So sánh đặc điểm cơ bản những hội chợ game lớn nhất thế giới

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 09/08/2015 10:00 PM

Các hội chợ game lớn trên thế giới luôn là những bữa “đại tiệc” cho nhiều tầng lớp game thủ, lẫn những người dân phổ thông có niềm hứng thú với ngành công nghệ điện từ giải trí tương tác.

Các hội chợ game lớn trên thế giới luôn là những bữa “đại tiệc” cho nhiều tầng lớp game thủ, lẫn những người dân phổ thông có niềm hứng thú với ngành công nghệ điện từ giải trí tương tác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng so sánh một số thông tin cơ bản về 4 hội chợ game lớn nhất trên thế giới bao gồm ChinaJoy, Tokyo Game Show, G-StarE3:

Số lượng người tham dự

ChinaJoy: Hơn 270,000 người.

G-Star: Khoảng 200,000 người.

Tokyo Game Show: Hơn 270,000 người.

E3: Khoảng 52,200 người.

Có thấy rằng, những hội chợ game ở Châu Á có số lượng người tham gia đông hơn hẳn so với E3 của Mỹ, nhưng đó cũng là điều tất nhiên bởi chúng thường có nhiều khu triển lãm cho cả quần chúng phổ thông tham dự.

Tỷ lệ tổ chức

ChinaJoy: Bắt đầu từ năm 2004, 2 lần đầu tổ chức trong cùng 1 năm, sau này là mỗi năm 1 lần, thường tổ chức ở Thượng Hải.

E3: Bắt đầu từ năm 1995, mỗi năm 1 lần, thường được tổ chức ở Los Angeles

G-Star: Bắt đầu từ năm 2005, mỗi năm 1 lần, trước đây được tổ chức ở Seoul, từ năm 2009 chuyển về Busan.

Tokyo Game Show: Bắt đầu từ năm 1996, luôn tổ chức ở Chiba, Nhật Bản, từ năm 1997 thì mỗi năm tổ chức hai lần vào mùa xuân và thu, cho tới năm 2002 thì sửa lại thành mỗi năm 1 lần.

Về cơ bản, những hội chợ game lớn trên thế giới hiện nay thường chỉ tổ chức mỗi năm 1 lần, nhằm đảm bảo chất lượng lẫn tính đổi mới.

Đối tượng nhắm tới

ChinaJoy: Gamer, cosplayer, những người yêu thích giải trí vui vẻ.

G-Star: Gamer, cosplayer, những người yêu thích giải trí vui vẻ.

Tokyo Game Show: Gamer, cosplayer, những người yêu thích giải trí vui vẻ.

E3: Chỉ mở cửa đối với những chuyên gia trong lĩnh vực game và phóng viên truyền thông, đồng thời có giới hạn độ tuổi 18 trở lên mới có thể tham gia.

Ngoài E3 với tính chất chuyên môn cao ra, các hội chợ còn lại đều hướng tới nhiều đối tượng phổ thông khác trong cuộc sống.

Tình trạng vệ sinh hội trường

ChinaJoy: Thời gian đầu tương đối kém, nhưng được cải thiện tốt hơn qua mỗi lần tổ chức, tới năm 2015 vừa qua thì rất sạch và được dọn dẹp nhanh chóng.

G-Star: Tình trạng vệ sinh rất sạch.

Tokyo Game Show: Tình trạng vệ sinh rất sạch.

E3: Tình trạng vệ sinh rất sạch.

Do thời gian đầu tổ chức còn thiếu chuyên nghiệp, lại cộng thêm số lượng khách tham quan đông thuộc tầng lớp quần chúng phổ thông nên ChinaJoy có tình trạng vệ sinh không thực tốt, nhưng điều này đã được nâng cao rõ rệt ở lần tổ chức vừa qua.

Giá vé vào cửa

ChinaJoy: Ngày làm việc 70 tệ/ngày (240,000 VNĐ/ngày), cuối tuần 120 tệ/ngày (420,000 VNĐ/ngày).

G-Star: 6,300 won/ngày (120,000 VNĐ/ngày).

Tokyo Game Show: 1,200 yên/ngày (200,000 VNĐ/ngày), học sinh tiểu học được miễn phí.

E3: 995 USD (20 triệu VNĐ).

Có thể thấy rõ rằng giá vé các hội chợ ở Châu Á rẻ hơn hẳn so với E3 ở Mỹ với mục đích để mọi người có thể dễ dàng vào tham gia hơn.

Độ kiểm tra an toàn và trật tự hội trường

ChinaJoy

Kiểm tra an toàn: Yêu cầu vé mới có thể vào, có thiết bị kiểm soát hành lí nhưng không có biệt pháp kiểm tra an toàn đặc biệt nào, vé chỉ có thể dùng một lần, ra rồi là không vào lại được nữa.

Trật tự hội trường: ChinaJoy sử hình thức đi vào kiểu đường vòng, các hội trường được sắp đặt cạnh nhau theo hình cánh cung, nhờ vậy mà giải tỏa áp lực khách vào quá đông, tuy nhiên tổng thể mà nói, số lượng ra vào vẫn rất khủng và chen chúc.

Tokyo Game Show

Kiểm tra an toàn: Có quá trình kiểm tra an toàn tương đối toàn diện và nghiêm ngặt, tất cả du khách có hành lí hay túi sách đều cần mở hết ra để kiểm tra từng cái một.

Trật tự hội trường: Sử dụng kết cấu hình con mực, có N cửa ra vào, người chơi sau khi vào sẽ tiến tới khu vực nghỉ ngơi để gửi đồ đạc, vì vậy mà sự kiện rất có trật tự, độ an toàn rất xuất sắc.

G-Star

Kiểm tra an toàn: Có trang bị máy kiểm ra an toàn, nhưng không hề thực hiện kỹ càng.

Trật tự hội trường: Từ cổng ra vào cho tới hội trường triển lãm không phải đi bộ quá xa, cửa ra vào kiểu 1 người một, dùng vé để kiểm soát lưu lượng. Nhìn chung là tình trang ra vào tương đối trôi chảy, không quá chen chúc và ồn ào.

E3

Kiểm tra an toàn: Hội trường trong có phân 2 khu triển lãm, và hội trường ngoài cũng phân 2 khu sảnh lớn. Bên ngoài không kiểm tra an toàn, bên trong có nhân viên anh ninh chuyên nghiệp kiểm tra, yêu cầu xuất trình thẻ thân phận, túi sách và thiết bị đều cần mở ra kiểm tra.

Trật tự hội trường: Bên ngoài có không gian rộng lớn, có lối vào lớn, lượng người ra vào thoải mái, hơn nữa lại có trang bị chỗ nghỉ ngơi, nơi tiếp khách, phòng truyền thông, một số hãng game có đặt quầy hàng nhỏ ở bên ngoài, lượng người tham gia tương đối, không cần xếp hàng lâu, nhưng đối với các game hot thì cần xếp hàng khá lâu.

Phân bố game và hãng tham dự

ChinaJoy: Chủ yếu là game online, game mobile. Năm 2015 đã thu hút hơn 700 hãng trên khắp thế giới tham gia, triển lãm gần 4,000 sản phẩm giải trí.

Tokyo Game Show: Chủ yếu là game console, handheld và mobile. Thu hút khoảng 300 hãng tham dự, số lượng sản phẩm mang ra triển lãm khoảng 1,600.

G-Star: Chủ yếu là game online và mobile, có khoảng 2,400 gian hàng.

E3: Chủ yếu là game console, game PC, thu hút hơn 200 thương hiệu tới từ hơn 100 quốc gia trên thế giới tham dự.

Trên phương diện sản phẩm, mỗi hội chợ đều có những nét đặc sắc và thế mạnh riêng biệt. Tuy nhiên, CJ, TGS và G-Star thường có thêm nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn để phục vụ đại đa số gamer phổ thông, tỏ ra thân thiện hơn so với E3 tập trung vào chuyên môn cao.