Tất tần tật những điều bạn có thể chưa biết về Deny – một nghệ thuật trong DOTA 2

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 24/03/2017 04:54 PM

Deny có thể coi là một đặc trưng riêng biệt của DOTA 2, khi mà gần như có rất ít tựa game MOBA quan tâm tới tính năng này.

Đối thủ cạnh tranh chính của DOTA 2, Liên Minh Huyền Thoại cũng không có, trong khi một số tựa game như Heroes of the Storm thì đôi khi chẳng cần quan tâm tới việc last hit quái chứ đừng nói tới deny.

Deny có thể coi là một đặc trưng riêng biệt của DOTA 2, khi mà gần như có rất ít tựa game MOBA quan tâm tới tính năng này. Đối thủ cạnh tranh chính của DOTA 2, LMHT cũng không có, trong khi một số tựa game như HotS thì đôi khi chẳng cần quan tâm tới việc last hit quái chứ đừng nói tới deny.

Chính sự đặc biệt ấy đã tạo nên một phong cách rất riêng cho tựa game nổi tiếng này, khi mà rất nhiều game thủ cho rằng, chính việc đưa tính năng deny vào game đã khiến DOTA 2 trở thành tựa game khó, cũng như có giá trị phân cấp trình độ khá lớn giữa các game thủ. Với LMHT, dù đi đường thua thiệt khá nhiều, nhưng chí ít bạn cũng có thể ôm trụ mà đạt được lượng exp hay gold cơ bản, dù rằng ít ỏi. Nhưng trong DOTA 2 thì quên đi, ngay cả khi không bị giết, đôi khi sự chênh lệch cấp độ cũng như trình độ vẫn được thể hiện rõ nét qua các chỉ số last hit và deny.

Đầu tiên, hãy nói tới khái niệm Deny creep, một thuật ngữ thường thấy mà gần như bất kỳ người chơi DOTA 2 nào cũng biết tới. Hiểu theo một cách đơn giản, deny creep nghĩa là thay vì last hit quái địch, bạn sẽ tấn công đòn cuối cùng vào quái mình, đồng thời khiến đối thủ không thể có được lượng gold khi last hit. Ngoài ra, lượng kinh nghiệm thu được từ mỗi quái vật bị deny cũng chỉ bằng một nửa so với bình thường.

Thậm chí, Ice Frog còn cho phép người chơi DOTA 2 có thể deny creep bên mình khi lượng HP của chúng nhỏ hơn 50%. Và để thêm phần khiêu khích, mỗi creep bị deny sau khi chết thậm chí còn xuất hiện dấu chấm than trên đầu, như một thông điệp gửi tới đối thủ. Đó cũng là những yếu tố có thể phân cấp rõ ràng trình độ của người chơi ngay từ giai đoạn đi lane, điều mà những tựa game MOBA khác đa phần không thể có.

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng chỉ có những đòn đánh tay cơ bản mới có thể deny creep. Trong DOTA 2, một số vị tướng, thông qua bộ kỹ năng của mình cũng có thể deny theo một cách tương đối đặc biệt. Có thể kể qua những hero như Lich hay Engima. Sacrifire của Lich cho phép hero này tiêu diệt ngay lập tức một creep bên mình, để đổi lại một lượng hồi phục mana, và đương nhiên là kẻ địch sẽ không được nhận bất kỳ một lợi ích nào, từ gold cho tới exp của creep bị tiêu diệt. Một kỹ năng khác nhưng hoạt động theo cơ chế tương tự là Demonic Conversion của Engima, nhưng chỉ khác rằng skill này sẽ tạo ra một đàn đệ của Engima mà thôi.

Ngoài ra, không riêng gì creep, những vị tướng trong DOTA 2 cũng có khả năng bị deny một cách đơn giản. Nhưng khác một chỗ, chỉ khi nào HP của chúng dưới 25% thì đồng đội mới có khả năng tấn công các tướng đồng minh. Chỉ có duy nhất 3 skill trong DOTA 2, khi bị cast lên bởi kẻ thù, mới khiến cho bạn có khả năng deny tướng đồng minh. Đó là Doom, Shadow Strike của QoP và Venomous Gale của Vernomancer.

Những kỹ năng tưởng chừng có cơ chế hoạt động giống như Burning Spear của Huskar hay Poison Nova của Vernomancer cũng không thể giúp bạn deny đồng minh. Ngoài ra, Bane là vị tướng duy nhất trong DOTA 2 có thể bóp đồng đội bằng kỹ năng của mình, đó là khi hắn cast Nightmare lên người đồng minh, và trực tiếp gây damage với kỹ năng này. Nhưng nên nhớ rằng, lượng sát thương mà Nightmare gây ra là tương đối nhỏ.

Chưa kể, vẫn có những vị tướng có khả năng tự deny bản thân. Dễ dàng kể ra những gương mặt tiêu biểu như Pudge với Rot, Techies với Blast Off. Bên cạnh đó, còn một vài cái tên không nổi bật nhưng vẫn có tính năng này như Alchemist với việc tự xóc Unstable Concoction vào bản thân. Hay Abaddon với việc sử dụng Mystic Coil. Ngoài ra, Pugna với việc truyền Life Drain vào đồng đội cũng hoàn toàn có thể tự sát nếu thích. Và đừng quên rằng Rubick, bậc thầy ăn cắp kỹ năng cũng hoàn toàn tự sát được nếu hắn chôm chỉa được những kỹ năng kể trên.

Bloodstone cũng là item duy nhất trong DOTA 2 mang lại khả năng tự sát cho người chơi. Và nên nhớ rằng, Ice Frog thiết kế item này thuận tiện tới mức mà các vị tướng sở hữu có thể tự sát dù rằng đang sử dụng gậy lốc, trong trạng thái Ball Lightning của Storm Spirit hay Waveform của Morphling.

Không riêng gì các vật di chuyển như hero hay creep, các tower trong DOTA 2 hoàn toàn cũng có thể bị deny, đồng thời giảm đi lượng gold mà đối thủ nhận được mỗi khi hạ gục được trụ của bạn. Tùy theo cấp độ của trụ, lượng gold phân bố sẽ tăng dần, tính từ trụ 1 vào tới trụ 4.