Hadoken: Chưởng lực lâu đời nhất nhì làng game

Tequila  - Theo Trí Thức Trẻ | 02/09/2015 0:00 AM

Chẳng mấy ai là không biết tổ hợp phím để tung ra chiêu thức này trong Street Fighter, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa chắc bạn đã nhớ tới.

Một vài năm trước ngay sau khi series game đối kháng đình đám Street Fighter ăn mừng ngày kỉ niệm 25 năm tuổi, một hình ảnh mang tính biểu tượng được lan truyền khắp Nhật Bản: Nhân vật thứ nhất trong tấm ảnh có tư thế rướn mình về phía trước, chân trụ gập lại trong khi chân còn lại xoạc dài về phía sau. Đầu của ngưới này hơi cúi thấp, hai tay chụm lại với các ngón tay hơi quặp như kiểu ra chiêu Kamehame trong series Dragonball. Người thứ hai, cách người thứ nhất khoảng 1 mét, đang ra đòn trong không trung, và có vẻ như sắp phải lãnh nguyên một quả cầu ánh sáng vào người. Tựa đề của tấm hình này chỉ có 1 từ đơn giản: “Hadoken!”

http://3ebd2a0c0ea48a333aea-1f531def8e8befb67be56667ce3edd11.r77.cf1.rackcdn.com/3f8b17b89280a4923aabf326616ccd39548327dd.jpg__620x348_q85_crop_upscale.jpg

Đây có lẽ là cảnh tượng đã quá quen thuộc đối với bất kì game thủ Street Fighter nào, bởi đó chính là Hadoken - chiêu thức kinh điển của dòng game 28 năm tuổi, được đưa lên làm một biểu tượng đại diện cho sức ảnh hưởng của dòng game này đối với thế giới game fighting. Chiêu thức đặc biệt này có vẻ mang hơi hướng quan niệm võ học của phương Đông. Hadoken là một từ tiếng Nhật, dịch nôm na ra là “cú đấm sóng chuyển động”, theo như trong game, thì được thực hiện bằng cách tích tụ “khí” vào hai bàn tay, sau đó bắn về phía đối thủ.

Thế nhưng trong thực tế, cha đẻ của dòng Street Fighter, ông Takashi Nishiyama, đã chịu ảnh hưởng từ những ý tưởng khoa học viễn tưởng hơn là từ võ thuật khi sáng tạo ra chiêu thức này. Nishiyama đã cường điệu hóa những chiêu thức võ thuật trong thực tế thành những chiêu như cú đấm móc lửa – Shoryuken – hay cú đá xoay trực thăng – Tatsumaki Senpukyaku, thế nhưng ý tưởng về Hadoken lại được hình thành từ bộ anime Space Battleship Yamato.

Chiếc tàu chiến không gian trong phim có một loại súng laser tên Hadouho tích tụ năng lượng trước khi bắn vào tàu đối phương. Nishiyama lấy ý tưởng này áp dụng vào game và chuyển nó thành một đòn tấn công tầm xa, thường được dùng để giữ khoảng cách với kẻ thù. Chiêu thức này xuất hiện trong cả 2 tựa game của ông là bản Street Fighter đầu tiên và Fatal Fury.

Hadouken không phải bắt chước từ Dragon Ball như nhiều người lầm tưởng.

Chiêu Hadoken không phải là một chiêu thức mà bất cứ nhân vật nào trong game cũng có thể học được, mà được gắn liền chặt chẽ với cốt truyện của game. Chỉ một số nhân vật nhất định, những người theo trường phải karate Shotokan mới có thể thực hiện được chiêu thức này. Hơn nữa, kích thước, màu sắc, hình dạng và đặc tính các Hadoken cũng có mối liên quan với các nhân vật. Ryu, người dẫn đầu dàn nhân vật của Street Fighter, sở hữu một Hadoken mang tính hủy diệt, bay rất nhanh trong không khí. Với một tổ hợp nút khác, quả cầu năng lượng có thể bùng cháy, thể hiện sự giận dữ tiềm ẩn bên dưới vẻ ngoài điềm tĩnh của Ryu.

 

http://3ebd2a0c0ea48a333aea-1f531def8e8befb67be56667ce3edd11.r77.cf1.rackcdn.com/fcad4800b1fd8bcc6837892a7bf19da54fac7322.jpg__620x348_q85_crop_subject_location-4701,1087_upscale.jpg

Ken – người bạn tốt nhất của Ryu, là một anh chàng có lối đánh tốc độ và tính tình xốc nổi hơn. Ken là một đấu sĩ thiên về cận chiến với một chiêu Shoryuken Dragon Punch cực mạnh, bù vào đó là một quả Hadoken chậm hơn, yếu hơn. Hadoken của Akuma, nhân vật tương phản của bộ đôi này, có màu tím nhạt của ác quỷ và có thể hình thành trong không trung, thể hiện thiên hướng chiến đấu theo phong cách Satsui No Hado, một dạng năng lượng đen tối.

Cô nàng năng động Sakura, người học theo phong cách Hado hoàn toàn bằng cách bắt chước Ryu, có một quả cầu năng lượng khá yếu ớt và chỉ di chuyển được trong một khoảng cách ngắn trước khi biến mất. Cuối cùng Dan, chàng đấu sĩ khôi hài chỉ đóng vai trò trang trí trong series, thì thậm chí còn không thể bắn Hadoken ra khỏi lòng bàn tay. Có thể nói, chiêu Hadoken thể hiện được phần nào khả năng, phong cách, và tính tình của mỗi đấu sĩ.

Về gameplay, thì Hadoken là một công cụ rất quan trọng đối với bất cứ đấu sĩ nào. Nó được dùng để kiểm soát sàn đấu, để giữ đối thủ ở một khoảng cách đúng với mong muốn của bạn. Tuy nhiên, nếu timing không chuẩn, thì rất có thể bạn sẽ phải trả giá đắt, khi mà sau mỗi lần tung chưởng nhân vật của bạn sẽ mất một thời gian ngắn mới có thể phòng ngự được. Ném một quả Hadoken ở khoảng cách quá gần, hoặc ném theo một nhịp điệu quá dễ đoán, kẻ địch có thể dễ dàng nhảy né và thực hiện một đòn trên không, sau đó là một loạt combo chết chóc được tung xối xả vào bạn. Những đấu sĩ không có chiêu thức tấn công từ xa thường có cách riêng để tiếp cận đối phương. Ví dụ như Balrog, võ sĩ quyền anh hạng nặng, có thể lao xuyên qua cầu năng lượng với chiêu Turn Punch của mình.

Sự cân bằng giữa hiểm nguy và thành quả được áp dụng rất tuyệt vời trong chiêu Hadoken. Nó dạy cho người chơi sự quan trọng của việc di chuyển và tạo khoảng cách hợp lí trong một trận đấu. Có một bài học ở đây: Nếu bạn đem một quả cầu lửa vào một trận đấu tay chân, thì chưa chắc bạn đã có thể dành chiến thắng.

Hadoken là một trong những chiêu thức nổi tiếng nhất trong làng game. Qua nó, ta có thể thấy được sức mạnh, sự khổ luyện và sự điều tiết, đồng thời cả những nguy cơ tiềm tàng. Gần như mọi game thủ từng chơi Street Fighter đều thuộc nằm lòng tổ hợp nút bấm: xuống, xuống-tiến, tiến + đấm, tổ hợp phím được tạo ra bởi chính Nishiyama thể hiện phần nào nguyên lý thực hiện chiêu thức này. Bạn hạ thấp người với nút xuống, sau đó nâng tay về phía trước và phóng về đối phương.

Tổ hợp này, cùng với chiêu dậm đất của Mario và chiêu xoay người của nhím Sonic, là một trong những tổ hợp nút xuất hiện sớm nhất và được duy trì lâu nhất trong làng gaming, những tổ hợp mà bạn không thể nào quên được. Hadoken có thể là một sản phẩm từ những ý tưởng khoa học viễn tưởng, nhưng giờ đây nó đã là một phần trong mỗi chúng ta, một thứ chúng ta có thể dễ dàng “xuất chiêu” nếu như có đủ sự tập trung – tất nhiên là với sự giúp đỡ của một chiếc tay cầm.

>> Tìm hiểu về lịch sử của khẩu súng "bá đạo" nhất thế giới game