Các tựa game với độ khó điên cuồng thời hiện đại

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 04/10/2012 0:00 AM

Đến với danh sách những cái tên sở hữu các cấp độ khó xuất thần phát hành trong vài năm gần đây.

Trong kỷ nguyên đang lên của video game hiện nay, việc phát triển các sản phẩm game luôn ưu tiên để người chơi có thể thực hiện hành trình qua Campaign và thưởng thức trọn vẹn cốt truyện. Vì lý do này, cũng dễ hiểu khi ở lần đầu game thủ trải nghiệm, game thể hiện một độ khó không quá cao và vừa phải để không cản bước người chơi giữa dòng. Nhưng thật không may, thay vì quay lại thử sức mình lần thứ hai với độ khó cao hơn, game thủ thường hướng tới các hạng mục bên cạnh khác như Multiplayer.
 
Nhưng những game sở hữu độ khó cao hơn ở lần chơi kế thực sự mang tính chất thử thách cũng không có nhiều, đặc biệt là vào thời kỳ cạnh tranh thị phần gay gắt như hiện nay. Nhìn đi nhìn lại trong các bảng xếp hạng trên Internet, chúng ta chỉ thấy được các tựa game từ thời kỳ đầu của những cỗ máy game cổ lỗ mà vắng bóng hẳn những cái tên trên Xbox360, PS3 hay PC tân tiến. Dưới đây sẽ là những cái tên hiếm hoi sở hữu các độ khó làm điên đảo các game thủ mà thời đại hiện nay đã sản sinh.
 
Lost Planet
 
Chúng ta đang tự hỏi Lost Planet sở hữu những điểm đặc sắc nào? Bất chấp những lời ra tiếng vào và các đánh giá tiêu cực từ thị trường ngoài nước, Lost Planet vẫn xứng đáng là một trong những tựa game bắn súng góc nhìn thứ 3 thú vị nhất ở thời đại này. Nó là sự pha trộn tuyệt vời của những cỗ máy khổng lồ, vũ khí siêu khủng, dàn quái to lớn, bổ sung bởi một cốt truyện rất cuốn hút. Mặc dù rõ ràng phần đồ họa không được hào nhoáng như một số cái tên cùng thời điểm cũng như phần Multiplayer mang chất lượng rất thấp nhưng Campaign của Lost Planet lại nổi lên như là một phần chơi rất chất lượng.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Độ khó của Lost Planet được kế thừa bởi tính chất của các tựa game tới từ Nhật Bản mà dựa chủ yếu vào sự đòi hỏi phản ứng nhanh của game thủ và sức mạnh từ các loại quái vật trong game. Chính vì đặc tính này, Lost Planet khá thành công ở Nhật Bản và các thị trường lân cận, nhưng lại chưa bao giờ có cơ hội vươn cao ở thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Đây cũng là mối lo ngại của ngành công nghiệp game đất nước Mặt trời mọc bấy lâu nay khi không thay đổi đồng nghĩa với cái chết, mà đi theo hướng đi mới thì lại phải nhận vô số phản ứng tiêu cực mà ví dụ gần đây nhất là Resident Evil 6.
 
Quay lại với Lost Planet, đây là một tựa game sở hữu phần Campaign thực sự đưa người chơi tới những giờ phút giải trí tuyệt vời. Ở đó, game thủ sẽ hành trình xuyên suốt tựa game mà không hề có trở ngại và thưởng thức cốt truyện hấp dẫn một cách hoàn hảo nhất. Nhưng đó là vì độ khó ở mức trung bình của game.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Khi game thủ bước tới mức thử thách cao nhất, những giờ phút sảng khoái sẽ thay bằng sự ức chế và bực mình. Ở mỗi lần đụng độ các con Boss, game thủ sẽ sử dụng các con Mech thiện chiến để đối đầu và thường thì chúng ta sẽ được đặt tay vào những loại mới để hoàn thành công việc. Nhưng độ khó cao nhất của nó loại bỏ hoàn toàn yếu tố này, có nghĩa là game thủ phải xử lý những con quái ở bối cảnh kẻ địch gấp từ 10 tới 100 lần độ to lớn.
 
Hệ thống A.I bên cạnh đó được “bơm” lên tới mức độ điên cuồng với mức sát thương cực lớn và khó có thể trượt một khi đã tung đòn. Game thủ sẽ mất khoảng 30 lần nạp lại điểm save với Boss đầu tiên và sẽ bỏ cuộc sau 50 lần với Boss cuối cùng. Tất cả để lại cho Lost Planet một công thức hoàn hảo của dễ và khó, của sự thích thú và bực mình - điều mà Lost Planet 2 sau này chưa bao giờ đạt tới.
 
Devil May Cry 4
 
Trong Devil May Cry 4, game giới thiệu đến người chơi một nhân vật hoàn toàn mới mang tên Nero. Anh cũng là một kiếm sĩ như Dante, nhưng sức mạnh của quỷ dữ thực sự lại nằm ở cánh tay bên phải với khả năng tóm kẻ địch từ khoảng cách xa. Đi hết khoảng nửa chiều dài của game, ngay khi game thủ bắt đầu làm quen được với phong cách chiến đấu của Nero, Devil May Cry 4 lại bắt người chơi quay ngược lại để điều khiển hình tượng của cả Series – Dante. Nếu bạn nghĩ độ khó của game sẽ trở lại như ban đầu để làm quen thì có lẽ nên suy nghĩ lại vì trời luôn quang trước khi bão tới.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Ban đầu game thủ có thể thấy nhẹ nhõm vì những đòn tấn công của Dante có uy lực hơn hẳn Nero, nhưng bù lại anh là một nhân vật rất khó để có thể phát huy hết sức mạnh do phải phụ thuộc vào việc chuyển đổi giữa các style khác nhau. Đây là điều thực sự gây shock cho game thủ khi phải thích nghi với tình cảnh "đổi tướng giữa dòng" và còn phải nhập vai vào một nhân vật khó điều khiển hơn. Về gần cuối Devil May Cry 4, khi bạn đã phần nào đó làm chủ được bản tính ngang tàn của Dante thì game lại quay ngoắt 180 độ và đưa bạn về với cánh tay quỷ của Nero một lần nữa. Chỉ riêng việc thay đổi nhân vật này thôi cũng đủ làm độ khó của Devil May Cry 4 trở nên khá thử thách.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Nhưng ít ra đặc điểm này vẫn để cho game thủ có thời gian thích nghi, không như những độ khó cao hơn trong game khiến game thủ thật sự không có thời gian để thở. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đi qua “Devil Hunter” (Normal) và thưởng thức cốt truyện tuyệt vời của game một cách trọn vẹn, nhưng cũng sớm thôi khi nét mắt thích thú của game thủ sẽ đổi sắc ở độ khó “Son of The Sparda” (Hard).
 
Chưa tính tới chuyện hoàn thành và đi tới cuối game ở các mức trên, ngay cả việc thử sức ở “Dante Must Die” (Very Hard) thôi cũng sẽ biến mọi khả năng chơi game của bạn thành vô dụng. Bất cứ ai nghĩ rằng cấp “Very Hard – Cực khó” là đỉnh điểm thì có lẽ đã nhầm khi Devil May Cry 4 còn một mức không từ nào để tả mang tên “Hell and Hell” – mức độ khó chỉ cần một hit của quái vật để tiễn bạn lên đường.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Series Devil May Cry luôn mang trong mình tính thử thách rất cao và một số người còn nhận định Devil May Cry 3 là một trong những tựa game khó nhất mọi thời đại, nhưng phiên bản thứ tư thật sự cũng không phải là một trò đùa nếu chưa muốn nói là khó điên cuồng trong dòng game. Nếu chưa biết đến tựa game này thì với cái giá gần như cho không như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể đầu tư để thử sức và thưởng thức một kiệt tác. Hệ thống chiến đấu dễ gây nghiện, những trận đấu Boss hoành tráng và hấp dẫn bên cạnh vô số giá trị chơi lại sẽ là những điều giúp bạn quyết định…“được đánh bầm dập” ở Devil May Cry 4.
 
Resonance of Fate
 
Resonance of Fate ra mắt gần đúng thời điểm phát hành của Final Fantasy XIII, điều là đã làm nó bị lảng tránh bởi mọi ánh nhìn. Ban đầu Resonance of Fate nhận được các bài đánh giá tầm tầm bậc trung và dường như là một sản phẩm lạc đề bắt chước Final Fantasy một cách mù quáng, nhưng gạt bỏ nó trong List game của bạn thật sự là một nhầm lẫn cực kỳ lớn.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Vấn đề của Resonance of Fate cũng chính là điểm khiến nó được đánh giá sở hữu độ khó cao, đó là việc làm sao để có thể học được cách chơi của game. Bất chấp độ khó từ bản thân gameplay thì việc nắm bắt được cách thức điều khiển và các đặc điểm trong game lại nổi lên như là phần thử thách nhất. Hầu hết các game thủ Casual không sống sót và bỏ qua game ngay ở trận chiến đầu tiên, và thậm chí tới game thủ Hardcore cũng phải gục ngã vài lần cho tới khi họ nắm bắt được bản chất của hệ thống chiến đấu “Tri-Attack”.
 
Những người khi vượt được qua cửa ai đầu tiên của Resonance of Fate này sẽ tiếp tục được chào đón bởi thử thách của một tựa game mang trong mình chất chiến thuật sâu sắc và thậm chí còn là một số màn chơi làm game thủ phải lê lết để giành chiến thắng. Bên cạnh đó, “Bản hòa tấu của số phận” còn đem tới 10 cấp độ khó khác nhau khiến game thủ phải tốn một khoảng thời gian dài dài của tuổi thanh xuân một khi đã cam kết phá đảo game một cách hoàn toàn.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Nhưng cuối cùng những gì Resonance of Fate đền đáp lại cho những người tâm huyết với nó là hệ thống phát triển nhân vật, cốt truyện, đồ họa, gameplay..tất cả đều mang trong mình những yếu tố chất lượng nhất định. Tất nhiên, "lửa thử vàng, gian nan thử sức" và bạn phải vượt qua thử thách ở các trận chiến đầu tiên để trải nghiệm những thứ tốt đẹp đó sau cùng – điều mà một số người chưa bao giờ làm được.
 
Vanquish
 
Vanquish là một tựa game bắn súng góc nhìn thứ ba thậm chí còn không tới được tai game thủ khi nó bị nhấn chìm trong cơn bão game của kỳ nghĩ lễ 2010, mà một trong số đó có thể kể tới Fallout: New Vegas, Medal of Honor hay sau cùng là Call of Duty: Black Ops. Một năm sau đó, khi sức nóng đã gần như vơi đi hoàn toàn với các sản phẩm trên thì Vanquish vẫn đứng đó như là một tựa game thử thách hơn cả.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Chúng ta không cố gắng nói ở đây rằng Vanquish là một tựa game không tì vết, vì rõ ràng nó vẫn tồn tại một số điểm bất cấp như những bug khó chịu và vài vấn đề ở mặt gameplay. Nhưng có lẽ lời phàn nàn được nghe nhiều nhất đến từ việc game bắt người chơi phải xem quá nhiều cutscene, điều mà các game thủ Phương Tây vẫn thường đem ra để tấn công các sản phẩm từ Nhật Bản, như Resident Evil 6 mới đây hay thậm chí là Metal Gear Solid 4 trước đó. Nhưng bên cạnh đó, việc để người chơi tự tìm hiểu cách thức làm sao để hạ gục kẻ địch một cách hiệu quả cũng là một điểm trừ của game. Điều này khiến không phải ít game thủ bỏ cuộc ngay khi bị con Boss đầu tiên hành hạ.
 
Tất cả những mặt tiêu cực hoặc tiêu cực với một số bộ phận game thủ đó thoạt đầu có thể làm chúng ta nghĩ rằng Vanquish là một sản phẩm tệ hại. Nhưng cũng như những miếng thịt ngon hay một quả khoai tây còn tươi mới, Vanquish đòi hỏi người chơi muốn thưởng thức trước tiên phải rửa sạch, gọt vỏ, chế biến, gia vị mới có thể thấm được vị ngon của sản phẩm. Bỏ qua các mặt yếu của game, hệ thống chiến đấu của Vanquish nổi lên hơn cả chính bởi cái vị sau cùng đó.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Nhân vật chính của Vanquish được sở hữu “Augmented Reaction Suit” – bộ giáp chiến đấu cho phép người sử dụng di chuyển với tốc độ cực nhanh và quay chậm thời gian một cách hiệu quả. Bộ giáp này mang một khả năng độc đáo nhưng lại giới hạn về năng lượng sử dụng và phải cần thời gian hồi phục nếu bị quá tải. Một trong những việc khiến Augmented Reaction Suit bị đình trệ là vì sức nóng do các đòn cận chiến và nó sẽ tự động đưa người dùng vào chế độ quay chậm thời gian ngay khi bộ giáp nhận quá nhiều sát thương.
 
cac-tua-game-voi-do-kho-dien-cuong-thoi-hien-dai
 
Sở hữu khả năng hơn người, những tưởng game thủ sẽ dễ thở nhưng độ khó của Vanquish sẽ sớm chứng minh rằng sức mạnh vẫn là chưa đủ để tung hoành trong game. Vanquish không những cần game thủ là một tay súng có kỹ năng khá mà còn đòi hỏi một bộ óc phản xạ nhanh nhạy và di chuyển mang tính chiến thuật trên chiến trường. Một game thủ Hardcore kinh qua nhiều sản phẩm bắn súng cũng phải chết nhiều lần để có thể tới được đích cuối với độ khó Normal.
 
Đó là chưa nói tới “God hand” – mức thử thách cao nhất của game có khả năng thổi bay game thủ đúng nghĩa chỉ bởi những kẻ địch cơ bản được trang bị hệ thống A.I vô cùng tinh vi. Nhưng cũng không tới mức khó vô lý, một số game thủ vẫn có thể hoàn thành game ở mọi cấp độ nhưng điều đó đòi hỏi một khoảng thời gian luyện tập từ vài tuần thậm chí lên tới tháng. Tất cả những khó nhọc này sẽ được đền đáp bởi kỹ năng siêu hạng của bản thân, điều sẽ làm bạn tự hào vì được xếp hạng và đánh giá bởi một trong những tựa game khó nhất sản sinh trong vài năm gần đây.
 
(Còn tiếp)
Xem thêm:

top list