thậm chí họ còn nói vui là “luyện 25 giờ mỗi ngày”.

Chae có giải thích lý do đằng sau chế độ luyện tập của mình, và qua đó phản án thái độ nghiêm túc của người Hàn Quốc khi tiến lên chơi game chuyên nghiệp. “Nếu như ai đó ở Mỹ chơi 30 game/tuần (con số ngẫu nhiên), một người Hàn Quốc sẽ chơi 70 – 80 game. Lấy con số đó tính theo tuần, theo tháng, theo năm và đó sẽ là một sự khác biệt khổng lồ,” Chae nói.