Tất tần tật những điều cần biết về cốt truyện của Total War: Three Kingdoms, siêu phẩm game Tam Quốc năm 2018

Tomy  - Theo Helino | 03/07/2018 05:00 PM

Một tựa game thành công là một tựa game mà ở đó có cốt truyện đủ sức hấp dẫn để lôi kéo người chơi, và với một game lịch sử như Total War: Three Kingdom, điều này không cần phải bàn cãi.

Một tựa game thành công là một tựa game mà ở đó có cốt truyện đủ sức hấp dẫn để lôi kéo người chơi, và với một game lịch sử như Total War: Three Kingdom, điều này không cần phải bàn cãi.

Chủ đề trung tâm của cốt truyện dựa trên một câu nói nổi tiếng: “Cái gì hợp lâu sẽ tan, cái gì tan lâu sẽ hợp”. Một đế chế được hưởng nhiều thế kỷ thịnh vượng sẽ chia thành nhiều lãnh địa khác nhau được cai trị bởi các lãnh chúa và gia tộc cho đến thời điểm đó chỉ còn lại ba vương quốc. Từ đó, ba phe phái này sẽ trải qua cuộc xung đột nội bộ và bên ngoài của chính họ cho đến khi đất được thống nhất một lần nữa.

Total War: Three Kingdoms

Câu chuyện diễn ra ở Trung Quốc từ năm 169 đến 280 sau Công nguyên khi triềuu đại nhà Hán đang đi đến giai đoạn cuối cùng của thời kỳ cai trị của mình, đồng thời nổi lên giặc khăn vàng do Trương Giác cầm đầu. Đối đầu với Trương Giác và đội quân bao gồm hàng ngàn nông dân điên cuồng và những kẻ lang thang là sức mạnh của Quân đội Hoàng gia và các chỉ huy khác nhau – Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Kiên, Đổng Trác, và Lữ Bố. Chống lại những người vĩ đại nhất trong độ tuổi, Trương Giác và giặc khăn vàng không thể làm gì ngoài việc bị nhấn chìm. Thật không may, biến động lớn này sẽ dẫn đến nhiều thay đổi lớn lao tiếp theo trong lịch sử.

1) Lưu Bị: dòng dõi vương giả nhà Hán

Lưu Bị là hậu duệ của người sáng lập triều đại nhà Hán, mang trong mình dòng máu đế vương. Ông đã lập hội bàn đào thề kết nghĩa với 2 người anh em là Trương Phi hung dữ và Quan Vũ vô song

Cuộc hành trình của Lưu Bị đưa ông đi khắp Trung Quốc, đấu tranh chống lại những kẻ nổi dậy và phản loạn, hoặc cứu giúp nông dân ra khỏi các lãnh thổ bị chiến tranh tàn phá. Cuối cùng ông gặp được Ngọa Long tiên sinh Gia Cát Lượng, được coi là bậc thầy chiến lược vĩ đại nhất đất nước, ngang bằng với Tôn Tử- người viết cuốn Nghệ thuật chiến tranh. Qua những thử thách và khổ nạn, Lưu Bị cuối cùng đã tìm thấy một vùng đất của riêng mình ở các vùng miền núi phía tây của Trung Quốc, lập nên nhà Thục Hán.

Lưu Bị đã xây dựng được một đất nước hạnh phúc, quân đội phát triển và có những bề tôi trung thành. Trong những thập kỷ trước, ông hiếm khi là một bậc thầy trong lĩnh vực của mình, đôi khi chỉ là một cấp dưới hoặc một vị lãnh chúa nhỏ phụng sự người đỡ đầu của mình. Một trong những người đỡ đầu đó là Tào Tháo, một người bạn tốt, đồng thời là một địch thủ vĩ đại.

2) Tào Tháo : con người thực dụng và có tham vọng lớn lao

Là con trai của một quan chức chính phủ nhỏ, Tào Tháo đã tự định đoạt số mệnh của mình khi đã chứng tỏ được khả năng của bản thân trong cuộc đàn áp khởi nghĩa khăn vàng của quân đội triều đình. Trong những năm sau đó, sự hỗn loạn và chia rẽ của Trung Hoa đã cho Tào Tháo thực hiện các mưu đồ và kế hoạch của mình, mở rộng lãnh thổ và đánh bại những kẻ thù khác.

Tào Tháo sử dụng hậu duệ nhà Hán để làm vua bù nhìn, che giấu tham vọng vô biên của ông ta khi muốn thay thế nhà Hán. Điều này được xem như một biểu hiện của niềm kiêu hãnh và tàn nhẫn. Chủ nghĩa thực dụng đem lại sự lạnh lùng tàn nhẫn, và sự tiến bộ đồng nghĩa với việc nghiền nát các truyền thống lâu đời.

Những tham vọng đó đã dẫn đến sự kiểm soát của Tào Tháo ở miền bắc và miền Trung Trung Quốc sau đó. Những đồng bằng rộng lớn, cánh đồng màu mỡ, và sa mạc trở thành căn cứ quyền lực của ông – nhà Ngụy. Trong số các phe phái tranh giành quyền kiểm soát Trung Hoa, nước Ngụy là kẻ mạnh nhất với đội kỵ binh hạng nặng và bộ binh thiết giáp với quân số áp đảo, tuy nhiên nước Ngụy vẫn không thể tiến công được xuống miền Nam, nơi xuất hiện của Đông Ngô.

3) Dòng họ Tôn: Quyền lực phương Nam

Trong khi Tào Tháo và Lưu Bị có khởi đầu khiêm tốn, gia tộc họ Tôn vẫn duy trì vai trò quan trọng trong việc quản lý các vùng đất phía nam sông Dương Tử. Vị tộc trưởng của họ vào thời điểm đó, Tôn Sách, đã giành được Long Ấn sau khi hỗn loạn nổ ra ở thủ đô. Vật phẩm này là một dấu ấn quan trọng của sự cai trị và báo hiệu số phận của vương triều phương Nam, nước Đông Ngô sẽ có một triều đại lâu dài và thịnh vượng dưới sự cai trị của hai anh em Tôn Kiên và Tôn Quyền.

Đông Ngô về cơ bản là nước trung lập trong cuộc chiến Tam Quốc, khi đôi khi có thể giúp đỡ nhà Thục Hán chống lại nhà Ngụy như trong trận chiến Xích Bích, đôi khi lại ngả theo nhà Ngụy khi có những thỏa thuận về lợi ích của Đông Ngô.

4) Thế chân kiềng Tam quốc

Khi Creative Assembly công bố Total War: Three Kingdoms đầu năm nay, với những người hâm mộ của thương hiệu Total War và bộ truyện Tam Quốc, đây là một giấc mơ trở thành hiện thực. Thương hiệu Total War, được biết đến với mô tả lịch sử về các sự kiện và khoảng thời gian khác nhau trước khi nó được đưa vào thế giới tưởng tượng là sân chơi hoàn hảo với những người hâm mộ lịch sử để khám phá ba vương quốc dưới những góc nhìn khác nhau.

Trò chơi vừa có "Romanticised mode", nơi các tướng lĩnh có thể một mình tả xung hữu đột và tiêu diệt hàng nghìn binh sĩ, vừa có "Classic mode”, nơi người chơi được sống lại với các trận chiến hoành tráng dựa nhiều vào khả năng điều binh khiển tướng, dàn trận cùng với những mưu kế của các chiến lược gia hàng đầu như Gia Cát Lượng, Chu Du, Bàng Thống, Tư Mã Ý. Với việc bám sát vào các dữ kiện lịch sử, tái hiện lại các trận chiến hàng đầu đã quá nổi tiếng, Total War: Three Kingdoms có đủ nguyên liệu để thực hiện một siêu phẩm đối với dòng game chiến thuật đã quá nổi tiếng này để đáp ứng lại sự mong đợi từ các fan hâm mộ.