4 vấn đề tồn tại đối với ngành game Trung Quốc

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 28/01/2015 0:00 AM

Các chuyên gia từ chính Trung Quốc lại có nhận rằng mặc dù thị trường game Trung Quốc là lớn nhất thế giới, nhưng nó có tồn tại 4 vấn đề lớn.

Dựa trên những báo cáo tình chính về ngành game thế giới trong năm 2014 vừa qua cho thấy, ngành game Trung Quốc có tổng doanh thu 114,48 tỷ tệ, lần đầu vượt ngưỡng 100 tỷ tệ và tương đương với 18,42 tỷ USD, trong khi đó, doanh thu ngành game Mỹ trong năm 2014 theo báo cáo của NPD Group thì chỉ dừng lại ở mức 13,1 tỷ USD.

Qua đó, các trang tin tức uy tín như Gamesindustry hay Joystiq đã chính thức đăng tải thông tin, công nhận Trung Quốc chính thức vượt mặt Mỹ để trở thành thị trường game lớn nhất thế giới. Nếu như xem xét về khía cạnh phần cứng game, Trung Quốc vẫn chưa thể vượt mặt Mỹ, nhưng nếu chỉ xét về doanh thu phần mềm game, doanh số ở Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia từ chính Trung Quốc lại có nhận rằng mặc dù thị trường game Trung Quốc là lớn nhất thế giới, nhưng nó có tồn tại 4 vấn đề lớn sau:

1. Thiếu năng lực duy trì vận hành và sáng chế các thương hiệu game “gốc”

Một ngành công nghiệp mạnh và bản sắc của một đất nước luôn được khẳng định qua sự thành công của những thương hiệu danh tiếng, đối với ngành công nghiệp game cũng như vậy. Trong lịch sử phát triển hơn 10 năm nay của ngành game Trung Quốc, các thương hiệu game “gốc” hay “thuần Trung 100%" có thể tồn tại đến ngày nay là cực kỳ hạn chế, hầu hết người chơi Trung Quốc đều bị hút hồn bởi các sản phẩm nước ngoài.

Ta có thể kể đến rất nhiều cái tên quen thuộc đã từng làm mưa gió ở Trung Quốc như Legend of Mir, MU, World of Warcraft, DNF, CrossFire, League of Legends…, đều là game được phát triển bởi công ty Hàn Quốc và Âu – Mỹ.

Thêm nữa, những game Trung Quốc tạo được dấu ấn trên thị trường thì có đến phân nửa là sản phẩm thuộc về những thương hiệu lâu đời như Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện, Hiên Viên Kiếm hay Kiếm Hiệp Tình Duyên. Các thương hiệu game “gốc” chất lượng như Chinh Đồ, Mộng Ảo Tây Du hay Đại Thoại Tây Du đều là những “của hiếm”, còn đâu thì hầu hết đều là những sản phẩm mô phỏng theo một nguyên bản nào đó ở nước ngoài, hay cải biên từ các tác phẩm tiểu thuyết như Thiên Long Bát BộTru Tiên.

So sánh với những công ty Âu – Mỹ, một thương hiệu game có thể liên lục phát triển đến chục phiên bản là chuyện dễ hiểu, mặc dù không phải làm mới hoàn toàn, nhưng để duy trì ổn định thôi cũng đã là một công việc không hề đơn giản. Chừng đó thôi cũng đủ để ta có thể thấy rằng ngành game Mỹ hay Nhật Bản thực sự có tiềm lực, trình độ đến thế nào.

Trong năm 2014 vừa qua, các doanh nghiệp game Trung Quốc đều đua nhau sang Nhật Bản để mua lấy IP manga (bản quyền trí tuệ), khiến nhiều người không biết chuyện còn nghĩ rằng các công ty game Trung Quốc đều là những “xưởng chế biếngame Nhật bản. Từ hiện tượng này, ta có thể thấy rõ được phương diện yếu kém của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc.

Nếu như không có thương hiệu game xuất sắc để tiến quân ra thị trường toàn cầu, cho dù Trung Quốc có trở thành thị trường game lớn nhất đi nữa thì ngành game Trung Quốc vẫn sẽ không gây được sức ảnh hưởng lớn tới ngành game toàn cầu.

2. Tăng trưởng phụ thuộc theo số lượng người chơi và đã gần đạt đến giới hạn

Để thị trường game Trung Quốc có thể duy trì tăng trưởng mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua, một phần nguyên nhân là do sự phát triển của ngành game Trung Quốc đang không ngừng trải qua các giai đoạn biến hóa mang tính cách mạng. Mặc dù tăng trưởng của game client trong vài năm gần đây đã có dấu hiệu chững lại rõ rệt, nhưng tổng thể ngành vẫn tiếp tục bành trướng nhờ có những thay đổi bộc phát.

Ta có thể kể đến từng giai đoạn như năm 2008 bắt đầu có webgame, năm 2010 thì có game social, đến năm 2012 lại đánh dấu sự khởi đầu của game mobile, trong tương lai có thể đến cơ hội của game TV và game console.

Ở đằng sau những bước thay đổi mang tính cách mạng đó, lượng người chơi là một nhân tố lớn ảnh hưởng mạnh tới sức tăng trưởng của ngành game Trung Quốc, tuy nhiên, lượng người chơi năm 2014 so sánh với năm 2013 thì chỉ tăng trưởng có 4,6%, cho thấy dấu hiệu hạn chế nhất định. Nhìn lại vài năm trước, năm 2011 có lượng người chơi tăng trưởng đạt 68,5%, năm 2012 là 24,1% và năm 2013 là 20,6%, quả thực ngành game Trung Quốc chưa bao giờ gặp trường hợp lượng người chơi tăng trưởng thấp như năm 2014 vừa qua.

Tỷ lệ tăng trưởng quy mô người chơi game Trung Quốc năm 2015 có thể đạt bao nhiêu? Đây là một câu hỏi khó có thể dự liệu trước được, nhưng với tình hình tăng trưởng chậm chạp như hiện nay thì chắc chắn nó sẽ có ảnh hưởng không tốt tới tỷ lệ tăng trưởng cả ngành game Trung Quốc.

3. Doanh thu bình quân một người chơi (ARPU) còn có thể tăng lên bao nhiêu?

Ta cần lưu ý rằng, trong vài năm nay, doanh thu bình quân một người chơi game Trung Quốc đã tăng từ 135 tệ (khoảng hơn 450,000 VNĐ) trong năm 2011 lên mức 221 tệ (khoảng gần 800,000 VNĐ) trong năm 2014, và gia tăng ARPU cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chỉ số tăng trưởng của ngành công nghiệp game.

Nhưng rốt cuộc thì mức phí 221 tệ đó là cao hay thấp? So sánh với nước Mỹ, hiện nay thị trường game Mỹ đang có 185 triệu người chơi, và có APRU đạt 517 tệ (khoảng 1,600,000 VNĐ) trong năm 2013. Nếu so sánh chỉ số ARPU, Trung Quốc : Mỹ = 1 : 2,3. Nhìn từ con số này, ta thấy rằng lượng ARPU Trung Quốc vẫn còn có thể linh động hơn nữa.

Nhưng nếu so sánh thu nhập bình quân đầu người, dân Mỹ có thu nhập hàng năm đạt trung bình 50,000 USD, tương đương với 30 vạn tệ, trong khi người dân trung Quốc chỉ có thu nhập bình quân năm 2013 đạt 11,831 tệ, tỷ lệ so sánh là Trung Quốc : Mỹ = 1: 25.

Thông qua đó, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng người dân Trung Quốc thua xa người dân Mỹ về phương diện tiền bạc, nhưng chi tiêu cho game thì lại chẳng kém là bao, nguyên nhân có lẽ bởi người Trung Quốc “quá yêu” chơi game rồi. Nhưng nếu như ARPU tiếp tục tăng cao, thời điểm ngươi chơi dân Trung Quốc không thể “nuôi” nổi game nội địa sẽ chẳng còn xa nữa. Thậm chí, lượng người trong ngành không đủ tiềm lực chơi nổi game do chính mình sản xuất cũng không phải ít. Áp lực tiền bạc đề nặng là một vấn đề ngày càng lớn mà game Trung Quốc mang tới cho người chơi của mình.

4. Thiếu tính sáng tạo và tinh thần làm game độc lập (game indie)

Game như thế nào thì được coi là hay và đáng chơi? Ở trước thời kỳ game mobile bùng nổ, mấy chục vạn người làm game Trung Quốc đều chỉ biết phát triển một thể loại duy nhất là MMORPG. May mắn nhờ có sự cách mạng từ game social và game mobile, ngành game Trung Quốc mới thoát khỏi “cơn mê” MMO, bắt đầu thực sự để ý tới chuyện thế nào là gameplay mới, nhưng dựa theo sự bùng nổ của nhiều sản phẩm trong Q4/2014, thị trường game mobile mới nổi đã bắt đầu xuất hiện dấu vết của MMO.

Nhìn sang thị trường Âu – Mỹ, các game có sự đa dạng trên toàn phương diện, từ trang thiết bị bên ngoài, ý tưởng, đến quan niệm phát triển game đều mới mẻ nên mới có thể sáng tạo ra những trải nghiệm game hoàn toàn mới. Trước đây, game thủ Trung Quốc chủ yếu chỉ biết đến chuột và bàn phím, gần đây thì biết thêm tới các thiết bị mobile, mặc dù có cải thiện nhưng các sản phẩm có tính sáng tạo mới mẻ như DOTA Truyền Kỳ thì vẫn là dạng thiểu số. Tổng thể ngành game Trung Quốc vẫn thiếu tính chất đột phá về hình thức game, hay nói cách khác là thiếu thói quen sáng tạo mới độc lập.

Hơn nữa, các game Trung Quốc phát triển đang ngày càng có biểu hiện cực đoan, thiết kế sản phẩm ngày càng có tính trị số hóa, dẫn tới tình trạng gameplay “treo máy” tràn lan, cảm giác thích thú khi trải nghiệm game đều bị nén xuống bởi một chữ “treo”. Khổ nỗi, người chơi không xem tình tiết game, không làm nhiệm vụ, không nắm được thao tác đi phụ bản thì cũng không toàn hoàn là lỗi ở họ, mà một phần nguyên nhân chính là do nhà phát triển mưu lợi, thiết kế game thiếu sáng kiến.

Ngành game Trung Quốc còn có một điểm khác biệt nữa so với thế giới, chính là thiếu mất không gian sinh tồn dành cho những nhà phát triển game độc lập. Ở thị trường game Âu – Mỹ hay Nhật Bản, các nhà phát triển game độc lập rất được xem trọng bởi họ thường đưa ra những sáng kiến mới mẻ, khiến người khác phải kinh ngạc. Nhưng ở thị trường Trung Quốc, game độc lập lại không hề được xem trọng, bởi từ cơ quan ban ngành, truyền thông, diễn dàn đến giới phát triển game đều bị chữ “đại” làm kim chỉ nam, chứ “tiểu” thì hay ho gì.

Không xây dựng môi trường nuôi dưỡng sáng kiến game từ thấp đi lên, hoàn toàn dựa vào quy tắc cạnh tranh thương mại để copy lẫn nhau, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngành game Trung Quốc thiếu đi tính sáng tạo.

 

>>10 dự đoán về thế giới game trong năm 2015 (P1)