Những lần quảng cáo và tiếp thị thất bại nổi tiếng trong lịch sử làng game

Thomas  - Theo Helino | 20/05/2019 11:59 PM

Quảng cáo như thế này thì game thủ không ưa là phải.

Tiếp thị và quảng cáo là những công cụ kinh doanh cần thiết đối với bất kỳ loại sản phẩm nào để đạt tới thành công, và các trò chơi video cũng không nằm ngoài danh sách đó. Nếu không có những chiến dịch quảng cáo thông mình, đánh vào đúng mục tiêu của sản phẩm, nhiều trò chơi thậm chí có thể thất bại trước khi chúng được lên kệ. Có rất nhiều những ví dụ về thành công của việc tiếp thị các trò chơi một cách thông minh như chiến dịch quảng cáo cho Call of Duty và Halo, hay BioShock 2's wine bottles và Ocarina of Time 3D's Robin Williams commercial.

Tuy nhiên bên cạnh đó thi mọi người cũng đã được chứng kiến vô số các chiến dịch quảng cáo thất bại của một số trò chơi, một số trong đó thậm chí còn gây khó chịu, dẫn đến những kết quả tiêu cực. Dưới đây là một số trường hợp quảng cáo cho trò chơi nhưng kết quả lại phản tác dụng.

Sin to win (Dante's Inferno)

Những lần quảng cáo và tiếp thị thất bại nổi tiếng trong lịch sử làng game - Ảnh 1.

Trở lại năm 2010, nhà phát triển Visceral Games đã hoàn thành trò chơi Dante's Inferno, một trò chơi hành động chặt chém dựa vào bản Dante Alighieri's Divine Comedy. Trong trò chơi, các game thủ sẽ đảm nhận vai trò của một hiệp sĩ Templar phiên bản Dante khi anh chiến đấu để vượt qua chín tầng địa ngục để giải cứu tình yêu của mình. Trò chơi được xuất bản bởi hãng EA, và được giới thiệu tại Comic-Con 2009, nhà xuất bản đã đưa ra chương trình khuyến mãi "sin to win", trong đó yêu cầu người chơi phải chụp ảnh với các mô hình trong gian hàng suốt chương trình. Sau đó người chơi phải gửi những bức ảnh này cho EA và đăng trực tiếp lên các trang cá nhân của họ trên mạng xã hội. Người chiến thắng may mắn sẽ nhận được một bữa tối và "một đêm tội lỗi với hai cô gái nóng bỏng, dịch vụ xe limo, paparazzi và một chiếc rương đầy chiến lợi phẩm".

Phản ứng dữ dội đã xảy ra gần như ngay lập tức, khi mọi người tố cáo việc quảng bá này mang tính chất coi thường nữ giới. Chỉ một ngày sau khi tuyên bố cuộc thi, EA đã đưa ra lời xin lỗi chính thức cho giọng điệu của mình , làm rõ rằng "hành động ham muốn" mà họ đang tìm kiếm chỉ đơn giản là những bức ảnh với các cô gái trong gian hàng và hoàn toàn không có gì hơn. Ngoài ra, người chiến thắng "Đêm ham muốn" sẽ nhận được thẻ VIP, tất cả các chi phí đều không phải thanh toán. Tuy nhiên thiệt hại của hãng game là khá nặng nề khi báo chí và các trang mạng đã đưa tin rầm rộ về sự phản đối của công chúng đối với chương trình khuyến mãi này.

Human-shaped meat (Resident Evil 6)

Những lần quảng cáo và tiếp thị thất bại nổi tiếng trong lịch sử làng game - Ảnh 2.

Vào tháng 9 năm 2012, nhà phát hành game Nhật Bản Capcom đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo độc đáo nhưng vô cùng thô thiển, dành cho sự ra mắt của Resident Evil 6. Chiến dịch này bao gồm một loạt các cảnh giết người được dàn dựng bên ngoài các công ty truyền thông tại Luân Đôn, hình ảnh hiện trường vụ án và thịt tươi được dán nhãn là thịt người được gửi cho các thành viên báo chí, vụ việc lên đến đỉnh điểm trong một buổi diễn công khai vào cuối tuần tại một "cửa hàng bán thịt người "Được gọi là Wesker & Son (đặt theo tên của nhân vật phản diện Resident Evil nổi tiếng Albert Wesker). Đó là một của hàng mang phong cách nghệ thuật xắp đặt, cho phép người tham dự không chỉ xem các tác phẩm tại triển lãm được tạo ra bởi nghệ sĩ thực phẩm chuyên nghiệp Sharon Baker, mà còn được mua các sản phẩm thịt được thiết kế trông giống như các bộ phận cơ thể người.

Cửa hàng này có hai mục tiêu, quảng bá trò chơi Resident Evil mới và cung cấp tiền thu được từ việc bán thịt cho Hiệp hội Limbless, một tổ chức phi lợi nhuận của Vương quốc Anh giúp người chơi. Tuy nhiên chiến dịch này được Capcom đánh giá là không thành công, và đã cho kết thúc chỉ sau một đợt cuối tuần. Các báo cáo tài chính của nhà xuất bản chỉ ra rằng Resident Evil 6 chỉ bán được 4,9 triệu chiếc trong năm tài chính, tức là ít hơn 2,1 triệu so với mục tiêu dự kiến ban đầu của nó.

Chương trình hiến tế một con Dê của God of War 2

Những lần quảng cáo và tiếp thị thất bại nổi tiếng trong lịch sử làng game - Ảnh 3.

Trước thời điểm thành công của God of War như ngày hôm nay, Sony đã phát triển các trò chơi hack-and-slash tàn bạo chiếm được cảm tình của nhiều game thủ trên toàn thế giới. Năm 2007, nhà xuất bản bắt tay vào việc thúc đẩy tiếp thị cho God of War 2 , trong đó có một số chiến thuật thú vị. Ở Hy Lạp, Sony đã tổ chức một bữa tiệc quảng cáo cho trò chơi, họ đã trưng bày một con dê bị chặt đầu cùng các diễn viên và phụ nữ ngực trần để gợi lên chủ đề thần thoại Hy Lạp của trò chơi, nhưng đã dẫn đến sự phản đối của các nhà hoạt động vì quyền động vật.

Các nhóm đòi quyền lợi cho động vật này đã tỏ ra rất tức giận khi nhìn thấy con dê bị chặt đầu, họ cáo buộc Sony đã giết hại con dê nhằm mục đích bán được các sản phầm của mình. Công ty sau đó đã thu hồi hơn 80.000 bản từ các tạp chí có hình ảnh con dê cụt đầu trong buổi lễ này, và đưa ra lời thừa nhận về việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn ứng xử khi tổ chức buổi trưng bày.