Soul Society trong Bleach khác với tất cả định nghĩa Tử thần ở anime khác như thế nào?

Bảo Lâm  Phụ nữ mới | 19/08/2023 01:00 PM

Bleach đã mang đến một thế giới của các Tử thần hoàn toàn khác trong suy nghĩ của nhiều người.

Một trong những chủ đề hấp dẫn nhất trong thế giới anime là khái niệm về Soul Society (Linh Giới) trong manga/anime Bleach, kiệt tác của Tite Kubo. Trong Bleach, Soul Society được mô tả là một trong hai nơi mà các linh hồn có thể đến sau khi họ qua đời, nơi còn lại là địa ngục.

Soul Society trong Bleach khác với tất cả định nghĩa Tử thần ở anime khác như thế nào?  - Ảnh 1.

Soul Society là nơi cư trú của các Shinigami (Thần chết) và những linh hồn trước khi được tái sinh vào cõi người. Vùng đất này được hình thành như một thành phố khổng lồ được bao quanh bởi một vòng các bức tường khổng lồ.

Ý tưởng về Shinigami không phải là mới trong anime. Một số sê-ri, bao gồm Soul Eater, Death Note, Black Butler đều đã thể hiện khái niệm này. Tuy nhiên, cách miêu tả của Tite Kubo về Soul Society và Shinigami trong Bleach lại khác theo một số cách. Đó là một cách tiếp cận sáng tạo và hấp dẫn.

Soul Society trong Bleach khác với tất cả định nghĩa Tử thần ở anime khác như thế nào?  - Ảnh 2.

Các Shinigami trong Bleach giống như những người hùng bảo vệ linh hồn

Nói tóm lại, Shinigami của Bleach được coi là anh hùng hơn so với các anime khác. Tác giả của Bleach đã tiếp cận chủ đề Shinigami - thần chết trong văn hóa Nhật Bản theo một cách khác, đối lập với những sê-ri như Death Note hay Black Butler.

Trong Bleach, các Soul Reaper hay Shinigami của Soul Society phục vụ để bảo vệ con người khỏi những linh hồn xấu xa được gọi là Hollow. Hollow trước đây vốn là linh hồn của con người nhưng không được gửi đến Soul Society sau khi qua đời. Theo thời gian họ trở nên thèm khát linh hồn con người, dù là người còn sống hay đã mất. Bằng cách sử dụng Zanpakutō (Trảm phách đao) của mình, các Soul Reaper thanh tẩy các Hollow và quản lý việc chuyển đổi linh hồn.

Soul Society trong Bleach khác với tất cả định nghĩa Tử thần ở anime khác như thế nào?  - Ảnh 3.

Ngược lại, các bộ anime khác đã mô tả Shinigami theo những cách khác nhau. Ví dụ, trong Death Note, Ryuk và các Shinigami khác là những nhân vật đen tối và nham hiểm, không có chủ nghĩa anh hùng. Những Shinigami này có thể kiểm soát vận mệnh của một ai đó thông qua một cuốn sổ gọi là Death Note.

Black Butler cũng đề cập đến một khái niệm tương tự, nhưng Thần chết trong loạt phim đó đứng ở phía trung lập. Nhiệm vụ chính của họ là xem xét và thu thập linh hồn, không can thiệp vào công việc của con người.

Soul Society trong Bleach khác với tất cả định nghĩa Tử thần ở anime khác như thế nào?  - Ảnh 4.

Soul Eater lại giới thiệu khái niệm Shinigami, kết hợp chúng vào câu chuyện theo một cách độc đáo. Shinigami trong anime này là giáo viên và có thể biến thành vũ khí.

Soul Society của Bleach lại càng độc đáo, quy mô hơn, chiếm vị trí trung tâm của câu chuyện, với hệ thống phân cấp và quy tắc riêng. So với một Soul Society được tổ chức tốt như vậy, chỉ có một vài anime đã tạo ra được một thế giới toàn diện cho Shinigami.

Mô tả Shinigami trong Bleach đã mang đến một cái nhìn sâu sắc về sự phức tạp và đa dạng của văn hóa Nhật Bản, tạo sự khác biệt đáng kể so với các cách hiểu khác về anime.