GDC 2014 - Công nghệ và xu hướng tương lai của ngành game (P2)

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 15/04/2014 0:00 AM

Tiếp nối theo kỳ trước, chúng ta sẽ đến với những ý kiến tổng quan còn lại về sự kiện GDC 2014 của hai nhà biên tập từ Digital Trends.

Tiếp nối theo kỳ trước, chúng ta sẽ đến với những ý kiến tổng quan còn lại về sự kiện GDC 2014 của hai nhà biên tập từ Digital Trends là Adam Rosenberg và Ryan Fleming, thông qua đó nắm được phần nào tin tức về các công nghệ và xu hướng của ngành game trong tương lai.

GDC 2014 - Công nghệ và xu hướng tương lai của ngành game (P2) 1

Độ minh bạch

Thời gian gần đây, khái niệm “Early Access” đang ngày càng trở nên phổ biến và thân thuộc hơn với bộ phận game thủ trên toàn thế giới. Sản phẩm Minecraft của công ty Mojang cũng vì thế mà có được thành công vang dội, “Early Access” khuyến khích các nhà phát triển sớm cho người chơi tiếp cận với nội dung của game ngay từ những giai đoạn đầu, từ đó cho phép người chơi có tiếng nói đối với một số phương hướng phát triển của game.

GDC 2014 - Công nghệ và xu hướng tương lai của ngành game (P2) 2
Game Developers Conference

Trong năm qua, nhờ có sự hỗ trợ tài chính của những trang như Kickstarter và phương thức phát hành game kỹ thuật số ngày càng lưu hành rộng rãi, mô hình phát triển game đại chúng và có sự tương tác chặt chẽ giữa phía người chơi – nhà phát triển này đã có những bước tiến dài.

GDC 2014 - Công nghệ và xu hướng tương lai của ngành game (P2) 3
Early Access

Ban đầu, “Early Access” chỉ là một kế hoạch  nhằm quảng bá phục vụ cho nền tảng Steam của công ty Valve. Nhưng trong sự kiện GDC 2014 vừa qua, mô hình phát triển đại chúng này đã trở thành chủ đề thường được thảo luận giữa giới truyền thông và các nhà phát triển. Trong vài năm tới, chúng ta sẽ ngày càng được thấy nhiều tựa game áp dụng mô hình này, hỗ trợ người chơi tham gia và góp ý vào nội dung game.

Mặc dù mô hình phát triển này không chắc có thể ứng dụng tới từng game, nhưng nó chắc chắn sẽ nâng cao tính tích cực đối với bộ phận các nhà phát triển độc lập. Hiện nay, trên thị trường có những sản phẩm đạt chất lượng sánh ngang với các bom tấn AAA nhưng được áp dụng “Early Access” , ví như Lichdom: Battlemage của công ty Xaviant.

GDC 2014 - Công nghệ và xu hướng tương lai của ngành game (P2) 4
Lichdom: Battlemage

Mô hình free-to-play trở nên phổ biến ở game PC

Hiên nay, số lượng các nhà phát triển game PC sử dụng mô hình miễn phí (free-to-play) ngày càng đông, chứ không phải là mô hình bán lẻ truyền thống. Tuy điều này không còn là chuyện gì quá mới mẻ, nhưng đáng kinh ngạc là ở chỗ, mô hình vốn bị nhiều người tỏ vẻ lạnh nhạt này đang biến thành cơn sốt lợi nhuận ở game PC.

GDC 2014 - Công nghệ và xu hướng tương lai của ngành game (P2) 5

Tất nhiên, lúc này vẫn còn rất nhiều game indie và game bom tấn AAA trên PC sử dụng hình thức bán lẻ truyền thống; giá thành của game indie thì thường không cố định, còn giá của game AAA thì trung bình khoảng 60 USD. Nhưng, ngày càng có nhiều nhà phát triển bắt đầu thử nghiệm mô hình miễn phí. Tại sao vậy?

Một phần nguyên nhân của sự chuyển biến này chính là sự toàn cầu hóa của game. Trong vài năm qua, Trung Quốc đã dần khẳng định mình là một trong những thị trường game lớn nhất thế giới, và doanh thu của đại đa số game ở Trung Quốc đều đến từ game PC miễn phí. Bên cạnh đó, Nga cũng là một nước ưa chuộng mô hình game miễn phí, rất nhiều công ty game đã giành được thắng lợi nhờ phát triển game như vậy. Ví dụ, sản phẩm World of Tanks của Wargaming đã ghi lại kỷ lục 1,1 triệu người sử dụng online cùng lúc tại thị trường Nga.

GDC 2014 - Công nghệ và xu hướng tương lai của ngành game (P2) 6

Mô hình game miễn phí trở thành một nguồn thu lợi nhuận quan trọng đối với nhiều công ty. Năm ngoái, sản phẩm CrossFire của Hàn Quốc đã kiếm được gần 1 tỷ USD, còn League of Legends của Riot Games cũng đem về tới 624 triệu USD doanh thu. Đương nhiên, mô hình trả phí tiêu chuẩn không vì thế mà biến mất ngay, nhưng không thể phủ nhận rằng mô hình game miễn phí đang dần bước lên ngai thống trị, thuận theo đó, phương thức mọi người chơi game cũng sẽ phát sinh sự biến hóa sâu sắc.

Kết luận

Sự kiện GDC đã chính thức kết thúc, và E3 không còn cách chúng ta bao xa. Vào tháng 6 năm này, mọi người trong ngành công nghiệp game sẽ lại có dịp được tụ tập và hòa mình vào không khí game tại hội trường E3 ở Los Angeles. Trong khi các hệ thống console mới đang loay hoay tìm chỗ đứng, những phần cứng mới cũng sẽ sớm thay đổi cả ngành game, còn giới phát triển game lại sử dụng mô hình lợi nhuận mới, năm 2014 sẽ là một năm rất đáng để theo dõi.