Tại sao game của người Nhật luôn phải "đọc" nhiều hơn chơi mà game thủ vẫn mê tít?

Tiến Zeus  - Theo Helino | 19/04/2019 04:45 PM

Không như những game nhập vai khác, người Nhật luôn biết cách lồng ghép khéo léo những câu chuyện vào trò chơi của mình để tránh mang lại sự nhàm chán.

Trước hết, cần phải làm rõ một điều rằng người Nhật rất hay làm game thuộc thể loại RPG (gam nhập vai). Mà đã là game nhập vai thì hẳn phải cần một cốt truyện lôi cuốn hơn là những màn chiến đấu kinh điển. Không như những game nhập vai khác, người Nhật luôn biết cách lồng ghép khéo léo những câu chuyện vào trò chơi của mình để tránh mang lại sự nhàm chán. Vậy họ đã làm bằng cách nào?

Tại sao game của người Nhật luôn phải đọc nhiều hơn chơi mà game thủ vẫn mê tít? - Ảnh 1.

Nó không giống như Metal Gear Solid, một tựa game được thiết kế như một bộ phim tương tác. Hoặc như hầu hết những tựa game bom tấn khá như "Uncharted" hoặc "Last of Us", chúng đều chưa hẳn là một game nhập vai hoàn chỉnh. Phần lớn cốt truyện của chúng mang tính điện ảnh hơn rất nhiều. Có rất nhiều lời thoại có thể lồng tiếng bởi các diễn viên, từ đó câu chuyện được sinh động hơn khiến người chơi dồn mọi sự tập trung vào gameplay.

Tại sao game của người Nhật luôn phải đọc nhiều hơn chơi mà game thủ vẫn mê tít? - Ảnh 2.

Hơn nữa, những cái tên kể trên đều có một thời gian chơi game rất ngắn (khoảng 10 giờ). Nếu là một game nhập vai chính hiệu thường có một câu truyện rất dài, do đó người chơi phải bỏ ra không dưới 40 giờ để có thể chơi hết nó. Và it nhất hơn một nửa trong số 40 giờ đó được dùng để dẫn dắt cốt truyện.

Không chỉ có người Nhật, nhiều tựa game trên thế giới cũng có một cốt truyện rất dài, kèm theo đó là rất nhiều đoạn hội thoại khiên người chơi phải đọc thật kỹ mới hiểu được. Có thể kể đến ở đây là Planescape Torment.

Tại sao game của người Nhật luôn phải đọc nhiều hơn chơi mà game thủ vẫn mê tít? - Ảnh 3.

Hầu hết cách kể chuyện trong những tựa game RPG của Nhật Bản đều bắt nguồn từ thể loại Visual Novel. Nhật Bản có truyền thống lâu đời về tiểu thuyết hình ảnh - về cơ bản là tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên được dịch sang định dạng hình ảnh. Chúng sử dụng nghệ thuật nhân vật, bối cảnh và đối thoại. Nó phổ biến vì có chi phí thấp để sản xuất và rất hiệu quả trong việc kể chuyện.

Phong cách này đã được chuyển sang phần lớn các trò chơi video của Nhật Bản khi họ muốn kể một câu chuyện. Bởi vì nó dễ dàng, hiệu quả và hấp dẫn hơn nhiều so với cái cách mà như các tựa game kiểu Planescape Torment làm.