Scarlett, nói một cách công bằng, cô ấy đến để truyền cảm hứng cho mọi người, chứ không phải để cứu vớt bộ môn StarCraft II

ầu tiên hãy bắt đầu với một thực tế, cho dù nó có gây tranh cãi hay không. Giờ đây, nhiều phóng viên game trên toàn thế giới cũng đều đồng ý với nhau một điều, StarCraft, hay cả StarCraft II hiện tại đã trở thành "dead game", với số lượng người theo dõi giải đấu và số lượng game thủ chuyên nghiệp giờ đây chỉ còn là một con số lẻ nhỏ nhoi nếu đem so với hào quang quá khứ. Có lẽ, StarCraft đã suy bại từ năm 2010, khi scandal bán độ khiến cộng đồng mất đi niềm tin vào tựa game chiến thuật hoàn hảo, chỉ vài tháng trước khi StarCraft II chính thức ra mắt.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 2.

Scandal bán độ năm 2010 đã khiến làng StarCraft Hàn Quốc chấn động, và 11 game thủ chuyên nghiệp đã bị cấm thi đấu vĩnh viễn bởi KeSPA.

Giờ đây bản thân StarCraft II chẳng thể nào so bì được với cả CS:GO hay PUBG, chứ đừng nói đến chuyện cạnh tranh ngôi vị độc tôn làng thể thao điện tử vốn vẫn đang vững chãi vô cùng của LMHT. Năm 2016, KeSPA tổ chức mùa cuối cùng của StarCraft Proleague, sau một scandal bán độ chấn động Hàn Quốc, lần này là của Lee "Life" Seung Hyun, cùng số liệu người xem ngày càng suy giảm.

Năm 2017, mọi chuyện không khá khẩm hơn là bao nhiêu, cho đến khi Thế vận hội mùa đông tổ chức tại Pyeong Chang hồi đầu năm 2018 vừa rồi, lần đầu tiên StarCraft II là một bộ môn thi đấu trong khuôn khổ Olympic. Tại đó, tựa game không nhận được thêm nhiều sự quan tâm chú ý hơn, nhưng thay vào đó, một gương mặt mới xuất hiện và khiến cả làng game bàng hoàng. Đó là Sasha Hostyn, game thủ 24 tuổi với nickname Scarlett. Hàng vạn người còn gắn bó và theo dõi StarCraft II bất ngờ với màn trình diễn của cô.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 3.

Trừ một khoảng thời gian ngắn thử sức với DOTA 2, kể từ khi trưởng thành đến giờ, cô gái của chúng ta đã chọn, và coi StarCraft II là bộ môn thể thao điện tử "kiếm cơm" của mình. Hầu hết mọi đồng tiền cô kiếm được, đều đến từ việc thi đấu StarCraft II ở đẳng cấp chuyên nghiệp. Vậy cô giỏi cỡ nào? Hãy lên YouTube tìm một đoạn video clip POV của Scarlett và thưởng thức. 

Tốc độ, kỹ năng và phản xạ của cô rất có khả năng sẽ khiến bạn choáng váng và chóng mặt đúng nghĩa đen nếu như không quen. Màn hình của cô nháy liên tục, lúc này thì gán đạo cho những đạo quân mới. Chỉ một tích tắc sau, cô đã chuyển sang điều khiển những con Zergling đi do thám bản đồ, và lập tức quay trở về nhà chính để điều những đơn vị quân vừa được tạo ra. Tốc độ, dám khẳng định, không phải người bình thường nào cũng nắm bắt kịp.

Sáu năm trời làm một game thủ StarCraft II chuyên nghiệp, Scarlett đã đả bại hết những nhà vô địch này đến thần đồng khác, nhưng mãi đến tháng 2 vừa rồi, cô mới chính thức có danh hiệu lớn đầu tiên của cuộc đời. Đó là khi, Scarlett hạ gục Kim "sOs" Yoo Jin để trở thành nhà vô địch IEM PyeongChang, trong khi đang khoác trên mình bộ đồng phục Olympic với lá quốc kỳ Canada.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 4.

Thành công, nổi tiếng là như vậy, thế nhưng để đi tìm những thông tin về Scarlett, thì ngoài thành tích thi đấu ra, bạn gần như chẳng tìm được thứ gì, và hầu hết trong số chúng, thực tế cũng chẳng hề quan trọng.

Đầu tiên, cô là một người Canada. Quốc tịch của cô gái trẻ này vô tình tạo ra một cuộc tranh luận nho nhỏ, vì từ trước tới nay, những 'gosu' của làng StarCraft II đều xuất thân từ Hàn Quốc. Để dễ hình dung, trước đây, Scarlett đã trở thành 1 trong số 5 người "không phải Hàn Quốc" đầu tiên trong lịch sử bước chân vào vòng tứ kết một giải đấu StarCraft League quy mô vô địch thế giới.

Trước đó, chỉ có những cái tên hiếm hoi bước vào được vòng Ro8 của một giải Global StarCraft League, như HuK, NaNiwa, IdrA hay Jinro là đủ sức đối chọi lại những gosu Hàn Quốc. Trước một bộ môn bị thống trị bởi một quốc gia duy nhất, nơi sản sinh toàn những vị thánh APM, đánh nam dẹp bắc và biến nó trở thành một cường quốc eSports như Hàn Quốc, Scarlett là một cái tên có phần bí ẩn.

Nếu như CS:GO chia những khu vực như Đông Âu, Bắc Âu hay Bắc Mỹ, thì StarCraft II chỉ có hai phần: Hàn Quốc, và phần còn lại của thế giới, nơi khán giả đơn giản chỉ gọi những game thủ không-phải-người-Hàn là "foreigners".

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 5.

Điều quan trọng thứ hai, cô là một nữ game thủ. Vâng, cả tôi, và cả các bạn đều biết rằng, Scarlett là một game thủ chuyển giới. Thế nhưng không chỉ thi đấu game ở cấp độ chuyên nghiệp, cô gái của chúng ta còn can đảm tới mức phẫu thuật chuyển đổi để sống đúng với giới tính thật của bản thân. Nội hai điều đó thôi, Scarlett cũng xứng đáng được chúng ta gọi là một nữ game thủ, một cách đầy tôn trọng, như đúng mong muốn của bản thân cô, chứ không phải chỉ đơn thuần là một game thủ chuyển giới.

Gọi Scarlett là nữ game thủ thành công nhất làng StarCraft II có vẻ chưa đúng, vì kỳ thực, cô là nữ game thủ duy nhất thi đấu ở cấp độ kỹ năng cao như thế này. Bên cạnh cô, tuyệt đối không có những nữ game thủ khác thi đấu cùng "hạng cân". Dĩ nhiên, vẫn có những cô gái chơi StarCraft II chuyên nghiệp như Seo "ToSsGirL" Ji Soo thời kỳ BroodWar, hay Kim "Aphrodite" Ga Young hiện tại, nhưng Scarlett, nói đơn giản là ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Tính đến thời điểm hiện tại, Starcraft II World Championship Series đã ghi danh 137 nhà vô địch, và 136 người còn lại đều là nam giới.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 6.

Trong bảng xếp hạng của Aligulac, Scarlett đứng thứ 17 trước khi IEM PyeongChang diễn ra, và hiện tại, cô đứng thứ 11. Ngay cả trước khi giành lấy giải thưởng 50.000 USD tại Thế vận hội mùa đông, cô đã là nữ game thủ có tổng số tiền giải thưởng cao nhất thế giới, không chỉ riêng StarCraft II mà tính toàn bộ những môn eSports có nữ giới tham gia. Đó là số liệu của Tổ chức kỷ lục Guinness thế giới.

Nhưng IEM PyoengChang cũng chỉ là một bước lên tới đỉnh vinh quang của cô gái 24 tuổi. Ngày 09/03, cô sẽ chính thức bước vào vòng đấu 1/8 của Global StarCraft League, giải đấu uy tín nhất của bộ môn này. Kể từ năm 2011, chưa từng có một nữ nhân nào, và thậm chí chưa từng có người nước ngoài nào bước được vào vòng đấu này. Nó là cuộc chơi nội bộ của người Hàn Quốc, cho đến khi Scarlett xuất hiện.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 7.

Liệu được mấy trò chơi quy tụ được số lượng cổ động viên nhiệt thành như StarCraft?

Giờ đây, bộ môn từng là đỉnh cao của thể thao điện tử, chỉ còn lay lắt tồn tại để phục vụ vài vạn người xem ít ỏi. Thực sự thì so với thời kỳ Brood War, những con số về lượng người xem đều rất khó để vượt qua, ngay cả đối với những game eSports hiện đại. Không có nó, chúng ta thậm chí còn không có toàn bộ mô hình eSports hoạt động trơn tru, với hệ thống truyền hình, những kênh stream phát trực tiếp game bùng nổ sôi động như ngày hôm nay.

StarCraft khi ấy phổ biến, nổi tiếng và hái ra tiền tới mức, bản thân chính phủ Hàn Quốc cũng phải giữ một "suất" cho một team có tên Air Force ACE, nơi những game thủ đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc vẫn có thể tập luyện và thi đấu trong giải Proleague. Nhưng rồi, khi ánh hào quang qua đi, giờ đây nhưng tài năng trẻ của làng Overwatch Hàn lên ngôi, họ phải mở Google chỉ để biết... Mun "MMA" Seong Won là ai!

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 8.

Tháng này, StarCraft: Brood War sẽ chính thức bước sang tuổi 20, và sức sống của nó vẫn rất trường tồn. Bất chấp việc Blizzard tung ra phiên bản Remastered vào cuối năm ngoái, tại Hàn Quốc, những giải đấu sử dụng bản game cũ, chấp nhận những vấn đề về đường truyền và chế độ spectator để thi đấu. Dù APM của những game thủ đã chẳng còn như thời đỉnh cao, đẳng cấp thì vẫn còn đó và fan trung thành vẫn nán lại thưởng thức từng trận đấu tuyệt vời.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 9.

Trong khi đó, StarCraft II đã bước sang tuổi thứ 7. Nhiều giải đấu nhỏ, nhiều team chuyên nghiệp đã giải thể hoặc tan rã, nhưng World Championship Series và các giải Major lớn thì vẫn được tổ chức và có được những phản hồi vô cùng tích cực. Dĩ nhiên là game thủ thì vẫn bị trả lương thấp hơn so với khả năng của họ, còn hy vọng về tương lai của StarCraft II thì thiếu tích cực hơn bao giờ hết, nhưng vẫn còn đó những kẻ dám bỏ hết tuổi thanh xuân để trở thành người giỏi nhất, ở một trong những tựa game chiến thuật khó nhất lịch sử.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 10.

Về phần Blizzard, StarCraft II không phải tựa game đem về nhiều tiền nhất cho họ. Nhưng thay vào đó, họ có World of Warcraft, Hearthstone và Overwatch, những cỗ máy in tiền đúng nghĩa đen. Người ta nói "Hổ phụ sinh hổ tử" là vậy. Dù không còn được như xưa, nhưng StarCraft II vẫn là một trong những trụ cột của Blizzard, và nó sẽ không thể biến mất trong một sớm một chiều.

Và chính StarCraft II là thứ khiến người ta nhận ra, dù làng game có phát triển tới đâu, thì sự bấp bênh của nó cũng không biến mất. Game mới, game hay ra thường xuyên, nhưng hiếm game nào trụ được lâu, vì sự sợ hãi của chính game thủ. Họ sợ một ngày không còn hứng chơi, không còn thấy tựa game đủ hấp dẫn nữa, và thế là tựa game dần chìm vào quên lãng.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 11.

eSports cũng như vậy. Sự phát triển của phần cứng biến thể thao điện tử trở thành một cuộc chơi nơi ai càng sáng tạo và chiều lòng fan càng thành công. Sở dĩ như vậy là vì, 5, 10 năm nữa, LMHT rốt cuộc cũng sẽ trở thành một cái tên người ta ghi nhớ, giống hệt như StarCraft của 10 năm về trước vậy. Nó sẽ bị bỏ xó và thế chỗ là một tựa game mới, hay hơn, chân thực hơn, cuốn hút người trẻ hơn. Hoặc cũng có thể, nhà phát hành game quyết định tắt server, không hỗ trợ những tựa game cũ nữa. Nhưng nguy hiểm hơn cả, một tựa game sẽ không thể tồn tại, nếu bạn, một game thủ, không tìm được bất kỳ ai để chơi cùng.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 12.

Rồi một ngày, World Championship Series, The International hay thậm chí cả World Championship sẽ nhường chỗ cho những giải đấu khác. Ngày đó, chắc chắn sẽ là một ngày buồn. Nhưng chúng ta sống vì thực tại, và sẽ thật phí phạm nếu không tận hưởng những thứ thực tại, thứ được ví von là món quà, đem tới cho chúng ta. Và đó là nơi Sasha Hostyn tỏa sáng.

Scarlett: Nữ game thủ dù chơi dead game vẫn đủ sức truyền cảm hứng cho cả chục nghìn người - Ảnh 13.

Cô có thể không bao giờ trở thành VĐV StarCraft vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngay sau chiến thắng vang dội ở IEM PyeongChang, cô đã bị loại ở IEM Katowice, Ba Lan chỉ chưa đầy 1 tháng sau đó. Cô không phải một siêu nhân, mà chỉ là một cánh én nhỏ mà thôi. 

Nhiệm vụ của Scarlett là chơi thật tốt, chứ không phải sửa lại tình trạng mất cân bằng giới tính của làng eSports hiện tại. Nhiệm vụ của cô càng không phải là đem 80 triệu người xem quay trở lại với StarCraft II, con số mà LMHT đã đạt được trong năm 2017 vừa rồi. Con số này của StarCraft II chỉ là 100 nghìn mà thôi!

Scarlett ở đây, vào lúc này, đơn giản chỉ để chơi tựa game cô giỏi nhất, và từ đó truyền cảm hứng cho bất kỳ ai còn có hứng thú nán lại thưởng thức những trận đấu có cô cầm trong tay đạo Zerg mà thôi.

Nút Chuối
Theo Helino10/03/2018