Những thú vị về bộ võ công bị truy lùng, lạm dụng nhiều nhất truyện Kim Dung

Đoạn Tuấn  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/12/2016 05:47 PM

Độc Cô Cửu Kiếm Mobile
30/01/2016 NCB: Trung Quốc NPH:

Không những vậy, bộ bí kíp võ công này còn được coi là nguyên nhân chính gây ra những cuộc tranh giành vô cùng tàn khốc giữa Thập đại môn phái, trong bối cảnh võ lâm của truyện kiếm hiệp Kim Dung.

Khi nhắc đến bối cảnh giang hồ võ lâm diễn ra trong những bộ tiểu thuyết kiếm hiệp kinh điển của nhà văn Kim Dung, sẽ là thiếu sót lớn vô cùng nếu chúng ta bỏ qua chi tiết những bộ tuyệt kỹ võ công của các môn phái xuất hiện trong truyện. Ai cũng biết rằng, bản chất các bộ tuyệt học võ công trong truyện Kim Dung sinh ra chỉ số ít là được dùng vào mục đích rèn luyện căn cốt, nâng cao thể lực cho người luyện.


Họa dung về Hoàng Thường - Tác giả sáng tạo nên bộ mật tịch võ công Cửu Âm Chân Kinh.

Họa dung về Hoàng Thường - Tác giả sáng tạo nên bộ mật tịch võ công Cửu Âm Chân Kinh.

Còn lại đa phần đều bị những kẻ xấu lạm dụng, lấy làm công cụ gây cảnh đổ máu khắp chốn võ lâm, hòng độc bá giang hồ. Và nổi bật trong vô vàn bộ võ công bị lạm dụng ấy, không thể không kể đến Cửu Âm Chân Kinh, thứ mà chỉ cần nhắc đến, nghe tên thôi là cũng đủ khiến rất nhiều cao thủ trên giang hồ phải dè chừng, oán thán: "Nếu xưa kia cổ nhân Hoàng Thường không đặt bút sáng tạo ra thứ bí kíp cổ quái này, thì hỡi ôi võ lâm Trung Nguyên ta đời nay đâu đến nỗi phải chịu 10 năm vấy máu?".

Cửu Âm Chân Kinh: Uy lực khiếp đảm nhưng luyện sai thì hậu họa khôn lường!

Nếu là một fan kiếm hiệp có thâm niên cày cuốc đủ bộ "Xạ Điêu Tam Bộ Khúc" của nhà văn Kim Dung, hẳn bạn cũng có thể tự xâu chuỗi các sự kiện mà đúc kết hiểu rằng: Tất cả nguồn cơn của những vụ ân oán giang hồ đẫm máu trong 3 bộ truyện này đều xuất phát từ một cuốn bí kíp mang tên Cửu Âm Chân Kinh. Dựa theo lời kể của nhân vật Hoàng Dung thì tác giả sáng tạo nên Cửu Âm Chân Kinh là Hoàng Thường - một viên quan võ nghệ xuất chúng thời Bắc Tống. Sau khi Hoàng Thường mất thì cũng là lúc bộ bí kíp võ học này lưu lạc vào giang hồ, khiến nhân sĩ môn phái khắp nơi đều lùng sục mong tìm thấy sở hữu nó.


Vương Trùng Dương là người đầu tiên được nhân sĩ võ lâm tín nhiệm, giao cho cất giữ bí kíp Cửu Âm Chân Kinh.

Vương Trùng Dương là người đầu tiên được nhân sĩ võ lâm tín nhiệm, giao cho cất giữ bí kíp Cửu Âm Chân Kinh.

Đến sau này vào thời của Vương Trùng Dương - tổ sư sáng lập của Toàn Chân Giáo thì tung tích của Cửu Âm Chân Kinh mới bắt đầu trở lại giang hồ. Trải qua nhiều biến cố, bộ võ công này được Vương Trùng Dương nắm giữ sau khi ông đạt được ngôi vị đứng đầu "Thiên Hạ Ngũ Tuyệt" (nhóm 5 cao thủ mạnh nhất võ lâm thời bấy giờ). Vài chục năm sau khi Vương Trùng Dương qua đời, bộ mật tịch võ công này lại một lần nữa lạc vào võ lâm, tiếp tục gây nên những cuộc tranh giành tàn khốc đến không tưởng.

Khác với những lời đồn đại của nhân sĩ giang hồ luôn cho rằng: Khi tìm thấy Cửu Âm Chân Kinh thì chỉ cần luyện theo tâm pháp của nó thì sẽ đạt được trình độ võ công thượng thừa, vô địch thiên hạ. Tuy nhiên ít ai biết rằng bản chất của Cửu Âm Chân Kinh vốn được sư tổ Hoàng Thường chia thành hai bộ riêng biệt, bộ Hạ thì gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Quyển thượng thì bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia.

Cả Chu Chỉ Nhược và Âu Dương Phong đều là nạn nhân của việc luyện sai khẩu quyết tâm pháp trong Cửu Âm Chân Kinh.
Cả Chu Chỉ Nhược và Âu Dương Phong đều là nạn nhân của việc luyện sai khẩu quyết tâm pháp trong Cửu Âm Chân Kinh.

Cho nên nếu muốn đạt được đến cảnh giới võ công như Hoàng Thường, bất cứ ai khi luyện Cửu Âm Chân Kinh cũng phải đi theo kết hợp hai bộ Thượng và Hạ này. Tuy nhiên nhiều người vì không tường tận nguồn gốc, khi may mắn sở hữu một trong hai quyển thì đã tự đắc cho rằng ấy là "bản full" rồi cắm đầu luyện theo. Dẫn đến tình trạng nhẹ thì bị tẩu hỏa nhập ma (như Âu Dương Phong, Chu Chỉ Nhược), nặng thì bị phế hết võ công, đứt hết gân cốt mà chết.


Vì vô tình sở hữu Cửu Âm Chân Kinh, Chu Bá Thông bị Hoàng Dược Sư bắt nhốt trên Đào Hoa Đảo.

Vì vô tình sở hữu Cửu Âm Chân Kinh, Chu Bá Thông bị Hoàng Dược Sư bắt nhốt trên Đào Hoa Đảo.

Tuy nhiên trong diễn biến của bộ "Anh Hùng Xạ Điêu" cũng ghi nhận lại rằng, Quách Tĩnh và Chu Bá Thông là hai nhân vật số hiếm may mắn luyện được cùng lúc hai quyển Thượng và Hạ của bộ Cửu Âm Chân Kinh. Nhờ đó mà trình độ võ công của họ mới được tăng cường đáng kể, Chu Bá Thông thì sáng tạo ra được hai bộ võ công mới là Song Thủ Hỗ Bác và Không Minh Quyền, sau sự kiện Hoa Sơn Luận Kiếm lần 2 thì được lọt vào "Thiên Hạ Ngũ Tuyệt" với danh hiệu Trung Ngoan Đồng.

Còn tiểu tử Quách Tĩnh thì cũng nhờ luyện Cửu Âm Chân Kinh mà nội tại gân cốt được khai mở, trở thành một đại cao thủ võ công cái thế của Trung Nguyên lúc bấy giờ. Những giai thoại về bộ mật tịch võ công thượng thừa này vẫn còn được bàn luận đến rất nhiều trong cộng đồng fan kiếm hiệp Cửu Kiếm, chỉ đáng tiếc rằng đến giờ vẫn chưa có giả thiết nào đủ thuyết phục cho thấy sau sự kiện của Ỷ Thiên Đồ Long Ký, bí kíp Cửu Âm Chân Kinh đã rơi vào tay ai nắm giữ.

Để tiếp tục thảo luận thêm về câu chuyện này, các fan kiếm hiệp có thể tham gia ngay vào cộng đồng fan kiếm hiệp Cửu Kiếm TẠI ĐÂY.