Những câu chuyện chấn động nhất ngành game thế giới năm 2015 (P1)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/12/2015 0:00 AM

Trong bài viết này, ta sẽ cùng điểm lại những thông tin gây nên làn sóng quan tâm lớn nhất trong thế giới video game trong năm qua.

Năm 2015, chúng ta đã được chứng kiến nhiều cơn địa chấn xảy ra trong ngành công nghiệp video game. Đây là năm mà những nhà thiết kế game huyền thoại công khai rời bỏ studio của họ, những nhà phát hành danh tiếng chi hàng tỷ USD vào game mobile, và ngành game nói lời tạm biệt với một biểu tượng trong ngành. Dưới đây, ta sẽ cùng điểm lại những thông tin gây nên làn sóng quan tâm lớn nhất trong thế giới video game trong năm qua.

Cái chết của một biểu tượng của Nintendo

Năm nay, fan của Nintendo trên toàn thế giới đã phải nói lời tạm biệt với vị cố chủ tịch đáng kính của công ty, ngài Iwata Satoru. Ông Iwata mất vào tháng 6, ở tuổi 55 do biến chứng từ khối u. Trong suốt 13 năm nắm quyền chủ tịch, ông là người đã giám sát màn ra mắt của DS, thiết bị tay cầm thành công nhất của Nintendo. Ông cũng giúp phát hành Wii, sản phẩm đã bán được hơn 100 triệu máy tính tới ngày nay.

Sau cái chết của ông Iwata, các giám đốc điều hành Miyamoto Shigeru và Takeda Genyo đã tiếp quản công ty cho tới khi một vị chủ tịch mới lên nắm quyền. Vào tháng 9, Nintendo thông báo về người thay thế ông Iwata là Kimishima Tatsumi, một cựu chuyên viên ngân hàng 65 tuổi, đã từng đứng đầu vận hành Nintendo tại Mỹ.

Kojima Hideo và Konami đã “đường ai nấy đi”

Đối với nhiều người, chuyện nhà phát triển của Metal Gear SolidKojima Hideo rời khỏi nhà phát hành Konami là một điều mà họ không bao giờ có thể nghĩ tới. Tuy nhiên, đó chính là điều đã xảy ra trong năm nay. Những tin đồn về sự ra đi của Kojima khỏi công ty bắt đầu vào tháng 3 khi mà những thông tin về studio của ông, Kojima Productions, bị loại bỏ khỏi website của Konami và khỏi hộp của Metal Gear Solid V: The Phantom Pain. Sau đó Konami quyết định kéo P.T. xuống khỏi PlayStation Store. P.T. – tức là “Playable Teaser” – là một bản demo để quảng bá cho dự án Silent Hills mới mà ông Kojima đang thực hiện, hợp tác với nhà làm phim Guillermo del Toro và diễn viên Norman Reedus.

Ngay khi The Phantom Pain được lên kệ, ông Kojima Hideo đã rút lui khỏi ánh mắt của công chúng. Đầu tháng này, người dẫn chương trình Geoff Keighley của The Game Awards đã tiết lộ rằng Kojima bị cấm tham dự chương trình bởi những luật sư của Konami. Sau đó, vào ngày 15/12/2015, có tin rằng Kojima đã chính thức rời Konami và đang kết hợp với Sony để sản xuất một PlayStation độc quyền.

PlayStation 4 – Kẻ chiến thắng trong cuộc chiến console ở thời điểm hiện tại

Sony đang duy trì một khoảng cách ổn định trước Microsoft trong thứ được gọi là “cuộc chiến console” này. Mặc dù thiếu sự độc quyền về bên thứ nhất, Sony đã bán được hơn 30 triệu máy PlayStation 4 trong năm nay. PS4 đã liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng của NPD, vượt qua Xbox OneWii U về doanh số trong hầu hết các tháng mùa hè. Tuy nhiên, việc phát hành Call of Duty: Black Ops III đã thúc đẩy cả PS4 và Xbox One. Theo nhà phân tích của NPD, ông Liam Callahan, tháng 11/2015 là tháng thành công nhất cho các phần mềm của Xbox One, PS4 và Wii U từ trước tới nay, vượt qua tháng thành công thứ 2 là tháng 12/2014 tới 34%.

Nhưng việc Sony có một năm thành công không có nghĩa là Microsoft không được như vậy. Công ty nhận định họ đã đạt doanh thu kỷ lục cho console Xbox One và các game digital trên Xbox Store trong tuần lễ “Black Friday”. Xbox Store được cho là đã tăng 57% doanh số với Xbox One và Xbox 360. Số lượng đăng ký Xbox Live Gold cũng tăng hơn 40% và doanh số bán lẻ của Xbox One tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Microsoft cho biết, đây là tuần lễ “Black Friday” lớn thứ hai của họ trong 15 năm qua.

Activision mua lại nhà sản xuất của Candy Crush – King

“Ông lớn” Activision, ngôi nhà của Call of Duty và World of Warcraft, đã mua về King Digital với số tiền khổng lồ 5,9 tỷ USD vào tháng 11 vừa qua. King Digital là nhà phát hành của 2 dòng game mobile nổi tiếng Candy Crush Saga và Farm Heroes Saga. Theo như CEO của Activision, ông Bobby Kotick, tổng doanh thu và lợi nhuận từ sự hợp nhất này đã củng cố vững chắc vị thế của Activision, là công ty đơn lớn nhất, có lợi nhuận cao nhất trong ngành giải trí tương tác này.

Nước đi này cũng cho thấy những nỗ lực to lớn trong việc thâm nhập sâu vào thị trường game mobile của Activision. Ngoại trừ thành công với game thẻ bài Hearthstone: Heroes of Warcraft, NPH này vẫn đang khá chậm tiến trong việc đánh chiếm thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên giờ đây, khi đã sở hữu King, họ đã có một loạt game danh tiếng và những chuyên viên kỳ cựu về mobile, sẵn sàng sản sinh ra những “bom tấn” mới.

Nhà soạn nhạc Marty O’Donnel thắng kiện Bungie

Mặc dù mâu thuẫn giữa những nhà sáng tạo và những người sử dụng sản phẩm sáng tạo đó không có gì là mới, nhưng cuộc chiến luật pháp kéo dài 18 tháng giữa nhà soạn nhạc Marty O’Donnel và Bungie, studio đứng đằng sau Halo và Destiny, là một sự việc đáng chú ý, cho ta cái nhìn hé mở vào bên trong của một trong những nhà phát triển lớn nhất ngành game.

Mâu thuẫn xảy ra khi nhà phát hành Activision quyết định thay thế nhạc của O’Donell trong một trailer của Destiny. Ông O’Donell tức giận cho rằng nhà phát hành đang nhúng tay vào quá trình sáng tạo, và từ đó mọi chuyện bắt đầu bùng nổ. Tháng 4/2014, Bungie quyết định sa thải O’Donell và tước cổ phiếu của ông. Nhà soạn nhạc này sau đó đã khởi kiện công ty cũ của mình, và vào tháng 12/2015, một phiên tòa được mở ra, và chỉ ra rằng Bungie đã phá vỡ hợp đồng với O’Donnell khi sa thải ông. Cổ phiếu của O’Donnell được hồi phục và ông đã nhận được 142,500 USD cho những thành quả công việc của mình trong năm 2014 trước khi bị sa thải, thêm vào đó là 95,000 USD lương chưa được trả trong một vụ kiện riêng biệt khác.

Theo VentureBeat

 

Top những xu hướng game đỉnh nổi trội nhất trong năm 2015