Game mobile là nhân tố chính thúc đẩy thanh toán di động ở Đông Nam Á

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 07/11/2015 0:00 AM

Ngày càng nhiều người chơi sử dụng các hình thức thanh toán di động tại khu vực Đông Nam Á, và game mobile chính là động lực chính thúc đẩy xu hướng này.

Ngày càng nhiều người chơi sử dụng các hình thức thanh toán mobile tại khu vực Đông Nam Á, mặc dù vậy đại đa số người tiêu dùng lại chưa thực sự ưa chuộng chúng. Song theo như công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Forrester, điều này đang dần thay đổi.

Dưới đây là tổng quan về một vài xu hướng của mảng thanh toán mobile và một vài lời khuyên từ Forrester mà những công ty hoạt động trong mảng này cần chú ý để nâng cao khả năng thành công của mình.

Hãy nắm lấy một cơ hội cực lớn

Trong một báo cáo, Forrester cho biết các vụ giao dịch thanh toán online và trên mobile tại Đông Nam Á được dự tính sẽ vượt mức giá trị 22 tỷ USD (khoảng 450,000 tỷ VNĐ) trong năm 2015. Và con số này sẽ còn tăng lên từ từ trong vài năm tiếp theo, dựa trên vài yếu tố sau đây.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thứ nhất, ngày càng có nhiều người tiêu dùng đang mua những sản phẩm kỹ thuật số qua smartphone của họ. Forrester ước tính rằng số lượng smartphone – phương tiện đầu tiên và có thể là duy nhất của rất nhiều người để tiếp cận internet – sẽ vươn tới con số 175 triệu tại Đông Nam Á năm nay và đạt 230 triệu vào năm 2017. Đâu là nhân tố chính thúc đẩy thanh toán mobile qua thiết bị này? Đó chính là game. Ngành công nghiệp game mobile khu vực được dự đoán sẽ đạt doanh thu trên 7 tỷ USD (khoảng 150,000 tỷ VNĐ) vào năm 2019, bởi công ty nghiên cứu Frost & Sullivan.

Thứ hai, mcommerce (thương mại mobile) sẽ hỗ trợ phát triển các hình thức thanh toán trong tương lai. Các công ty đang đẩy mạnh đầu tư vào những “chợ” mua bán online và mobile như Carousell tại Singapore và Tarad tại Thái Lan. Đặc biệt trên Tarad, 35% các khoản thanh toán được thực hiện qua mobile.

Thứ ba, chính phủ các nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích thanh toán mobile. Như chính phủ Malaysia đã bỏ ra tới hơn 240 triệu USD vào Quỹ Đầu tư Chiến lược Nội địa (Domestic Investment Strategic Fund) để phát triển những sản phẩm tài chính mới, trong khi đó Quỹ Tiền tệ Singapore cũng đầu tư khoảng 160 triệu USD vào việc phát triển ngành fintech (công nghệ tài chính) của quốc gia. Vậy nên chắc chắn chúng ta sẽ được chứng kiến nhiều hình thức thanh toán mới, tiện lợi hơn xuất hiện trong tương lai.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, thanh toán mobile tại các điểm bán lẻ, tận dụng giao tiếp trong trường gần, sẽ cần một thời gian nữa để bắt kịp xu thế, “vẫn còn cách xa thời điểm bùng nổ bởi chưa được chấp nhận bởi đông đảo các nhà buôn tại khu vực Đông Nam Á,” theo như Forrester giải thích.

Thanh toán mobile được dùng để làm gì?

Tại những thị trường đang phát triển, phần lớn là mạng ngang hàng peer-to-peer (P2P), và trọng tâm là tiền chuyển khoản. Philippines đã chứng kiến sự tăng trưởng liên tục về số lượng tiền chuyển khoản, tính đến năm 2014 đã lên tới 28 tỷ USD. Những công nhân Philippines di trú trên toàn cầu trước đây luôn phải phụ thuộc vào những công ty chuyển tiền như Western Union để gửi tiền về cho gia đình, nhưng bây giờ họ có thể chuyển hướng tới các công ty telcos và fintech khởi khiệp như Xoom, Remitly, và MatchMove với phí dịch vụ thấp hơn.

Mcommerce xuyên biên giới cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thức đẩy thanh toán mobile tại Đông Nam Á. Theo Forrrester, tại Singapore, 55% người tiêu dùng online mua sắm ngay trên điện thoại của họ, với một lượng đơn hàng đáng kể đến từ các quốc gia bên ngoài. Tại Malaysia cũng tương tự như vậy, kể cả những người không có tài khoản ngân hàng cũng có thể thực hiện các khoản thanh toán trên điện thoại. Tại Thái Lan, các công ty telco như True cung cấp thẻ ảo, trong khi đó tại Indonesia, các công ty fintech khởi nghiệp như Codapay cũng cho phép người dùng mua sản phẩm kỹ thuật số qua thẻ điện thoại.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không phải mọi giải pháp thanh toán mobile sẽ đều thành công

Forrester nhận định rằng, bất cứ hình thức thanh toán mobile nào thành công cuối cùng đều phải phụ thuộc vào việc giải pháp của bạn tốt hơn cái cũ như thế nào về tính đơn giản, tốc độ, bảo mật, và chi phí. Điển hình như thành công của hình thức thanh toán P2P, cho phép gửi và nhận tiền ngay lập tức, vậy nên không cần phải đi đến ngân hàng để đặt tiền hoặc séc.

Một rào cản khác cần phải vượt qua là vấn đề “quả trứng – con gà”, người tiêu dùng sẽ sử dụng một hệ thống thanh toán mà được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà buôn, và ngược lại. Lời khuyên của Forrester là: “Thực hiện quy trình quản lý kinh doanh ‘phải-có’ để thuyết phục người tiêu dùng đăng ký ngay từ đầu, hoặc tạo ra hiệu ứng mạng lưới bằng cách hoạt động tương hợp với những hệ thống khác để vươn tới đại chúng nhanh chóng hơn.”

Cuối cùng, quan trọng là phải có cấp vốn và một mô hình kinh doanh khả thi. Bởi lẽ một hệ thống thanh toán yêu cầu đầu tư lâu dài, chỉ có thể thu về lợi nhuận sau hàng năm trời. Nên nhớ rằng, thanh toán mobile là một ngành kinh doanh ít lãi với số lượng lớn. “Hầu như người tiêu dùng sẽ không trả tiền để sử dụng một hệ thống mới. Các nhà buôn, ngân hàng, và các nhà điều hành hệ thống thanh toán vẫn luôn mâu thuẫn về việc ai sẽ người phải thanh toán hóa đơn chung của họ. Vậy nên chỉ có những hệ thống nào giải quyết được những mâu thuẫn này mới có khả năng thành công cao,” Forrester nhận định.

Theo Techinasia

 

 

Việt Nam là những người chơi game casual "keo kiệt" nhất Đông Nam Á