Những sự thật chưa được tiết lộ về tựa game đình đám Metal Gear Solid

zhimzhim  - Theo Helino | 20/01/2018 0:00 AM

Hãy cùng thử tìm hiểu một số bí mật thầm kín chưa bao giờ được tiết lộ về Metal Gear Solid nhé.

Metal Gear Solid luôn được coi là một trong những thương hiệu tiêu biểu trong lịch sử trò chơi điện tử, là tựa game tiên phong của thể loại hành động, chiến thuật rình rập. Trong serie này chứa đựng đa dạng nội dung, từ văn học viễn tưởng của phương Tây, cho đến một chút gì đó của anime, những âm mưu, triết học phức tạp.

Tất cả đã làm nên một Metal Gear Solid đầy khó khăn, thử thách nhưng không kém phần thú vị và hấp dẫn đối với người chơi. Thậm chí, có nhiều ý kiến còn cho rằng, sẽ là không bao giờ bạn gặp được một tựa game ấn tượng như Metal Gear Solid. Vậy thì hãy cùng thử tìm hiểu một số bí mật thầm kín chưa bao giờ được tiết lộ về Metal Gear Solid nhé.

Tên ban đầu của tựa game hoàn toàn chỉ là Metal Gear chứ không phải Metal Gear Solid

Trò chơi này lần đầu ra mắt trên Play Station vào năm 1998. Tuy nhiên, trên thực tế thì bộ phim truyền hình hàng loạt Hideo Kojima đã tạo ra một tiêu đề mang tên Metal Gear, chứ không hề có chữ Solid vào năm 1987. Và ở thời điểm đó, Metal Gear thật sự đã làm mê mẩn game thủ với những hoạt động gián điệp, những bí mật kỳ thú. Trò chơi thành công tới mức mà nó còn tiếp tục tạo ra một phần tiếp theo, Metal Gear 2 và vẫn không có Solid ở cạnh bên nhé.


Metal Gear mới là dòng game đầu tiên, chứ chưa có chữ Solid đâu

Metal Gear mới là dòng game đầu tiên, chứ chưa có chữ Solid đâu

Thực tế thì bí mật nằm ở chỗ, hai trò chơi đầu tiên này chỉ được phát hành cho máy tính MSX2, mà dòng máy tính này chỉ thật sự phổ biến ở Nhật Bản, cũng như một vài vùng ở châu Âu, vì vậy, không có nhiều người chơi có điều kiện tiếp xúc với tựa game này. Konami sau đó đã bắt tay vào, và tạo ra một phiên bản Metal Gear mới cho Nintendo Entertainment. Nhưng đây là một sản phẩm với rất nhiều thay đổi. Và cuối cùng, Metal Gear Solid ra đời, trên nền tảng Play Station và được phát hành rộng rãi tới đông đảo game thủ như ở thời điểm hiện đại.

Snake được lấy ý tưởng từ bộ phim Escape from New York

Hideo Kojima là một fan cuồng của điện ảnh phương Tây, và đó cũng là lý do mà chúng ta có thể nhận thấy ông đã lồng ghép khá nhiều chi tiết lồng ghép các yếu tố này trong tựa game của mình. Và một trong những bộ phim mà ông yêu thích nhất chính là Escape from New York của đạo diễn John Carpenter.


Metal Gear Solid mang đậm nét điện ảnh phương Tây

Metal Gear Solid mang đậm nét điện ảnh phương Tây

Bộ phim lấy bối cảnh vào năm 1998 về một nước Mỹ đang khủng hoảng, nơi mà tội ác tràn lan. Sau khi tỷ lệ tội phạm tăng lên tới 400%, chính phủ đã phải lập ra một nhà tù khổng lồ ở vùng Manhattan. Tuy nhiên, trong một chuyến đi dự hội nghị thượng đỉnh, chiếc phi cơ chở tổng thống Mỹ bị tấn công và đâm xuống Manhattan, và ông cũng bị bắt cóc bởi những tù nhân nơi đây.

Snake Plissken – một cựu binh huyền thoại được cử tới với nhiệm vụ giải cứu tổng thống trong 24h. Và đây cũng là nguồn gốc của cái tên Snake vốn tương đối quen thuộc đối với những fan hâm mộ của Metal Gear Solid.

Ý nghĩa của chữ Solid

Khi cuộc chuyển giao cuối cùng diễn ra vào năm 1998, phiên bản trên Play Station của tựa game ra mắt với tên gọi là Metal Gear Solid, và nhiều người đều ngầm hiểu rằng đây là phiên bản Metal Gear 3. Nhưng vì Konami muốn đánh dấu một thương hiệu riêng biệt, nên mới thêm một chữ Solid vào sau tên của tựa game.


Chữ Solid mang rất nhiều ý nghĩa đấy

Chữ Solid mang rất nhiều ý nghĩa đấy

Không đơn giản chỉ là vậy, Kojima đã từng đề cập rằng, Solid được coi là một tham chiếu đến yếu tố ba chiều. Thứ nhất, nó được coi rằng đây là phiên bản Metal Gear đầu tiên sử dụng 3D, thay vì nền tảng 2D như trước. Thứ hai, Solid còn có ý nghĩa là rắn chắc, khi mà các vật rắn được thể hiện bằng hình khối, mà ở đây chủ yếu là hình vuông.

Bạn biết không, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Konami lúc đó chính là Squaresoft, mà square ở tiếng anh cũng có nghĩa là hình vuông đấy. Thông điệp của Konami cũng tương đối rõ ràng, khi họ thể hiện rằng mình đã đi trước đối thủ cạnh tranh một bước đấy.