Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á

PV  - Theo PLXH / PLXH | 25/12/2013 0:00 AM

Ở trong mắt những người thuộc ngành game thế giới hiện nay, Đông Nam Á thực sự là 1 mảnh đất màu mỡ và đầy tài nguyên mà ai cũng muốn xâm nhập.

Trong năm 2012, ngành game khu vực Đông Nam Á có thu nhập vượt mức 560 triệu USD. Theo các nhà phân tích dự đoán, đến năm 2016 thì thu nhập từ ngành game của các quốc gia trong khu vực này sẽ vượt mốc 1 tỷ USD.
 
Đối với những người không thông hiểu Đông Nam Á, có lẽ họ vẫn quan niệm rằng đây là 1 miền đất để lại cho người ta nhiều ấn tượng về sự nghèo đói, lạc hậu và có các phong tục tập quán kỳ lạ. Nhưng ở trong mắt những người thuộc ngành game thế giới hiện nay, Đông Nam Á thực sự là 1 mảnh đất màu mỡ và đầy tài nguyên mà ai cũng muốn xâm nhập.

 Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á 1
Ảnh minh họa

Trong phạm trù ngành công nghiệp game, các nước tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á phải kể tới Việt Nam, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Phillipines. Vì lí do địa lý, đôi khi 3 khu vực Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan cũng bị liệt vào thị trường Đông Nam Á, hơn nữa cũng có rất nhiều công ty game từ Trung Quốc Đại Lục bán sản phẩm cho 3 nơi này.
 
Những số liệu nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á cho thấy, chúng ta có tổng số hơn 600 triệu nhân khẩu, khoảng 200 triệu người sử dụng internet, và có khoảng 100 triệu người chơi game thường xuyên. Trong năm 2012, ngành game khu vực Đông Nam Á có thu nhập vượt mức 560 triệu USD. Theo các nhà phân tích dự đoán, đến năm 2016 thì thu nhập từ ngành game của các quốc gia trong khu vực này sẽ vượt mốc 1 tỷ USD.

 Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á 2
Ảnh minh họa

Trong bối cảnh như vậy, có rất nhiều công ty game lớn trên thế giới đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là Trung Quốc đều muốn tấn công vào mỏ vàng mới nổi này.
 
Quá trình xuất khẩu: Nhiều nhà đại lý của Đông Nam Á sang tận Trung Quốc để tìm kiếm game
 
Do vẫn còn thiếu năng lực tự nghiên cứu và phát triển, số lượng sản phẩm nội địa còn khan hiếm, thị trường game Đông Nam Á hiện nay mang nhiều nét tương đồng với những năm đầu phát triển của Trung Quốc. Nhiều nhà đại lý phát hành của Đông Nam Á đã chủ động sang tận Trung Quốc để tìm kiếm game. Họ thường tham gia vào những sự kiện, hội chợ lớn của Trung Quốc như ChinaJoy, sau đó lập gian hàng và tìm kiếm sản phẩm ở khu vực B2B.

 Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á 3
Ảnh minh họa

Giám đốc thị trường của công ty G-bits có trụ sở tại Hạ Môn là ông Mã Tuấn cho biết thêm, rất nhiều nhà đại lý Đông Nam Á còn chủ động tìm tới những thành phố tập trung đa số công ty phát triển game của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, Hạ Môn để “lượn một vòng” nhằm tìm kiếm được 1 sản phẩm ưng ý nhất.
 
Ngược lại, các công ty Trung Quốc cũng rất tích cực tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Một số công ty có quy mô lớn sẽ cho thiết lập bộ phận kinh doanh tại nước ngoài, họ chủ động tham gia vào mọi hội chợ game lớn trên thế giới, đặc biệt là các triển lãm tại khu vực Đông Nam Á, họ sẽ cho lập gian hàng, quảng bá sản phẩm và thương lượng xuất khẩu trực tiếp.

 Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á 4
ChinaJoy 2013 - B2B

Do rào cản về mặt ngôn ngữ tại Đông Nam Á, đối với những công ty chưa có đủ năng lực kinh doanh tại nước ngoài, ở Trung Quốc hiện nay có những công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn về xuất nhập khẩu game ra nước ngoài để giúp đỡ họ”, Tổng giám đốc công ty Yanlong Tech, ông Trần Cư Phong nói. So với bộ phận kinh doanh nước ngoài từ nội bộ các doanh nghiệp game, các công ty chuyên môn về xuất nhập khẩu game có bằng cấp, nguồn mối và cách làm việc đạt chuẩn cao hơn.
 
Khi 1 đại lý nước ngoài có ý định nhập khẩu 1 sản phẩm từ Trung Quốc, hai bên sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về giấy phép, điều khoản chia sẻ game, và các chi tiết về quá trình vận hành, bản địa hóa, cuối cùng đi đến 1 thỏa thuận hợp tác. Quá trình diễn ra việc này sẽ được kéo co giữa đôi bên trong vài tháng.
 
Bản địa hóa game: “khẩu vị” của người Đông Nam Á thực sự rất kén chọn
 
So với thời gian đầu khi mọi tựa game đến với khu vực Đông Nam Á đều trở thành “tuyệt tác” và gặt hái thành công, những năm gần đây, sự kén chọn của người dân nơi đây đối với game đang ngày càng tăng. “Mặc dù ngành công nghiệp game ở khu vực vẫn đang trong giai đoạn phát triển non trẻ, nhưng họ đang ngày càng nghiêng về những tựa game 3D, yêu cầu về chất lượng đồ họa và hình ảnh ngày càng cao”, ông Diệp Nghị Hồng - người chịu trách nhiệm cho sản phẩm Đấu Tiên của G-bits nói.

 Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á 5
Đấu Tiên

Vì sự khác biệt văn hóa, thói quen và các khía cạnh khác về game cũng bất đồng, các tựa game Trung Quốc xuất khẩu sang Đông Nam Á cũng gặp rất nhiều thách thức trong khâu bản địa hóa. “Lấy webgame làm ví dụ, các game thủ ở Đông Nam Á thường chơi với tiết tấu chậm, so với game thủ Trung Quốc thường click chuột như điên đối với webgame, họ lại thích khám phá cốt truyện và các hệ thống hơn”, Tổng giám đốc kinh doanh nước ngoài của The Dream – Mạc Hạ Vân chia sẻ, khi xuất khẩu Tân Tiên Kiếm, họ đã phải tái tạo lại toàn bộ font chữ.

 Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á 6
Tân Tiên Kiếm

Và ở Việt Nam, ông Diệp Nghị Hồng có nói: “Yêu cầu của họ đối với game client là không được tạo ra sự khác biệt quá lớn giữa bộ phận người chơi trả tiền và người chơi miễn phí, bởi vì có 1 bộ phận lớn game thủ Việt Nam đều ở các vùng nông thôn”.
 
Người phụ trách Trung tâm thương quốc tế của Snail Games cho biết rằng khi các game Trung Quốc xuất khẩu vào Đông Nam Á, chiến lược bản địa hóa luôn được đề cao, “từ việc ủy quyền đại lý ban đầu đến hợp tác nghiên cứu và phát triển, liên hợp quảng bá, cho đến tổng hợp nguồn lực…, mọi thứ đang dần dần được phát triển có chiều sâu hơn”.
 
Tương lai của xuất khẩu game Đông Nam Á: cơ hội và khó khăn cùng tồn tại
 
Vì internet tại Đông Nam Á phát triển muộn hơn so với nhiều nơi khác, do đó ngày càng có nhiều công ty bắt đầu nhận ra rằng thị trường này về cơ bản vẫn chưa bị đối thủ cạnh tranh khai thác qua. Đặc biệt là khi tỷ lệ sử dụng Twitter và Facebook tại Indo, Malaysia và Thái Lan cùng các quốc gia Đông Nam Á khác đang ngày càng tăng cao, nhận thức này càng trở nên rõ ràng. Đối với việc xuất khẩu game mà nói, sự gần gũi về địa lý và văn hóa đã tạo điều kiện biến nhận thức này thành những hành động thực tế.

 Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á 7
Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao

Theo “Báo cáo ngành công nghiệp game Trung Quốc (bản nước ngoài)” của Hiệp hội trò chơi Trung Quốc cho thấy, trong năm 2012 thì Trung Quốc đã xuất khẩu 110 game online sang khu vực Đông Nam Á, đây là khu vực có số lượng game online xuất khẩu nhiều nhất của Trung Quốc, chiếm tới 62% tổng lượng game xuất khẩu tự phát triển của nước này.
 
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu vào thị trường game Đông Nam Á không vì thế mà hoàn hảo. Đại diện từ Snail Games cho biết, Đông Nam Á được coi là khu vực dễ thành công nhất cho các sản phẩm mang văn hóa Trung Quốc, nhưng điều đó không hề dễ làm, “Bất cứ ngành công nghiệp nào cũng phải xuôi theo độ chín của thị trường và cải thiện những rào cản để thâm nhập, các chính sách bảo hộ của chính phủ địa phương cũng sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu”.

 Luận đàm việc xuất khẩu game tại Đông Nam Á 8
Ảnh minh họa

Ông Trần Cư Phú nói thêm rằng, tổng thể kinh ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đối với thị trường game Châu Á không hề có bước tăng trưởng lớn. Trong khi số lượng game xuất khẩu sang Thái Lan, Việt Nam, Indo… có gia tăng, thì ngược lại là số lượng xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông cùng nhiều khu vực khác có biểu hiện giảm. “Trong vài năm gần đây, các thị trường Đông Nam Á đã trở thành sân chơi cho sản phẩm Trung Quốc, đặc biệt là thể loại webgame”.
 
So sánh với game client và webgame , thuận theo sự phổ biến của smartphone và tablet mà game mobile đang trở thành 1 xu hướng bùng nổ tại Đông Nam Á. Bà Mạc Hạ Vân chia sẻ: “Ở Đông Nam Á, game mobile đang mở ra 1 thời đại mới, game Trung Quốc cuối cùng đã có cơ hội đứng trên vạch xuất phát với ngành game toàn cầu”.