Phân tích game dưới con mắt những nhà thiết kế (P2)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 12/07/2015 0:00 AM

Nối tiếp kỳ trước, chúng ta sẽ tìm hiểu những quan điểm và ích lợi của nhà thiết game đối với các thông số phân tích.

Nối tiếp kỳ trước, chúng ta sẽ tìm hiểu những quan điểm và ích lợi của nhà thiết game đối với các thông số phân tích.

Vậy chúng ta nên theo dõi những thông số nào?

Bản chất và số lượng thông số mà bạn nên theo dõi thay đổi hoàn toàn từ dự án này sang dự án khác. Tốt nhất, bạn nên lên kế hoạch sử dụng phân tích game trong giai đoạn tiền sản xuất. Dựa trên thể loại và phạm vi của game, bạn sẽ tìm được những thông số có liên hệ hơn, ví dụ, những thông số liên quan tới cộng đồng và thương mại hóa không có vai trò gì trong những game single player.

Ngoài những thông số chung, mỗi dự án lại có nhiều nhu cầu riêng biệt.

Tuy nhiên, những đội ngũ nhỏ không cần phải theo dõi lượng dữ liệu lớn. Họ không cần giám sát mọi hành động của người dùng giống như những công ty lớn, bởi chỉ một vài thông số đơn giản có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề cốt lõi của gameplay. Sau đây là một vài lựa chọn chung hữu ích để cân bằng quá trình phát triển game của bạn, bạn sẽ muốn biết về:

- Khi nào người chơi rời game.

- Thời lượng chơi trung bình mỗi lượt chơi.

- Người chơi tiến xa đến đâu trong game.

- Người chơi gỡ cài đặt ứng dụng của bạn vào thời điểm nào.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những luồng dữ liệu ở trên rất dễ dàng để theo dõi. Bằng việc kết hợp chúng, bạn có thể năm bắt được phần nội dung nào của game làm người chơi không hài lòng. Liên hệ dữ liệu này với demographic người dùng, bạn còn có thể kiểm định lại những phân tích của mình dựa trên thông tin về họ. Ví dụ, bạn có thể loại ra những người dùng trẻ em ở độ 10 tuổi thường gỡ cài đặt sản phẩm hardcore dành cho người trưởng thành của mình.

Các phân tích liên quan tới gameplay thường vô cùng phức tạp. Kể cả game đơn giản nhất cũng sử dụng một lượng lớn các thành phần đa dạng, như đồ vật thì có vị trí, trạng thái, thông số,… Chúng ta không thể theo dõi từng cái được, như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian. Thay vào đó, chúng ta cần xếp chúng vào các nhóm dữ liệu một cách thông minh. Về cơ bản, chúng ta có thể nhóm các hành động tương tự về hình dáng, hay nếu muốn biết về tính hiệu quả của các loại vũ khí, không cần phải theo dõi từng loại, từng phiên bản… hãy tập trung vào lượng damage chúng gây cho một con quái vật cụ thể thôi.

Những thông số nào chúng ta không nên theo dõi?

Có lẽ là dễ dàng hơn để loại ra những dữ liệu mà chúng ta không cần thiết phải theo dõi. Một nhà thiết kế game không cần kiểm tra mọi dữ liệu có thể để nắm được thông tin quan trọng về hành vi của người chơi. Chỉ một vài thông số trọng tậm được lựa chọn cẩn thận là sẽ đủ cho chúng ta biết rất nhiều điều. Ngoài ra, trong một hạng mục cụ thể, chúng ta càng phân tích nhiều luồng dữ liệu, chúng ta càng giành được ít lợi ích trên mỗi thông số.

Chúng ta chỉ có thể khai thác mô hình phân tích của mình tới một điểm nhất định nào đó. Rất khó để biết khi nào nên dừng, bởi lẽ một vài lỗi thiết kế cụ thể chỉ có thể được tìm thấy qua một thông số đặc biệt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng về cơ bản, chúng ta lại không muốn theo dõi quá nhiều biến số đơn lẻ. Lấy ví dụ một game RPG nhiều người chơi, chúng ta muốn biết sức mạnh tổng quát của một nhân vật tại level nào đó, thay vì theo dõi mọi thuộc tính, ta có thể kết hợp chúng bằng một vài đặc điểm có liên quan. Chúng ta có thể chỉ đơn giản theo dõi lượng damage per second (dps) và khả năng sống sót của nhân vật. Như vậy, chúng ta sẽ chỉ phải điều chỉnh 2 thông số liên quan.

Tìm ra thông số đúng để đi theo hoặc để loại bỏ là một công việc rất khó để cân bằng, vậy nên đừng do dự thử nghiệm.

Đối với một nhà thiết kế game, mọi thông số đều có ý nghĩa

Trên phương diện những tựa game miễn phí có cộng đồng luôn biến đổi, vài người chơi chỉ thỉnh thoảng mới quay lại game, trong khi số khác chỉ lao vào khám phá hết những nội dung miễn phí rồi bỏ đi. Không những cần phải giữ chân người chơi, những game đó còn liên tục cần những luồng người chơi mới để tồn tại. Vì thế, cộng đồng người dùng của chúng luôn biến đổi. Trong vai trò là một nhà thiết kế game, bạn cần phải thường xuyên tìm ra những ý tưởng mới để làm hài lòng cộng đồng.

Đây là lúc những thông số cộng động trở nên hữu ích. Phần lớn thời gian, người chơi sẽ bộc lộ những mong muốn của mình trên các kênh tán gẫu chung in-game, và một phần vai trò của bạn là phải đáp ứng những mong muốn đó. Vậy nên theo dõi những đoạn chat chung có thể là một cách tốt để tìm ra những ý tưởng mới và những phản hồi có giá trị. Đây cũng là một nơi tuyệt vời để khám phá ra các lỗi, bởi người chơi có xu hướng phản hồi về chúng ngay lập tức trên các kênh tán gẫu, nhanh hơn nhiều so với việc liên hệ với đội ngũ hỗ trợ. Vậy nên, mọi loại thông số đều có giá trị với một nhà thiết kế game.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cập nhật liên tục

Sử dụng phân tích game mở ra cho bạn những cơ hội khác, tiến bộ hơn để nâng cấp quy trình phát triển của mình. Một trong số đó là khả năng cập nhật trò chơi liên tục.

Mất rất nhiều thời gian để một bản cập nhật được hiệu lực hóa trên bất kỳ app store nào. Bất kể khi nào game của bạn gặp phải một vấn đề lớn liên quan đến gameplay, chắc chắn bạn sẽ không muốn phải chờ hàng ngày trời để giải quyết chúng.

Với những thông số chắc chắn, bạn có thể giám sát hướng mà người chơi phản hồi lại với bản cập nhật mới nhất của bạn. Nếu như bạn thấy người chơi đang chật vật để vượt qua một con trùm nào đó, bạn sẽ muốn thay đổi lượng máu của nó chẳng hạn, và bạn muốn thay đổi nó ngay lập tức. Hay nếu bạn thấy người chơi không mua một item nào đó trong game, bạn sẽ muốn hạ giá của nó xuống, và bạn muốn hạ nó ngay lập tức.

Như thế, bạn có thể cân bằng mọi thứ trong game của mình trong thời gian nhanh nhất. Bởi hầu hết người chơi luôn luôn kết nối internet, chúng ta có thể nâng cao trải nghiệm gameplay liên tục từ ngày này sang ngày khác. Đây là một cách tuyệt vời để hoàn thiện game nhanh chóng trong giai đoạn beta. Mặc dù kỹ thuật này tương đối phức tạp để bổ sung, nó là một tính năng tuyệt vời mà chúng ta cần lưu ý.

Tổng kết

Hy vọng bài viết này đã cho bạn một cái nhìn tổng quan về những gía trị mà thông số phân tích có thể cung cấp cho các nhà thiết game.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nói tóm lại, mục đích của những phân tích game không chỉ là về doanh số. Chúng là để có hiểu biết rõ hơn về game và người dùng của bạn, giúp sửa chữa những vấn đề về gameplay và cải thiện chất lượng trò chơi. Ngoài ra còn khả năng lan rộng ra thị trường và thu về lợi nhuận, dẫn tới thành công của game. Đây là một công việc mà ít nhất các nhà thiết kế và marketing có thể dốc sức thực hiện cùng nhau. Bởi lẽ, một studio game cần cả danh tiếng và tiền để tồn tại.

Là một nhà thiết kế, để tận dụng hiệu quả sức mạnh của phân tích game, chúng ta cần:

- Bổ sung chúng từ giai đoạn tiền sản xuất

- Tập trung nghiên cứu về hành vi của người dùng

- Quan tâm tới mọi loại thông số

Nâng cao chất lượng của game là yếu tố sống còn cho bất cứ studio nào muốn phát triển. Đây đã từng là một công việc mà ta phải mò mẫm tìm đường. Nhưng giờ đây, chúng ta đã có phân tích game.

Theo GameAnalytics