Sau tất cả, liệu các hãng game lớn còn muốn "chơi chung" với Steam hay không?

Tiến Zeus  - Theo Helino | 07/05/2019 11:00 AM

Bethesda, EA và Activision là những tên tuổi lớn rời bỏ Steam để đi tìm vùng đất của riêng mình.


Một trong những cú phốt lớn nhất của làng game chính là việc Bethesda và lần lượt các hãng game khác quyết định “nghỉ chơi” với Steam - thị trường phân phối game lớn nhất tiện tại. Dường như việc này đã làm các bên trở mặt với nhau và đã có một số bên lãnh hậu quả khá nhiều.

Sau tất cả, liệu các hãng game lớn còn muốn chơi chung với Steam hay không? - Ảnh 1.

Thị trường game PC trước giờ vốn yên bình nay bỗng dưng nóng hổi nhờ vào các vụ tranh cãi và đấu đá nhau giữa các hãng làm game. Như cái cách mà Bethesda công bố Fallout 76 sẽ chỉ được phát hành trên nền tảng Bethesda Launcher. Điều này làm cộng đồng game thủ phản ứng gay gắt vì đa phần trong số họ đã quá quen với việc chơi game ở nền tảng Steam.

Sau tất cả, liệu các hãng game lớn còn muốn chơi chung với Steam hay không? - Ảnh 2.

Không lâu sau đó, Bethesda cũng đã lãnh ngay hậu quả của việc chơi lớn này. Số lượng người chơi sút giảm không phanh, đã vậy game còn lỗi liên miên khiến fan ngao ngán lắc đầu. Có lẽ vì thế mà gần đây, Bethesda đã chủ động đánh tiếng về việc muốn quay trở về với Steam.

Câu chuyện cũng tương tự đối với những hãng sản xuất game lớn trên thị trường hiện nay như Activision và EA. Họ lần lượt rời bỏ Steam để nuôi tham vọng bá chủ trên thị trường game. Những hãng game lớn từ lâu đã âm thầm xây dựng cho mình một nền tảng riêng, điều này mang lại cho họ rất nhiều thuận lợi.

Trước mắt, họ có thể ôm trọn lợi nhuận mà không cần phải chia cho bất kỳ bên thứ 3 nào. Một khi họ đã có đủ lượng fan nhất định, việc tách ra khỏi Steam cũng sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến sự thu hút của mình. Với những series game đã đạt được tiếng tăm sau một thời gian dài, không có lý do gì để họ không đưa chúng về nền tảng riêng của mình cả.

Sau tất cả, liệu các hãng game lớn còn muốn chơi chung với Steam hay không? - Ảnh 3.

Thứ hai, họ sẽ thoải mái phát triển những sản phẩm của mình mà không phần phải nhìn mặt bất cứ bên thứ ba nào. Tất nhiên với những nền tảng của riêng mình, họ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể phát triển những tựa game và thỏa sức sáng tạo.

Còn về phía Steam thì sao, liệu họ có bị ảnh hưởng gì khi mất đi những đối tác sừng sỏ trên? Câu trả lời là không, tất nhiên Steam vẫn đang là một thị trường béo bở cho bất kỳ hãng game nào muốn hợp tác. Tuy rằng có vài hãng game lớn rời bỏ, nhưng họ vẫn còn đó hàng hà sa số những hãng game nhỏ lẻ luôn sẵn sàng hợp tác bất cứ lúc nào. Vấn đề duy nhất của Steam bây giờ có lẽ chỉ là nghĩ cách làm sao để đưa ra được những chính sách tốt hơn cho họ mà thôi. Có thể nói, vắng mợ chợ vẫn đông.

Sau tất cả, liệu các hãng game lớn còn muốn chơi chung với Steam hay không? - Ảnh 4.

Cụ thể, việc Bethesda rời bỏ Steam thât sự không mang lại ảnh hưởng gì lớn lao. Ngược lại, chính Bethesda mới là người cần đến Steam để quảng bá hình ảnh của họ. Còn EA, họ luôn luôn tìm cách móc túi người dùng. Dường như tiền mới chính là động lực chính để thúc đẩy họ làm game mà thôi. Liệu Steam có cần một đối tác như vậy? Activision thì còn thảm hơn, họ đã góp công rất lớn cho việc làm sụp đổ hầu hết những tựa game khi thâu tóm Blizzard. Tất nhiên là Steam sẽ không cần một đối tác có một tương lai chập chờn như vậy. Về phần Blizzard thì cũng không khá hơn là mấy. Kể từ khi họ bị thâu tóm thì dường như mọi hoạt động đều đi vào ngõ cụt. Và Steam đủ khôn ngoan để biết mình cần phải làm gì.

Sau tất cả, liệu các hãng game lớn còn muốn chơi chung với Steam hay không? - Ảnh 5.

Tóm lại, Steam thật sự không có lý do gì để luyến tiếc những đối tác đã rời bỏ mình. Nền tảng này của Valve đã và đang làm rất tốt ở thị trường game hiện tại. Steam có một hình ảnh uy tín, là nơi đáng tin cậy cho các hãng game khác muốn quảng bá cho công ty mình. Chỉ cần giữ được những chính sách hiện tại (như Trading Card, khả năng mua bán trao đổi item và game giữa các game thủ với nhau,… ), thì Steam sẽ không bao giờ lo lắng về việc có ai rời bỏ mình hay không.