Những vị tướng LMHT thất sủng đến nỗi không được chọn một lần nào tại rank Cao Thủ - Thách Đấu Hàn tháng qua

Zed  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/06/2017 11:48 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Cùng tìm hiểu nhóm tướng đóng vai “người vô hình” trong mắt các cao thủ Hàn Quốc là những ai.

Lúc nào cũng vậy, các trận đấu ở bậc Cao Thủ, Thách Đấu luôn là nơi ảnh hưởng của việc thay đổi meta tác động rõ nét nhất bên cạnh đấu trường chuyên nghiệp. Xu thế lựa chọn tướng tại đây sẽ phần nào phản ánh cán cân sức mạnh giữa các vị tướng: Tướng nào đang OP? Tướng nào đang cần buff? Tướng nào cân bằng?....

Nhưng trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ bỏ qua những thống kê khô khan để đến với một chủ đề mang tính “for fun” một chút. Đó là nhóm tướng đang bất đắc dĩ đóng vai “người vô hình”, chẳng được người chơi ngó ngàng tới. Điểm danh những vị tướng thất sủng đến nỗi không được chọn bất kỳ một lần nào tại rank Cao Thủ - Thách Đấu suốt một tháng qua.

Diana

Diana là cái tên đầu tiên, quân bài Vầng Trăng Ai Oán là mẫu pháp sư cận chiến có khả năng gây sát thương lớn nhưng vẫn có sức chống chịu đáng nể nhờ lớp lá chắn từ chiêu W Thác Bạc. Shock sát thương, tay đôi cực mạnh kể từ cấp 6 với chiêu cuối Trăng Non. Một Diana xanh xao là nỗi ác mộng thực sự với tướng chủ lực đối thủ, vừa nhiều sát thương vừa cứng, lại tiếp cận mục tiêu dễ dàng bằng chiêu cuối.

Tuy vậy chút điểm mạnh ít ỏi đó không đủ để Diana thoát khỏi kiếp “lạc trôi” khỏi meta hiện tại. Quá yếu trước cấp 6, cần nhiều trang bị để phát huy sức mạnh, đồng thời bộ chiêu thức không thực sự nổi bật ở điểm nào khiến Diana rất khó có đất diễn tại trình độ cao. Dẫn đến viễn cảnh không được chọn bất cứ 1 lần nào tại rank Cao Thủ đổ lên suốt cả tháng qua.

Kassadin, Fizz, Katarina hay cả Akali được xếp trên Diana trong danh sách ưu tiên khi đội hình cần tìm một pháp sư cận chiến shock chết chủ lực đối thủ trong một nốt nhạc và khuấy đảo giao tranh mạnh mẽ. Vậy nếu cần chống chịu? Galio sẽ được chọn. Đã có thông tin phong phanh về việc Diana sẽ được làm lại vào cuối 2017, từ giờ đến lúc đó thì cơ hộ cho Diana trên Đấu Trường Công Lý sẽ chỉ nằm ở những bậc xếp hạng tầm trung mà thôi.

Tryndamere

Dù là một trong 2 vị tướng được đặt tên theo nickname của 2 nhà đồng sáng lập Riot (Ryze là tướng còn lại) nhưng Tryndamere không được ưu ái như Ryze. Ryze liên tục được tút tát làm lại, tung hoành trên đấu trường chuyên nghiệp, đã có cho mình 1 skin nhà vô địch thế giới. Còn Tryndamere vẫn chỉ quanh quẩn ở những bậc rank tầm thấp.

Riot cũng chẳng có dấu hiệu nào cho thấy muốn thay đổi Tryndamere trong tương lai gần. Có lẽ họ đã hài lòng với việc xây dựng Bá Vương Mandi phát triển theo hướng một vị tướng dễ chơi, dễ làm quen, quân bài lợi hại ở những trận rank tầm thấp với sát thương tay cơ bản chất lượng, đẩy lẻ mạnh và chiêu cuối Từ Chối Tử Thần làm nên thương hiệu “thanh niên chuẩn men 5s” trứ danh.

Tryndamere vô cùng khó chịu với những người chơi mới làm quen Liên Minh Huyền Thoại. Tuy nhiên bộ chiêu đơn giản, đẩy đường kém và rất dễ đoán khiến chỉ cần có đôi chút kỹ năng, cỡ Bạch Kim, Kim Cương thôi là hầu hết người chơi có thể dễ dàng hóa giải Tryndamere rồi. Không ngạc nhiên khi cả tháng qua không có người chơi rank Cao Thủ nào đụng tới vị tướng này.

Udyr

Tiếp theo là Udyr, một vị tướng khác cũng đã “ẩn dật” quá lâu trên Đấu Trường Công Lý. Bộ chiêu lỗi thời, outmeta khiến ngay cả những bậc rank thấp cũng cực kỳ hiếm khi thấy Udyr xuất hiện nên việc Lữ Khách Tinh Linh có tỉ lệ chọn 0% tại bậc rank cao cỡ Cao Thủ - Thách Đấu là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Udyr có khả năng gây sát thương rất mạnh đầu trận khi chơi theo hướng Võ Hổ; dọn rừng tốt, sức chống chịu, càn lướt, làm choáng liên tục nếu theo hướng Võ Phượng Hoàng và....chấm hết, kể ra ưu điểm thì chỉ có vậy! Cách thức tiếp cận của Udyr quá dễ đoán, thô sơ. Không có một đội hình nào ở bậc Thách Đấu để cho Udyr đi bộ vào mà chạm tới dàn chủ lực phía sau cả.

Sẽ là hàng tấn hiệu ứng khống chế chồng lớp lớp khiến Udyr trở thành cục bị thịt trong giao tranh. Dù tốc độ di chuyển cao nhưng không có chiêu thức vượt địa hình là hạn chế quá lớn với một tướng đi rừng. Đặt cạnh Elise, Kha’Zix, Lee Sin, Zac thì rõ ràng là Udyr lép vế hoàn toàn. Udyr cũng đang trong danh sách tướng xếp hàng đợi làm lại để hi vọng vào một tương lai sáng sủa hơn.

Aatrox

Aatrox, Quỷ Kiếm Darkin đang trong tình trạng tương tự Udyr, thất sủng hoàn toàn từ Đồng Đoàn cho tới Thách Đấu. Thậm chí Aatrox còn là “ca khó” hơn so với Udyr khi những chỉnh sửa bộ kỹ năng từ phiên bản 7.5 dường như khiến vị tướng này đã tàn lại càng thêm phế.

Thực sự không biết xếp Aatrox vào vị trí nào thời điểm hiện tại, đi rừng thì dọn quái chậm, gank kém; đường trên cũng không đánh lại những đấu sĩ đang hot hiện nay; trên hết là tầm ảnh hưởng quá hạn chế khi vào giao tranh. Mỏng manh, dễ dàng bị dồn sát thương và thả diều.

Chỉ có duy nhất một chiêu tiếp cận là Q Không Kích Hắc Ám nhưng tầm sử dụng ngắn, nội tại cho khả năng hồi sinh, Giáp Thiên Thần miễn phí giờ không còn tự động kích hoạt như trước. Quá khó để nhớ lần gần nhất gặp Aatrox trong một trận xếp hạng là khi nào. Hi vọng đợt làm lại trong thời gian sắp tới sẽ cho chúng ta thấy một Aatrox lợi hại hơn, giúp vị tướng từng rất được yêu thích hồi mùa 3-4 trở lại Đấu Trường Công Lý.

Teemo

Cái tên cuối cùng trong bài là Teemo – Trinh Sát Nhanh Nhẹn. Đã từng có người chơi one trick pony vị tướng này lên Thách Đấu tại máy chủ Bắc Mỹ nhưng xem ra những trận rank khốc liệt bậc nhất, cuộc tranh đấu của những con quái vật trong làng Liên Minh Huyền Thoại thế giới tại máy chủ số 1 thế giới vẫn chưa (không) có đất cho Teemo.

undefined
undefined

Teemo tồn tại rất nhiều hạn chế khiến việc sử dụng thành công vị tướng này ở trình độ cao gần như là điều không thể. Kém cơ động, thường trở thành ATM cho người đi rừng đối phương, chiêu cuối bị động, dễ bị khắc chế. Nhưng cũng giống như trường hợp của Tryndamere, việc Teemo chẳng được lựa chọn tại các bậc rank cao không khiến đội ngũ cân bằng game của Riot mảy may suy nghĩ.

Từ lâu nay luôn được định hình như vị tướng thông dụng, dễ làm quen, phù hợp với game thủ tại các bậc rank thấp hoặc tầm trung. Thậm chí Teemo được đông đảo người chơi yêu thích chính bởi lối chơi tuy có phần khá “phế” nhưng đậm chất for fun, chủ yếu chọc ghẹo đối thủ mang tính giải trí khá cao của mình.

undefined
undefined