Những hậu bản tệ hại đến nỗi nhà sản xuất muốn xóa chúng khỏi lịch sử của dòng game

Real Madrid  - Theo Helino | 18/10/2018 04:50 PM

Sau đây, ta sẽ cùng nhìn lại những tựa game "lỗi" đến mức không nên được phát hành.

Có những thứ nhất định đủ sức làm "chìm" cả một tựa game rất được mong đợi nào đó trong tuần đầu tiên, và đã "chìm" rồi thì rất khó để "nổi" trở lại. Bộ phận gamer sẵn sàng bỏ qua rất nhiều cho một thương hiệu mà họ yêu thích, nhưng ai cũng chỉ có mức chịu đứng giới hạn. Sau đây, ta sẽ cùng nhìn lại những tựa game "lỗi" đến mức không nên được phát hành.

Assassin’s Creed: Unity (2014)

Những hậu bản tệ hại đến nỗi nhà sản xuất muốn xóa chúng khỏi lịch sử của dòng game - Ảnh 1.

Khi bản thân các nhà phát triển phải công bố lời xin lỗi và đưa ra bản vá lỗi ngày đầu tiên, đó chính là dấu hiệu chẳng tốt lành. Sau một vài nỗi lực "cải tạo" lại game, Ubisoft quyết định phát hành hẳn một bản patch lên đến 40gb để sửa chữa sai lầm của mình. Trên thực tế, "Assassin’s Creed: Unity" không phải là một game tồi, thậm chí hay là đằng khác, nhưng nó chưa thực sự sẵn sàng để ra mắt khi ấy và đã khiến bao fan hâm mộ thất vọng.

Tony Hawk’s Pro Skater 5 (2015)

Những hậu bản tệ hại đến nỗi nhà sản xuất muốn xóa chúng khỏi lịch sử của dòng game - Ảnh 2.

Thương hiệu game thể thao mạo hiểm này có một vị trí đặc biệt trong trái tim rất nhiều người chơi kể từ khi nó được phát hành lần đầu trên hệ thống PlayStation. Những phiên bản nối tiếp sau đó cũng rất thú vị và ngày một đa dạng cách chơi, nhưng tiếc rằng phần mới nhất lại không thể làm được điều đó. "Tony Hawk’s Pro Skater 5" có chất lượng dở tệ, chứa nhiều lỗi, và giống như một sản phẩm bản nháp dược đưa đến tay người hâm mộ vậy.

Superman 64 (1999)

Những hậu bản tệ hại đến nỗi nhà sản xuất muốn xóa chúng khỏi lịch sử của dòng game - Ảnh 3.

Mọi danh sách game dở đều sẽ thiếu nót nếu không nhắc đến tựa game thảm họa này. "Superman 64" có lẽ là tồn tại vấn đề từ khâu ý tưởng ban đầu, và dường như chẳng có yếu tố nào để chuộc lỗi cho nó cả. Nếu bạn mơ ước được hóa thân thành Superman bay lượn trên bầu trời và chiến đấu chống lại kẻ ác cấp vũ trụ, bạn đã đặt lòng tin nhầm chỗ rồi.

Sim City (2013)

Những hậu bản tệ hại đến nỗi nhà sản xuất muốn xóa chúng khỏi lịch sử của dòng game - Ảnh 4.

Tại sao một game "Sim City" lại yêu cầu người chơi luôn phải kết nối online để chơi? Đây dường như là một rào cản để ngăn chặn người ta thưởng thức và giải trí vui vẻ. Nhân danh nghĩa ngăn chặn nạn chơi lậu, EA đã ngăn chặn mọi người chơi luôn thể. Vấn đề này phải mất đến một tuần để giải quyết nhưng khi đó đã muộn bởi đối thủ cạnh tranh "Cities: Skylines" đã kịp hút hết người chơi rồi.

Ride to Hell: Retribution (2013)

Những hậu bản tệ hại đến nỗi nhà sản xuất muốn xóa chúng khỏi lịch sử của dòng game - Ảnh 5.

Hãy tạm quên cốt truyện không hấp dẫn hoặc những đoạn hội thoại ngớ ngẩn đi. Thử tưởng tượng rằng bạn nhận nhiệm vụ phải đi xe motor từ nơi này đến nơi khác, nghe thì đơn giản nhưng đến giữa đường thì mặt đất bỗng biến mất, và bạn sẽ rơi vào hố đen vô tận. "Ride to Hell: Retribution" là một trong những tựa game tồi tệ nhất từng được phát hành và khó ai có thể biện hộ cho những sai lầm của nó.

Battlefield 4 (2013)

Những hậu bản tệ hại đến nỗi nhà sản xuất muốn xóa chúng khỏi lịch sử của dòng game - Ảnh 6.

"Battlefield 4" là một sản phẩm rất có tiềm năng, nhưng có một thứ đã ngăn cản vô số game thủ khám phá tiềm năng của nó, đó chính là tình trang không thể kết nối tới máy chủ của EA. Cho tới nay, mặc dù đã vài năm sau khi phát hành chính thức, nhưng vẫn có cả biển lời phàn nàn và vấn đế từ người chơi, bất kể EA đã tung ra vô số bản cập nhật vá lỗi. Xem ra, người chơi nên chuyển sang "Battlefield 1" và có sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn, mượt mà hơn.