Bí mật đằng sau tên của các tựa game nổi tiếng

Tequila  - Theo Trí Thức Trẻ | 05/04/2015 0:00 AM

Giống như con người, cái tên được những hãng sản xuất đặt cho game của mình dù có kì lạ đến đâu cũng đều ẩn chứa những hàm ý nhất định.

Sự lặp đi lặp lại là một điều tối kỵ trong mảng marketing, đặc biệt là khi phải chọn một cái tên cho sản phẩm mới. Ví dụ những cái tên như “Led Zeppelin”, “Kit Kat” hay “20th Century Fox”, chúng dường như chỉ là những tổ hợp chữ cái vô nghĩa, nhưng lại có tác dụng khá lớn trong việc khơi gợi sự tò mò nơi khách hàng. Tất nhiên, điều này chỉ đúng khi một cái tên mới xuất hiện trên thị trường. Sau một thời gian, khi cái tên này đã trở nên quá quen thuộc, thì cũng chẳng còn ai thắc mắc ý nghĩa của những cái tên như vậy nữa cả.

Điều này cũng xuất hiện khá nhiều trong ngành công nghiệp game. Có rất nhiều game có những cái tên khó hiểu và dường như chẳng ăn nhập gì với nội dung cả, nhưng vì quá quen thuộc, nên đôi khi chúng ta cũng chẳng để tâm tới điều đó. Sau đây là danh sách những tựa game như vậy, cùng lí do mà nhà phát triển chọn những cái tên “dị” để đặt cho đứa con cưng của mình.

Panzer Dragoon

http://0519f170a2731643c0a9-ec45ee3cb118921cf5758d3a3db775b7.r83.cf1.rackcdn.com/d802b4c8cb9d13123166d9788701e883282ad683.jpg__846x0_q80.jpg

Dường như team phát triển Andromeda của Sega khá thích tiếng Đức khi dùng một từ của ngôn ngữ này chứ không phải tiếng Anh hay tiếng Nhật để đặt tên cho tựa game về những con rồng mang giáp khổng lồ của mình. Dù sao thì, hình ảnh chiến binh rồng cũng khá gần gũi với những cỗ xe tăng Panzer khét tiếng của Đức: Khạc lửa và mang đến sự chết chóc. Còn Dragoon thì lại là tên của một loại quân chủng kỵ binh của nước Anh xưa. Trong thời bình ở giai đoạn thế kỉ 18, những chiến binh này thường có nhiệm vụ đàn áp đám đông, vì vậy từ Dragoon cũng mang nghĩa “đàn áp, chống lại” trong tiếng Anh.

Các game trong series Panzer Dragoon thường lấy nội dung một chiến binh đơn độc chống lại cả một đế chế khổng lồ, vì vậy ý nghĩa khi ghép 2 từ này lại cũng khá rõ ràng. Ngoài ra, sự tương đồng của cái tên này với “Panzer Dragon” cũng chưa chắc chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Beyond Good & Evil

http://0519f170a2731643c0a9-ec45ee3cb118921cf5758d3a3db775b7.r83.cf1.rackcdn.com/b37391371bc5c68cfdc9fdfb5d4fd26753aca9f2.jpg__846x0_q80.jpg

Tựa game đình đám này của Ubisoft ban đầu vốn được đặt tên là “Between Good & Evil”, ám chỉ những khó khăn của nhân vật chính trong việc đối đầu với những thử thách trong game. Michel Ancel, giám đốc phát triển tựa game, định dùng cái tên này để nói lên tình trạng của con người khi đứng giữa hai thái cực trái ngược của đạo đức, sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu.

Nói là vậy, thế nhưng chẳng hiểu sao bộ phận marketing của game này sau đó lại đổi “Between” thành “Beyond”, và lấy lí do rằng cái tên mới phản ánh tốt hơn cái nhìn của game. Mặc dù có cùng tên với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “ Beyond Good & Evil” của Fredrich Nietzsche nhưng nội dung của game là chẳng có một tí nào liên quan đến tác phẩm này cả.

http://0519f170a2731643c0a9-ec45ee3cb118921cf5758d3a3db775b7.r83.cf1.rackcdn.com/4e478924597036bad086716bbff97ecd29c8f747.jpg__846x0_q80.jpg

Cha đẻ của series này, họa sĩ Hideki Kamiya, đã từng cho biết rằng ông định chọn cái tên “Devil May Care”, một thuật ngữ chỉ những người vô tư lự và liều lĩnh, những tính cách điển hình của nhân vật chính của series – Dante. Đáng tiếc, thời điểm đó có một bộ phim cùng tên nhưng nội dung không liên quan được phát hành, vì vậy Kamiya buộc phải thay đổi một chút lựa chọn của mình.

Cái tên chính thức “Devil May Cry” ám chỉ những nhân vật tiêu biểu trong game - vốn ít nhiều đều mang dòng máu quỷ dữ lại có nhân cách cao đẹp hơn rất nhiều con người độc ác. Chàng thợ săn quỷ đã từng khóc sau khi tự tay đẩy anh trai song sinh xuống Địa Ngục đấy thôi.

Resident Evil

http://0519f170a2731643c0a9-ec45ee3cb118921cf5758d3a3db775b7.r83.cf1.rackcdn.com/38261eb833dac8134eabfcd4186898e9c80e6663.jpg__846x0_q80.jpg

Bạn có thể nghĩ rằng cái tên khó hiểu này được dịch từ một từ nào đó của tiếng Nhật, nhưng thực ra không phải vậy. Tựa game này vốn đã có một cái tên tiếng Anh của riêng mình khi được phát hành tại Nhật: “Biohazard” (thảm họa sinh học). Capcom định giữ nguyên khi phát hành game tại các nước phương Tây, thế nhưng đáng tiếc thay, cái tên này đã bị đăng kí bản quyền từ trước bởi một tựa game trên... DOS chẳng được mấy ai biết đến.

Vì vậy, Capcom US buộc phải tìm một sự thay thế khác. Hãng này đã tổ chức một cuộc thi nội bộ để chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất. Một nhân viên đã đưa ra cái tên “Resident Evil”, lấy ý tưởng từ tựa game phát hành năm 1989 trên NES – Sweet Home. Đây là một tựa game kinh dị và cha đẻ của dòng Resident Evil, họa sĩ Shinji Mikami, cũng lấy ý tưởng từ chính tựa game này. Sweet Home là một game lấy bối cảnh trong một căn nhà có tấm biển báo “Welcome to the home of residing evil” ở cổng, ám chỉ những cư dân khủng khiếp “sống” bên trong căn nhà này.

Canis Canem Edit

http://0519f170a2731643c0a9-ec45ee3cb118921cf5758d3a3db775b7.r83.cf1.rackcdn.com/6acf1682c02172007befb45315bfcc549654c33b.jpg__846x0_q80.jpg

Nếu bạn thuộc tuýp bố mẹ luôn lo lắng về những mối nguy hại từ xã hội mà con mình có thể gặp phải,thì có lẽ bạn sẽ lên tăng xông khi biết rằng những kẻ du côn gặp người nào đập người đó kiểu GTA đang sắp xuất hiện trong các trường học. Đó cũng là điều đã xảy ra ở Anh vào năm 2006, khi các bậc bố mẹ đã phản đối dữ dội sự phát hành của tựa game Bully – một tựa game nói về chiến đấu chống lại những kẻ bắt nạt trong trường học.

Cuối cùng, tựa game này buộc phải đổi tên thành Canis Canem Edit, một thuật ngữ La tinh có nghĩa tiếng Anh là “dog eat dog” hay dịch nôm na sang tiếng Việt là “đạp lên nhau mà sống”. Dù sao thì đây cũng là một cái tên khá phù hợp với thế giới trường học phù phiếm, bè cánh đầy khắc nghiệt được khắc họa trong game.

Splinter Cell

http://0519f170a2731643c0a9-ec45ee3cb118921cf5758d3a3db775b7.r83.cf1.rackcdn.com/13393e7b03869db5af55e10974b5b42efd272ed7.jpg__846x0_q80.jpg

“Splinter” trong tiếng Anh ám chỉ một nhóm nhỏ, một bộ phận tách ra từ một tổ chức lớn hơn để hướng đến những mục tiêu riêng. Còn “Cell” có nghĩa là một kết cấu vững chắc, hay một nhóm người theo đuổi những hành động mang tính chính trị nào đó. Ngoài ra, trong tiếng Latin "Cell" còn có nghĩa là che giấu, ẩn núp.

Điều thú vị ở đây là ở tựa game đầu của series, nhà phát triển dùng tựa đề để chỉ tổ chức khủng bố phản diện trong game; còn ở những tựa game sau, thuật ngữ “Splinter Cell” lại được dùng để chỉ chàng điệp viên nhân vật chính của series. Thật khó hiểu phải không? Trùng hợp thay, sự mù mờ về bạn và địch này cũng khá giống với chính sách ngoại giao của nước Mỹ hiện nay.

(Còn tiếp)

>> Những màn thách bấm nút ngớ ngẩn nhất trong game