Tại Nhật, đàn ông 40 tuổi đốt tiền cho game mobile nhiều hơn cả thanh niên

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 24/11/2015 0:00 AM

Từ năm 2013, game mobile Nhật Bản bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chóng mặt, và ngày càng nắm vai trò quan trọng.

Trong ngày 20 tháng 11 vừa qua, nhà phân tích Sho Sato của Media Crate Nhật Bản có đưa ra nhiều nhận định và số liệu thú vị thông qua bản “Phân tích chiến lược hợp tác và hiện trạng các thị trường game mới nổi khác với Nhật bản” tại một sự kiện diễn ra ở Thành Đô, Trung Quốc.

Tỷ lệ thị phần của hệ thống Android và iOS ở Nhật Bản hiện tại là 62,9% và 35,1%, với 2% còn lại thuộc về những hệ thống khác. Mặc dù thị phần của iOS không bì nổi Android, nhưng có tới 60% thanh niên trẻ tuổi Nhật Bản ưa chuộng hệ thống của Apple. Nhờ vậy, từ khảo sát phương diện doanh thu game mà nói, các phát triển nước ngoài nhất định cần phát hành một phiên bản trên iOS cho sản phẩm của mình.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người chơi game chủ yếu là thanh niên nhưng trả phí lại toàn trung niên

Từ năm 2013, game mobile Nhật Bản bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chóng mặt. Game mobile cũng bắt đầu trở thành một trụ cột lớn trong toàn ngành công nghiệp game Nhật Bản, nhưng đồng thời, game console và arcade vẫn chiếm thị phần tương đối cao, nên game mobile chưa thể xưng bá. Tuy nhiên trong những bản báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau gần đây cho thấy, game mobile Nhật Bản đang trên đà vượt mặt game console với doanh thu tăng trưởng ổn định và chưa chạm đỉnh.

Từ kết cấu thị trường Nhật Bản cho thấy, người chơi game chính nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên và nhóm trung niên trên 40 tuổi. Hiện nay, tỷ lệ hoạt động của những người chơi game mobile trẻ tuổi có cao, nhưng nhóm người chơi trả phí chính lại tập trung ở các người trung niên. Hơn nữa, đại bộ phận người chơi trung niên còn là những game thủ nền web, do vậy mà những nhà cung cấp nội dung Nhật Bản thường lựa chọn các đề tài và IP phổ biến hàng đầu, ví như Final Fantasy, Dragon Quest.

Thị trường Nhật Bản tương đối khép kin và khó thâm nhập

Tính hết năm 2014, top 3 game mobile có thu nhập cao nhất Nhật Bản gồm Puzzle & Dragons, Monster Strike và Disney Tsum Tsum, toàn bộ đều là những sản phẩm được phát triển các thương hiệu nội địa. Ngay cả tựa game có doanh thu cao nhất thế giới như Clash of Clans cũng chỉ đứng thứ 6 ở thị trường Nhật Bản trên cả bảng xếp hạng iOS và Android, còn Candy Crush Saga thì chỉ đứng thứ 16. Qua đó thấy được rằng thị trường game Nhật Bản tương đối khép kín và rất khó để xuyên thủng.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không giống với thị trường các nước khác, trên bảng xếp hạng game trả phí Nhật Bản, những tựa game nước ngoài ở top đầu đều thuộc thể loại casual độc lập nhỏ gọn, ví như Tap Titans, 1010 và Backflip Madness. Thậm chí, rất nhiều công ty Nhật Bản còn sẵn sàng bỏ tiền đầu tư để thực các thước phim quảng cáo trên tv, gây thu hút sự chú ý trên diện rộng. Vì vậy, ông Sho Sato có gợi ý rằng, nếu công ty game nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản, họ cần kết hợp game với truyền thông. Nếu như trước khi phát hành game có thể xây dựng một kênh YouTube và thường xuyên cập nhật clip mới, sẽ có khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh hơn hẳn so với quảng cáo đơn thuần.

Ngoài ra, Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa độc đáo và riêng biệt, nên các khâu bản địa hóa, nội dung game cũng cần được thay đổi ít nhiều để phù hợp với thói quen người sử dụng địa phương. Cách tốt nhất là nên hợp tác với một công ty bản địa ở Nhật Bản, qua đó dễ dàng nắm được quy luật thị trường bản địa.

 

Chi tiết thị trường Esports trị giá hàng nghìn tỷ VNĐ trong năm 2015