Những góc khuất về Fnatic - Tổ chức eSports lâu đời và truyền thống bậc nhất châu Âu mà có thể nhiều người chưa biết

Mặt Trứng  - Theo Helino | 27/09/2018 12:20 PM

Fnatic - ông lớn của eSports châu Âu có rất nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa biết tới đâu

Nhắc tới một team eSports chuyên nghiệp, đa phần các game thủ phương Tây đều sẽ không mất quá nhiều thời gian mà bật ra cho mình ngay đáp án, Fnatic. Chỉ vậy thôi có lẽ cũng đủ để nói hết tầm ảnh hưởng và sự phổ biến của tổ chức này.

Tính tới nay, Fnatic đã trải qua 14 năm kể từ ngày đầu thành lập và những dấu ấn mà nó để lại luôn là niềm tự hào dành cho các fan của làng game eSports châu Âu. Từ những bộ môn phổ biến như DOTA 2, LMHT, PUBG cho tới CS.GO... ở bất kỳ lĩnh vực và danh mục game nào, Fnatic cũng luôn được coi là một trong những đội tuyển giàu tầm ảnh hưởng nhất trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Và hãy cùng tìm hiểu những góc khuất ít người biết trong suốt 14 năm hoạt động của Fnatic nhé

Nhà sáng lập Sam Mathews bán ô tô của mình để đưa đội đến giải đấu đầu tiên vào năm 2004

Ở vào thời điểm năm 2004, liệu có mấy người dám tin và hy sinh những vật chất, tài sản đáng giá của bản thân cho eSports - một nơi không hứa hẹn sản sinh ra những lợi nhuận, doanh thu như các ngành công nghiệp khác. Nhưng Sam Mathews - người sáng lập của Fnatic thì tin vào tương lai mà ông nhìn thấy về eSprots và muốn trở thành một phần của nó. Đó cũng là lý do mà Sam đã bán chiếc ô tô của mình để lấy tiền trang trải kinh phí cho đội tuyển của mình tới tham dự giải đấu lớn đầu tiên trong năm 2004.

Những góc khuất về Fnatic - Tổ chức eSports lâu đời và truyền thống bậc nhất châu Âu mà có thể nhiều người chưa biết - Ảnh 1.

Cú đầu tư mạo hiểm của Sam vào Fnatic đã thành công rực rỡ

Đó là một canh bạc, nhưng Sam đã được đền đáp xứng đáng. Fnatic trở thành một thương hiệu hàng đầu của eSports - nền công nghiệp được CNN dự đoán sẽ đạt mốc 1 tỷ USD vào năm 2019. Fnatic đang đi đầu ở thị trường châu Âu, tất cả nhờ vào sự mạo hiểm ban đầu của Sam.

Đội tuyển CS.GO của Fnatic từng bị cáo buộc gian lận tại DreamHack 2014

Gian lân trong bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng là điều không thể chấp nhận được, và eSports cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng trong các tựa game, bên cạnh cheating thì một số vấn đề về bug game cũng là thứ rất thường xuyên được các game thủ tận dụng, và nó ở một ranh giới rất mong manh giữa việc bị coi là gian lận hay không. Fnatic đã ở vào tình trạng như vậy trong năm 2014.

Những góc khuất về Fnatic - Tổ chức eSports lâu đời và truyền thống bậc nhất châu Âu mà có thể nhiều người chưa biết - Ảnh 2.

Fnatic từng bị cáo buộc gian lận vào năm 2014

Tại DreamHack 2014, khi đang mất đi khá nhiều lợi thế vào tay LDLC - đại diện của Pháp, Fnatic bất ngờ tìm được một bug game, khi các thành viên của họ boost nhau lên một vị trí cực kỳ thuận lợi và có phần tận dụng bug của game đề lội ngược dòng thành công trước LDLC. Sau khi nhận được khiếu nại của đại diện Pháp, trọng tài xem lại trận đấu và thấy cả hai đội đều có những pha sử dụng bug, lỗi game. Một trận tái đấu được dàn xếp, nhưng Fnatic không hiểu vì lý do gì mà từ chối tham gia, đồng thời kết thúc hành trình tại DreamHack của họ ngay lúc ấy.

Fnatic nhận được $7.000.000 tiền tài trợ từ AS.Roma, Boston Celtics và nhiều tên tuổi lớn khác

Câu chuyện kết nối giữa thể thao truyền thống và eSports đã trở thành trào lưu không mới trong mắt giới chủ đầu tư những năm nay. Có thể dễ dàng thấy những thương hiệu như PSG.LGD hay đội tuyển LMHT Schalke 04. Những tổ chức lớn như Redbull hay ESPN cũng đang dần quan tâm tới miếng bánh béo bở này.

Những góc khuất về Fnatic - Tổ chức eSports lâu đời và truyền thống bậc nhất châu Âu mà có thể nhiều người chưa biết - Ảnh 3.

Không ngạc nhiên khi Fnatic thu hút được tương đối nhiều tên tuổi nổi tiếng tài trợ

Và với một thương hiệu như Fnatic, thu hút các nhà đầu tư nổi tiếng là câu chuyện tất nhiên. Trong năm 2017, họ đã nhận được tới $7.000.000 tiền đầu tư từ một số tên tuổi mà có thể nhiều người đã chẳng còn lạ lẫm. Đó là AS Roma, đội bóng đang chơi ở Serie A của Ý, chủ sở hữu của Boston Celtics hay đội tuyển Houston Astros của Major League Baseball - những thương hiệu thể thao truyền thống thậm chí còn nổi tiếng hơn Fnatic đấy.

Scandal với Era đã từng khiến Fnatic suýt nữa bị quay lưng

Có thể nói đây là sự vụ mà Fnatic muốn quên đi nhất trong lịch sử. Câu chuyện bắt đầu với team DOTA 2 Fnatic. Era từng là thành viên chủ chốt trong team, nhưng rồi anh chàng này tạm thời nghỉ ngơi trong một thời gian khi nhận thấy bản thân đang có một số bất ổn về tâm lý. Fnatic chiêu mộ Xcalibur trong vai trò stand in và anh chàng này thi đấu cực kỳ bùng nổ, trở thành điểm nhấn trong đội hình của Fnatic lúc bấy giờ.

Những góc khuất về Fnatic - Tổ chức eSports lâu đời và truyền thống bậc nhất châu Âu mà có thể nhiều người chưa biết - Ảnh 4.

Fnatic từng dính vào lùm xùm với Era và ảnh hưởng rất nhiều tới danh tiếng

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như khi The International sắp tới, Fnatic quyết định thay thế Era bằng Xcalibur, dù anh chàng này tuyên bố đã hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Valve gây áp lưc và bắt Fnatic phải sử dụng Era và đội này không còn lựa chọn nào khác.

The International năm đó, Fnatic thi đấu không quá thành công và thậm chí còn phải đón nhận làn sóng chỉ trích của cộng đồng vì đã cố tình đẩy Era ra khỏi đội hình.

Xem thêm:

Fnatic

esports