Những huyền thoại của làng DOTA 2 phải ngồi nhà xem TI7

MissingMiddle  - Theo Trí Thức Trẻ | 31/07/2017 02:01 PM

Đáng tiếc thay, ở The International 7 năm nay có những cái tên đã đi vào huyền thoại của làng DOTA 2 phải ở nhà xem TI.

The International là giải đấu Esports lớn nhất thế giới và nó cũng qui tụ những game thủ xuất sắc nhất thế giới tới đây tranh tài nhưng đáng tiếc thay là ở TI7 năm nay có những cái tên đã đi vào huyền thoại của làng DOTA 2 phải ở nhà xem TI.

Dendi

Na`Vi nói chung và Dendi nói riêng là một biểu tượng của DOTA 2 khi mà Dendi cũng với Na`Vi đã chiến thắng kì TI đầu tiên và vào chung kết 2 kì TI tiếp theo đó với phong cách đánh vô cùng đẹp mắt. Tuy nhiên khi mà những trụ cột của team lần lượt ra đi như Light of Heaven, ArtStyle và đặc biệt là sự ra đi của đội trưởng trứ danh Puppey, Na`Vi càng ngày bị thụt lùi so với mặt bằng chung của thế giới và với chính họ trong quá khứ.


Vinh quang quá khứ đã quá xa vời với Na`Vi.

Vinh quang quá khứ đã quá xa vời với Na`Vi.

Nếu như ở giai đoạn trước năm 2013, Na`Vi là team có lối chơi tấn công cống hiến nhưng cũng kém phần hiệu quả khi mà họ có khả năng đọc trận đấu và chỉ đạo chiến thuật tuyệt vời từ Puppey và Light of Heaven thì giai đoạn sau này, Na`Vi thi đấu cực kì rời rạc. Họ như một đám quân ô hợp không có thủ lĩnh và mạnh ai người đấy chơi vậy. Dendi vẫn thi đấu tốt nhưng “tốt” ở đây chỉ là tốt so với mặt bằng chung của Na`Vi, anh đi đường ổn nhưng cũng không thể quá áp đảo đối phương vì hiện giờ midlane không chỉ là cuộc đối đầu 1 vs 1 nữa, về khoản team work thì Na`Vi quá yếu khi họ thay đổi đội hình liên tục và các thành viên không có sự gắn kết.

Thất bại ở vòng loại TI7 với fan của Na`Vi có thể là shock nhưng nó là cần thiết để Na`Vi và Dendi có thể nhìn lại chính bản thân mình để có thể hướng tới những thành công trong tương lai.


Dendi và Na`Vi đã thụt lùi quá xa so với thế giới.

Dendi và Na`Vi đã thụt lùi quá xa so với thế giới.

Loda

Loda và huyền thoại của DOTA châu Âu khi mà anh thậm chí còn nổi tiếng từ trước khi DOTA 2 ra đời khi SK Gaming của anh từng thi đấu rất thành công tại đấu trường DotA Allstar. Tuy nhiên con đường thi đấu DOTA 2 của Loda không thuận lợi lắm khi mà anh không tìm được những đồng đội thích hợp ở Châu Âu và thậm chí phải sang khu vực Đông Nam Á thi đấu cho team Zenith của Hyhy ở TI2.

Tuy nhiên năm 2013 là một năm đại thành công của Loda khi mà anh cùng những đồng đội mới như Bulldog, Akke, S4, Eternal Envy và sau này là EGM đã có chức vô địch Dream Hack và đỉnh cao là vô địch TI3 sau một trận chung kết huyền thoại với Na`Vi. Loda khi đó là người đi trước thời đại khi anh sáng tạo ra việc phân bổ lương vàng hợp lí tới các thành viên trong team chứ không phải là meta dồn tất cả những gì tốt nhất cho một Carry hạng năng để gánh team như người Trung Quốc đã làm.


TI3 là đỉnh cao của Alliance và Loda.

TI3 là đỉnh cao của Alliance và Loda.

Tuy nhiên sau khi vô địch TI, Alliance bị nghiên cứu lối chơi quá kĩ càng và họ dần dần bị bắt bài và những thành công sau TI3 cứ lẫn tránh họ. TI4 sau đó là một kì TI thảm họa với Alliance và Loda và nó làm cho những thành viên của Alliance mất đi rất nhiều động lực thi đấu và S4 ra đi tới Secret là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc này.

Và mọi thứ càng ngày càng tồi tệ hơn với Alliance khi mà các trụ cột còn lại như Akke, EGM cũng rời team, Bulldog thì nghỉ thi đấu và chính Loda cũng rời khỏi Alliance khi mà anh không thể theo kịp với những đồng đội mới như Limp hay Handsken nữa. Loda có lẽ đã tới lúc nghỉ ngơi khi mà phong cách chơi và đặc biệt là lối suy nghĩ của anh đã quá cũ kĩ so với thời đại rồi.


Loda giờ đã trở nên quá chậm chạp ở vị trí Carry.

Loda giờ đã trở nên quá chậm chạp ở vị trí Carry.

Xiao8

Xiao8 được người Trung Quốc ca tụng như là người đội trưởng vĩ đại nhất lịch sử của nền DOTA 2 tại đất nước này khi mà anh cùng với NewBee lên ngôi tại TI4 và anh cũng dẫn dắt rất nhiều những tài năng trẻ của LGD tiến sâu tại các kì TI trước nữa.

Sở hữu khả năng tính toán cực kì tuyệt vời, Xiao8 đã lên kịch bản hoàn hảo để NewBee vô địch TI4 từ việc tính toán điểm rơi phong độ của các thành viên, nghiên cứu đối thủ cho đến việc có người đồn rằng anh đã kêu gọi các team Trung Quốc tẩy chay DK khi đó, làm cho team siêu sao này suy yếu và mượn tay những team phương Tây loại đi đối thủ nguy hiểm này.


Kì TI cực kì thành công và xứng đáng của Xiao8 và NewBee.

Kì TI cực kì thành công và xứng đáng của Xiao8 và NewBee.

Sau khi về thứ 3 tại TI5, Xiao8 tuyên bố giải nghệ những rồi khi TI6 cận kề anh lại tuyên bố trở lại và anh biến cụm từ “giải nghệ” thành một trò cười của cộng đồng DOTA 2 Trung Quốc khi đó. Thi đấu không thành công tại TI6, Xiao8 và Maybe có những mâu thuẫn cực kì gay gắt và điều đó làm cho đội hình của LGD khi đó tan rã hoàn toàn.

Xiao8 sau đó tự đánh mất đi bản năng của một kẻ chinh phục bằng những hợp đồng stream béo bở, những cuộc ăn chơi trác táng với rượu và phụ nữ. Ở Xiao8 giờ đây chúng ta không còn nhận ra được người thủ lĩnh huyền thoại ngày nào mà chỉ còn là cái bóng của chính anh năm xưa mà thôi.


Mâu thuẫn giữa Maybe và Xiao8 khiến cho LGD cũ tan rã.

Mâu thuẫn giữa Maybe và Xiao8 khiến cho LGD cũ tan rã.