Tâm sự game thủ: “Các bạn không tự chọc xi lanh vào người thì cũng chả có nhà phát hành nào hút máu được…”

Nga0Du  - Theo Thời Đại | 09/11/2016 08:02 PM

Với cộng đồng game thủ Việt Nam, câu chuyện về việc bị nhà phát hành vắt kiệt túi tiền hay gọi nôm na là “hút máu” đã trở nên hết sức quen thuộc. Thậm chí, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những lời ca thán này ở mọi tựa game online đang phát hành trên thị trường.

Với cộng đồng game thủ Việt Nam, câu chuyện về việc bị nhà phát hành vắt kiệt túi tiền hay gọi nôm na là “hút máu” đã trở nên hết sức quen thuộc. Thậm chí, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những lời ca thán này ở mọi tựa game online đang phát hành trên thị trường.

Tuy nhiên, bất chấp việc ca thán bị vắt kiệt túi tiền, có một thực tế là phần đông game thủ vẫn sẽ gắn bó với game và sẵng sàng cho những đợt “hút máu” tiếp theo. Vòng quay cứ thế lặp lại, lặp lại. Game thủ vẫn sẽ tự nguyện nạp tiền và tiếp tục ca than, chửi bởi nhà phát hành.

Để giải thích cho hiện tượng này, một game thủ của gMO Quyền Vương 98 đã đưa ra đưa ra một vài ý kiến cá nhân:

Dạo vòng quanh Group thấy nhiều thanh niên chửi bới NPH game này nọ,hút máu, event ra liên tục, game chỉ đua cào thẻ chứ k đua cày cuốc…

Nói đi cũng phải nói lại, game online tương tác với nhau,người chơi có quyền không nạp thẻ chả ai cấm cả,còn lý do nếu không nạp thẻ không được tướng ngon thì xin lỗi, ở đời cũng thế thôi. Có tiền nhiều mua xe đẹp, có tiền ít mua xe bình thường, chả có gì phải xoắn đúng không?

Còn nói event ra liên tục? Thế này, bạn ở nhà, nhà hàng xóm buổi sáng có người đến thu tiền cáp, tiền thuê bao internet, thuê bao điện thoại, tiền điện, tiền nước, tiền dịch vụ.... Còn bạn thì chẳng ai đến thu cả. Tại sao? Đơn giản là bạn không có nhu cầu, không sử dụng dịch vụ gì cả thì người ta không thu. Mà hơn nữa, không sử dụng mấy cái đó bạn vẫn sống được bình thường.

Event game cũng thế, người nhu cầu cao, nhiều tiền, người ta xài event, bạn cảm thấy không đủ lực, bạn không xài, thế thôi. Chẳng có cái event nào ra mà nếu không xài bạn bị trừ cấp độ, không xài bạn bị trừ thể lực, không xài bạn bị trừ kim cương cả."

Game thủ này tiếp tục: "Game cày cuốc tích kim cương, cuộc sống đi làm để tích tiền. Những người nhiều tiền họ tô điểm cho cuộc sống, mình ít tiền thì làm cho ĐỦ sống. Game cũng thế, nhiều kim cương thì tướng ngon hơn, ít kim cương thì đủ để duy trì đội hình. Đơn giản là không nạp thẻ, không cào thẻ nhiều bạn cũng chơi được, chẳng mất đi tính năng gì cả, nạp thẻ vào, bạn có ưu đãi, thế thôi.

Vậy nên các thanh niên ngừng kêu ca đi. Nói rất nhiều rồi, chửi người giàu ăn hết phần thì cố gắng mà giàu hơn họ, còn không đủ lực thì chấp nhận đi sau. Event cũng thế, có kim cương thì ăn, không có kim cương thì bỏ. Game vốn rất công bằng, chẳng qua các bạn ích kỷ rồi tự bịa ra game hút máu thôi. Các bạn không tự chọc xi lanh vào người thì nph cũng chả hút được, vậy nên suy nghĩ lại đi nhé!

Còn về vấn đề sv VN đãi ngộ không bằng sv Trung Quốc thì vấn đề là sv mình mua bản quyền sv họ, vậy nên sự kiện nào cũng phải cắt giảm để bù vào phí bản quyền, đơn giản là thế. Ngừng kêu ca và tận hưởng game đi các bạn”.

Không chỉ ở tại Việt Nam, khái niệm “pay to win” - trả tiền để giành chiến thắng cũng đang được quan tâm rất nhiều trên thị trường thế giới. Những cuộc tranh cãi kịch liệt vẫn xảy ra như cơm bữa và không hề có dấu hiệu dừng lại.

Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân của tôi, tôi cảm thấy đồng tình với ý kiến của game thủ trên. “Các bạn không tự chọc xi lanh vào người thì cũng chả có nhà phát hành nào hút máu được…”.Tôi nghĩ rằng hiện nay khái niệm “pay to win” nên được chấp nhận từ cả hai phía người chơi và nhà phát triển. Với nhà phát triển, không nên lạm dụng những lời nói dối theo kiểu “chúng tôi không phải là một trò chơi trả tiền để giành chiến thắng”. Hãy nhìn vào thực tế và thừa nhận chúng như một phần tất yếu.

Tương tự như vậy với các game thủ, các bạn nên chấp nhận một thực tế rằng bạn phải bỏ ra một khoản phí để có thể có được những trải nghiệm game tốt nhất (kể cả là với những tựa game free to play). Nếu bạn không thể sống với điều đó, có lẽ bạn nên tìm một sở thích khác ngoài game. Hoặc một cách khác, hãy thay đổi quan điểm về “chiến thắng” của mình trong game.