8 dự đoán về tương lai của thiết kế game (Phần 1)

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 04/07/2013 0:00 AM

Ngành công nghiệp game đang trên đà thay đổi nhanh chóng và điều đó làm cho chúng ta khó có thể dự đoán phương thức thiết kế game sẽ thay đổi ra sao.

Ngành công nghiệp game đang trên đà thay đổi nhanh chóng và điều đó làm cho chúng ta khó có thể dự đoán phương thức thiết kế game sẽ thay đổi ra sao. Bằng cách nhìn vào mô hình người chơi game và nghiên cứu các nguyên tắc kinh doanh cơ bản đằng sau các sản phẩm ... tuy vẫn rất khó để dự đoán một cách chính xác, nhưng chúng ta vẫn sẽ nắm được một chút gì đó của tương lai.
 
1. Giảm chi phí sẽ là mục tiêu hàng đầu
 
Giảm chi phí có thể sẽ là yếu tố lớn nhất trong việc cải thiện sự đổi mới. Hiện nay chi phí để sản xuất một trò chơi đã tăng vọt, lên tới hàng chục triệu, thậm chí trăm triệu cho một sản phẩm có chất lượng cao. Số phận của một trò chơi hay các tính năng, kịch bản của nó đều ràng buộc với yếu tố chi phí sản xuất hơn tất cả mọi thứ khác. Khi một trò chơi cần khoản chi phí lớn để phát triển, nó sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như chết yểu do vốn đầu tư không đủ, hoặc lượng người chơi chi tiền để mua sản phẩm quá ít để có thể thu hồi vốn.
 
8 dự đoán về tương lai của thiết kế game (Phần 1) 1
Những sản phẩm như thế này luôn cần một chi phí cực lớn để sản xuất

Các nhà phát triển độc lập đã giúp giải quyết vấn đề này. Trong những trò chơi của họ, giá trị sản xuất thường được tách riêng với khâu khai thác thiết kế trò chơi, và chi phí sản xuất thấp chưa chắc đã là nguyên do làm sản phẩm bị chết. Tuy nhiên, các loại trò chơi có thể làm ra với một lượng vốn tự đầu tư rất nhỏ sẽ không tránh khỏi những hạn chế.
 
Điều cần thiết lúc này là bước nhảy vọt về việc hạ các chi phí sản xuất, chúng ta sẽ cần một làn sóng những sản phẩm tái sử dụng có chất lượng tốt với một chi phí thấp. Sự đổi mới và sáng tạo thường phát huy sức mạnh tốt nhất trên một nền tảng tốt đã được xây dựng, không phải ngẫu nhiên mà đã có nhiều sự sáng tạo cách mạng tới từ các bản mod game như DotA hay Counter Strike.
 
2. Sự đổi mới về thiết kế sẽ không tác dụng tốt cho kinh doanh nữa
 
Đổi mới thiết kế từng được sử dụng như một đòn bẩy hiệu quả để thúc đẩy ngành công nghiệp game. Sáng tạo ra một phương thức mới có nghĩa là bạn sẽ vượt qua được các sự cạnh tranh ồn ào trên thị trường, gây dựng thêm lòng trung thành cho thương hiệu, tất cả điều đó sẽ giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi hơn. Nó được thúc đẩy bởi các công nghệ mới cho phép tạo ra các thế giới mới và cơ chế mới, cũng như khả năng sử dụng các chủ đề dựa trên thế giới thực. Nhưng khả năng đổi mới đang ngày càng trở nên khó khăn khi mà các ý tưởng đang dần cạn kiệt.
 
8 dự đoán về tương lai của thiết kế game (Phần 1) 2
Ảnh minh họa

Nhiều người đổ lỗi cho các lý do như các nhà xuất bản keo kiệt, đội ngũ phát triển thiếu trí tưởng tượng, người tiêu dùng ngu ngốc, ngân sách hẹp, những hạn chế phần cứng… Tuy nhiên đó chỉ là các nhân tố góp phần chứ không phải là nguyên do gốc rễ của sự việc. Nếu đó là những lý do duy nhất, tại sao sự đổi mới thiết kế không xảy ra tại các công ty không hề gặp phải các vấn đề trên?
 
Ví dụ, Nintendo vẫn dành những nỗ lực lớn trong nghiên cứu và phát triển, sử dụng tài năng hàng đầu của ngành, giữ chi phí hợp lý, nhưng trong suốt quãng thời gian qua vẫn không thể đưa ra một dòng sản phẩm nào mới hay thể loại mới. Blizzard có thể tiếp tục dành gần một thập kỷ chỉ để phát hành một sản phẩm MMO mới. 2 sản phẩm có nhiều người chơi nhất của Valve đều được phát minh bởi những cộng đồng mod, chứ không phải do đội ngũ nghiên cứu và phát triển nội bộ của họ. Tỷ lệ thành công của việc nghiên cứu và phát triển game mới đang nhỏ dần theo từng năm, và đang trở thành một đề xuất kinh doanh kém. Hiện nay, sự tập trung cho đổi mới và nghiên cứu thiết kế game mới đang được chuyển hướng vào những việc như quản lý cộng đồng, phương pháp mới để hút người chơi… tất cả những điều mà làm cho dịch vụ trở nên tốt hơn.
 
(Còn tiếp)