Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình

Duy Huỳnh  Theo Trí Thức Trẻ | 02/11/2018 10:32 AM

Bệnh dịch, thay đổi khí hậu, tăng dân số, kháng kháng sinh... chính là những vấn đề nan giải mà nhân loại có thể sẽ phải đối mặt trong vòng 5 thập kỷ tới.

Lịch sử đương đại thế giới đã từng ghi lại những thảm hoạ nhân loại giết chết hàng trăm triệu người: những cuộc chiến tranh đẫm máu, nạn đói kéo dài, biến đổi khí hậu hay dịch bệnh,… chính là những nguyên nhân giết chết những người vô tội trên toàn cầu vào thế kỷ XX.

Những tưởng, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt trội con người đã có thể đối phó với các hiểm hoạ tiềm tàng thì các nhà khoa học mới đây lại cảnh báo, một tương lai đen tối hoàn toàn có thể tái diễn với những thảm hoạ có mức độ khủng khiếp hơn nhiều.

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 1.

Theo báo cáo trong năm 2018 của Quỹ Thách thức Toàn cầu (Global Challenges Foundation), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Điển nhằm nâng cao nhận thức về rủi ro thảm họa toàn cầu và xử lý những vấn đề xuyên biên giới, khoảng thời gian 50 năm tới sẽ đặt ra cột mốc cho sự sống còn của nhân loại trong vòng 10.000 năm tới, tồn tại hay diệt vong.

Bệnh dịch, thay đổi khí hậu, tăng dân số, kháng kháng sinh… chính là những vấn đề nan giải mà nhân loại có thể sẽ phải đối mặt trong vòng 5 thập kỷ tới.

1. Chiến tranh hạt nhân và hậu quả "mùa đông hạt nhân" lạnh giá

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 2.

Trong trường hợp bạn chưa biết, hiện tượng "Mùa đông hạt nhân" là kết quả giả định của quá trình làm mát khí hậu toàn cầu trầm trọng và kéo dài, xảy ra sau những đợt bão lửa lan rộng khi chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Khi chiến tranh hạt nhân nổ ra, nó không chỉ khiến hàng triệu người thương vong mà còn mang đến hậu quả kéo dài.

Trong một báo cáo mới đây của Kennette Benedict, Cố vấn cấp cao tờ báo Bulletin of the Atomic Scientists (Bản tin khoa học nguyên tử) và Nobuyasu Abe, Ủy viên Ủy ban năng lượng nguyên tử Nhật Bản, những cuộc chiến hạt nhân kéo dài có thể đánh thức "mùa đông hạt nhân".

Hiện tượng này xuất hiện khi bão lửa từ cuộc chiến có thể phun tro bụi vào tầng bình lưu, dẫn đến ngăn chặn ánh sáng mặt trời tiếp cận bề mặt trái đất .

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi các nước tham chiến với số lượng vũ khí hạt nhân lên tới 4.000, chúng sẽ giải phóng khoảng 150 teragram khói, lượng khói đủ để hạ nhiệt độ toàn cầu xuống 8 độ trong 4 hoặc 5 năm.

2. Vũ khí sinh học cũng có thể là nguyên nhân gây ra thảm hoạ toàn cầu

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 3.

Nếu so với việc chế tạo vũ khí hạt nhân vô cùng khó khăn thì nay con người đã có thể tạo ra những cổ máy giết chết hàng triệu người với mức giá vô cùng rẻ, vũ khi sinh học.

Vũ khí sinh học là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng,phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể động vật hay cây trồng.

Angela Kane - Đại diện cao cấp của LHQ về các vấn đề giải trừ vũ khí, kiêm Tổng thư ký quản lý tại Liên hợp quốc cảnh báo, vũ khí sinh học có thể dẫn đến một thảm hoạ toàn cầu, khi một trong những vi sinh vật phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây nên đại dịch khổng lồ.

Chúng có thể ít nguy hiểm hơn phóng xạ hạt nhân, nhưng chúng vẫn là những sát thủ giết người khi đã lây nhiễm vào nguồn nước.

Mặc dù, Liên Hiệp Quốc đã ban hành Công ước về Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí sinh - hoá học và tiêu hủy chúng. Tuy nhiên, trong vòng 40 năm qua, con người đã sử dụng chúng ít nhất 4 lần phục vụ mục đích chiến tranh.

3. Mẹ thiên nhiên nổi giận

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 4.

Leena Srivastava, Phó hiệu trưởng tại Đại học TERI Ấn Độ cho biết: "Dù Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được các nước tán đồng thông qua Thỏa thuận chung Paris thì vẫn có đến 90% khả năng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 2 độ C trong thế kỷ này.

Đồng thời, có đến 33% khả năng nhiệt độ trung bình thế giới sẽ vượt quá 3 độ trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, dường như thế giới lại không thể ngăn chặn điều này", Srivastava nói.

Khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C, cả bang Florida (Mỹ) và thành phố Bangladesh sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Trong khi đó, các đô thị gần biển như Thượng Hải và Mumbai sẽ bị ngập úng nặng nề. Hậu quả là một nhóm người sẽ rời bỏ nơi mình sinh sống để đi tỵ nạn do không thể sản xuất lương thực và thời tiết khắc nghiệt bội phần.

Trong lịch sử, đã từng có ít nhất ba nền văn minh bị xoá sổ do biến đổi khí hậu - Bộ tộc Viking Bắc Âu, Đế chế Khmer và Nền văn minh Thung lũng Indus.

4. Dân số tăng không kiểm soát

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 5.

Thống kê cho thấy, vào năm 1950, dân số sống trong các thành phố lớn, khu đô thị là 750 triệu người. Nhưng con số này đã lên đến 4 tỷ người ở thời điểm hiện tại và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Các chuyên gia ước tính rằng, vào giữa thế kỷ XXI, dân số sống trong các thành phố lớn sẽ lên tới 6,3 tỷ người.

Cùng với tình trạng dân cư quá đông, khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm, virus, bệnh lao, bệnh cúm sẽ gia tăng chóng mặt. Điều này một phần là do nguồn nước bị cạn kiệt dần và nền y tế bị ảnh hưởng do không lo đủ cho tất cả mọi người.

So với khu vực nông thôn, thành phố sẽ tiêu thụ khoảng 3/4 năng lượng của thế giới và thải ra một lượng lớn khí carbon. Theo WHO, ô nhiễm không khí đã khiến 3,7 triệu người tử vong vào năm 2012. Con số này sẽ chưa dừng lại ở đó khi dân số đô thị tăng và sự ô nhiễm ngày một diễn ra nặng nề.

5. Đến năm 2050, sẽ có đến 50 triệu người chết vì kháng khuẩn

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 6.

Trong 2 lần bùng phát, bệnh dịch hạch đã xoá sổ 15% dân số thế giới. Căn bệnh đã gây nhiều trận dịch bệnh kinh hoàng với tỉ lệ tử vong rất cao trong lịch sử nhân loại (nếu không được điều trị, tử vong ở thể hạch là 75%, và ở thể phổi là gần 100%), như là trận Đại dịch hạch (1665 ở Anh với 60.000 người chết) và Cái chết Đen (giữa thế kỷ 14, giết chết khoảng 1/3 dân số châu Âutức là 25 triệu người).

Mặc dù, nếu được chẩn đoán kịp thời, các dạng bệnh dịch hạch khác nhau vẫn được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong đó, những loại thuốc kháng sinh thường sử dụng là streptomycin, chloramphenicol và tetracycline.

Trong số các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới, gentamicin và doxycycline đã chứng minh hiệu quả trong điều trị đơn trị bệnh dịch hạch. Các vi khuẩn bệnh dịch hạch có thể phát triển kháng thuốc và một lần nữa trở thành một mối đe dọa sức khỏe lớn.

Một trường hợp có dạng thuốc kháng vi trùng đã được tìm thấy ở Madagascar vào năm 1995. Sự bùng phát thêm ở Madagascar được báo cáo vào tháng 11 năm 2014.

David Heymann, Bộ trưởngTrung tâm An ninh Y tế Toàn cầu của Tòa nhà Chatham cho biết, nguyên nhân đô thị hóa dày đặc đã khiến cho việc kiểm soát bệnh dịch trở nên khó khăn hơn.

Heymann cũng cảnh báo rằng, một số chủng vi khuẩn đã trở nên đề kháng với những kháng sinh phổ biến. Nếu các nhà khoa học không tạo ra được những chủng kháng sinh mới, số người chết mỗi năm bởi vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ tăng từ 700.000 người mỗi năm lên 10 triệu vào năm 2050.

6. Một tiểu hành tinh sẽ va chạm với Trái Đất, mang theo nạn đói và giết chết hàng triệu người

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 7.

Khoảng 65 triệu năm trước, sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Creta - phân đại Đệ Tam (K-T), đã xóa sổ tới 80% các loài sống trên Trái Đất. Nhiều nhà khoa học tin rằng sự kiện này là do một sao chổi hoặc thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái Đất, tạo ra miệng hố rộng 180 km tại bán đảo Yucatan, Mexico.

Khi các mảnh vỡ và bụi từ vụ va chạm bị thổi bay tới tầng cao khí quyển, nhanh chóng phủ kín khắp Trái Đất hoặc ít nhất một bán cầu. Điều này làm ngăn chặn ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất.

Tro bụi không ngặn chặn hoàn toàn ánh sáng Mặt Trời giống như nhật thực toàn phần mà chỉ làm giảm cường độ ánh sáng, nhưng như vậy cũng đủ giết chết thực vật sống nhờ quá trình quang hợp và động vật ăn chúng.

Tim Spahr, Giám đốc điều hành của NEO Sciences, đã cảnh báo rằng một tiểu hành tinh đủ lớn để tạo ra thảm họa trên toàn thế giới có khả năng sẽ rơi xuống Trái Đất sau mỗi 120.000 năm, và bất kỳ tiểu hành tinh nào lớn hơn 0,6 dặm điều có thể gây ra thảm hoạ này.

7. Siêu núi lửa phun trào

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 8.

Nằm tĩnh lặng bên dưới hồ nước rộng lớn trên đảo Sumatra, Indonesia, Toba là chính hồ núi lửa lớn nhất thế giới với chiều dài 100 km, chiều rộng 30 km và nơi sâu nhất đạt 505 m. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hồ núi lửa Toba chính là con quái vật đã khiến con người gần như tuyệt chủng khi phun trào vào 74.000 năm trước.

Các nhà khoa học mô tả, khi núi lửa Toba thức giấc, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, giết chết phần lớn loài người đang sống và tác động tới gene di truyền của con người thế hệ sau.

Stephen Sparks, Giáo sư ngành khoa học trái đất tại Đại học Bristol cho biết, thật khó để kết luận một vụ phun trào tiếp theo sẽ xảy ra vào khi nào. Một số dữ liệu từ các nhà khoa học đã ghi lại rằng, một vụ phun trào núi lửa sẽ diễn ra sau 17.000 năm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã là 26.500 năm kể từ lần cuối cùng siêu núi lửa này thức giấc.

Trong quá khứ, tro bụi từ vụ phun trào của núi lửa Toba đã bao phủ không trung, khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 3-5 độ C. Thậm chí, nhiều khu vực còn giảm tới 15 độ C. Kết quả là địa cầu đã phải trải qua mùa đông dài tới 6 năm. Tình trạng băng giá tiếp tục kéo dài trong một thiên niên kỷ tiếp theo, khiến nhân loại gần như tuyệt chủng.

8. Bức xạ mặt trời

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 9.

Kỹ thuật ngăn chặn bức xạ mặt trời (Geo-engineering) là cách duy nhất để nhanh chóng ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học việc can thiệp khí hậu ‘có thể làm hại hàng tỷ người".

Việc sử dụng xon khí (aerosols) để ngăn chặn tia bức xạ mặt trời là một trong những biện pháp của kỹ thuật geo-engineering. Mặc dù điều này có thể làm giảm thiểu biến đổi khí hậu nhưng nó có thể là thảm họa đối với hàng tỷ người khi phá vỡ hệ sinh thái.

Trước đó, nhiều dự án khoa học còn thử nghiệm ngăn chặn bức xạ mặt trời bằng cách che mát trái đất từ mặt trời (shading the earth from the sun) hoặc loại bỏ (soaking up) carbon dioxide bằng cách sử dụng máy bay phun các hạt lưu huỳnh ở độ cao để bắt chước tác động làm nguội của núi lửa hoặc sử dụng "cây" nhân tạo để hấp thụ CO2.

Tuy nhiên, những nổ lực này được đánh giá là vô cùng mạo hiểm và không mang lại hiểu qủa cao.

9. Robot sẽ thống trị Trái Đất

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 10.

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ thông minh, robot trong tương lai sẽ có thể sở hữu những bộ óc tương tự con người và điều này sẽ diễn ra chỉ trong vài thập kỷ tới.

5 trong số các thành viên cấp cao của Quỹ Thách thức Toàn cầu đã cảnh báo rằng, nếu không được sử dụng đúng mục đích, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế để thống trị nền văn minh nhân loại.

"Dự án đầy tham vọng này của con người có thể tàn phá xã hội theo một cách không lường trước. Con người sẽ phải đối phó với hiểm hoạ tiềm tàng này dù biết trước nó có thể xảy ra, một mặt tối không mong muốn khi hệ thống siêu thông được giao nhiệm vụ", các thành viên của Viện tương lai của cuộc sống chia sẻ.

10. Những rủi ro khác mà nhân loại vẫn chưa thể lường trước được

Những thảm họa có thể xoá sổ loài người trong vòng 50 năm tới, cái số 3 sẽ làm bạn giật mình - Ảnh 11.

Suy cho cùng, con người vẫn chưa đủ "thần thánh" để dự đoán trước tương lai. Ví như, chẳng ai có thể đoán được sự bùng nổ của quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới, khí hậu thay đổi như thế nào cũng chẳng quan trọng cho đến khi Liên Hiệp Quốc thành lập vào năm 1945.

Roey Tzezana, một nhà nghiên cứu tại Blavatnik Interdisciplinary Cyber Research Center (Tạm dịch: Trung tâm nghiên cứu đa ngành Blavatnik) ở Israel dự đoán, nền kinh tế và khoa học phát triển vượt bậc cũng kéo theo hàng loạt những rủi ro mà chúng ta chưa thể lường trước được.

Ví dụ, sự sống có thể bị xóa sổ ngay lúc này nếu Trái Đất dính phải tia gamma vũ trụ, nó có thể đi qua ánh sáng từ ngôi sao nào đó và theo các hướng ngẫu nhiên trên bầu trời. Tuy nhiên, Tzezana vẫn trấn an mọi người rằng, ngay bây giờ thì nó vẫn chỉ là lý thuyết.