Những cú tiêu tiền tấn cực kỳ ngu ngốc và cái kết đắng lòng dành cho nhiều game thủ

Lingu  - Theo Helino | 17/03/2019 11:59 PM

Anh em game thủ vui thôi đừng vui quá.

Có rất nhiều người thích chơi game. Đó là lẽ thường tình. Nhưng với một số người, việc chơi trò chơi đã trở thành một thứ ma túy, khiến họ không dứt ra được. Vài người trong số đó còn tán gia bại sản; mất việc làm, gia đinh hay cả sự tự do vì sự ám ảnh này. Dưới đây là những ví dụ về những người đã lãng phí tiền của mình vào gaming.

Vì game mà biển thủ và tham nhũng

Những cú tiêu tiền tấn cực kỳ ngu ngốc và cái kết đắng lòng dành cho nhiều game thủ - Ảnh 1.

Game of War: Fire Age là một tựa game được quảng cáo bởi người mẫu nổi tiếng Kate Upton, nhưng lại không được lòng của các nhà phê bình. Có rất nhiều người không thích tựa game này. Nhưng Kevin Lee Co sống tại Rocklin, California lại không phải một trong số đó.

Vào tháng 12 năm 2016, Co đã thừa nhận mình lạm dụng chức vụ quản lý tại Holt of California để biển thủ 4.8 triệu đô. Tại tòa án liên bang Sacramento, Co khai nhận rằng mình đã dùng thẻ của công ty để mua rất nhiều thứ. Nhưng trong đó, hắn sử dụng nhiều tiền nhất để nạp vào "Game of War" với số tiền xấp xỉ một triệu đô. Tức là 20% số tiền hắn biển thủ đã chảy vào game này.

Co có thể nhận mức án cao nhất là 20 năm cho tội danh của mình. Phiên tòa được dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2017, nhưng đã bị lùi lại vài lần.


Những cú tiêu tiền tấn cực kỳ ngu ngốc và cái kết đắng lòng dành cho nhiều game thủ - Ảnh 2.

Vào tháng 12 năm 2017, Square Enix công bố việc thêm nhân vật Cloud vào tựa game "Final Fantasy: Brave Exvius". Vài ngày sau đó, Kotaku, một trang thông tin game nổi tiếng đã đăng tải một bài viết gây chấn động. Nội dung của bài viết chính là về lời thú tội của một người dùng Reddit mắc nợ 16000 đô vì một tựa game điện thoại.

Với biệt danh "nothing024", người chơi này đã chia sẻ niềm yêu thích của mình với tựa game Final Fantasy. Chính vì điều này nên anh đã mua máy chơi game để có thể trải nghiệm các phần tiếp theo của series trò chơi này. Mọi thứ dần đổi thay khi anh lập gia đình. Tuy vậy, sự ra đời của game điện thoại đã thay đổi tất cả. Nothing024 quyết định quay trở về với tuổi thơ của anh, rồi dần dần bị nó nhấn chìm.

Người dùng này tiếp tục chia sẻ rằng, ban đầu thì anh đã quyết tâm sẽ không tiêu đồng nào vào trò chơi này cả. Tuy vậy, mọi thứ trở nên quá khó khăn với anh, và anh quyết định tiêu 20 đô vào game. Nó không quá nhiều, nhưng là sự khởi đầu cho hành trình bước vào địa ngục của anh. Dần dần, anh tiêu nhiều hơn, lên đến vài trăm đô để lấy được nhân vật anh muốn. Nothing024 chia sẻ rằng :

"Lúc đó tôi đã nghĩ rằng đó chỉ 200 đô thôi. Hơn nữa, tôi chưa mua một trò chơi nào trong 6 năm trời. Tôi xứng đáng được tiêu số tiền này"

Tuy nhiên, vài trăm đô dần trở thành vài ngàn. Anh chàng dần chuyển khoản nợ của mình sang thẻ tín dụng không lãi suất của vợ mình, cũng như giấu cô ấy về điều đó. Nhưng rồi, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Khi vợ anh yêu cầu sử dụng thẻ để mua đồ ăn, mọi thứ vỡ lở. Anh hối hận tâm sự rằng :

"Tôi chưa bao giờ mua cho vợ mình thứ gì hơn 1000 đô cả, nhưng tôi đã tiêu hơn 16000 đô vào thứ rác rưởi này trong một năm. Nếu vợ tôi muốn li dị, tôi sẽ không có cách nào trả lại số nợ đó cả ."

Tốn tiền vô ích

Những cú tiêu tiền tấn cực kỳ ngu ngốc và cái kết đắng lòng dành cho nhiều game thủ - Ảnh 3.

Đôi lúc, có những người tốn tiền vào những vật phẩm hoặc những đồ dùng không mang lại lợi ích gì cho bản thân. Điều này luôn được chứng mình qua rất nhiều ví dụ.

Vào năm 2011, một chàng trai Trung quốc đã chi hơn 16000 đô vào chiếc kiếm ảo trong tựa game "Cửu Âm Chân Kinh", mặc dù vào thời điểm đó, trò chơi còn chưa chính thức được ra mắt. Anh chàng này đã mua cây kiếm vào buổi đấu giá được tổ chức bởi nhà phát hành Snail Games. Không chỉ vậy, anh ta còn tậu cả các món đồ đắt tiền như bao của một vũ khí mang tên "Hook of Departure" với 1600 đô và bao của một chiếc giáo với giá 2500 đô.

Một người chơi giận dữ

Những cú tiêu tiền tấn cực kỳ ngu ngốc và cái kết đắng lòng dành cho nhiều game thủ - Ảnh 4.

Vào năm 2016, Stephen Barnes đến từ Houston, Texas trở nên nổi tiếng khi anh quyết định tẩy chay tựa game Modern War. Không chỉ vậy, anh còn kéo theo những người chơi gạo cội của trò chơi này. Có khoảng 144 người chơi thuộc top đầu bảng xếp hạng, trong đó có hơn 22 người trong các nhóm nằm trong top 25 đã đi theo con đường của Barnes. Lý do ra đi của của họ là vì Gree, công ty chủ quản của trò chơi này ở Nhật đã loại bỏ đi những món đồ ảo mà người chơi đã mua. Không chỉ vậy, có cả những lời phàn nàn về việc thay đổi giá trị và sức mạnh của người chơi.

Nguyên do mà Barnes có thể kéo theo số lượng lớn người chơi theo mình như vậy là vì anh đã tiêu hơn 2 triệu đô vào Modern War từ năm 2011. Anh chia sẻ với VentureBeat rằng mình đã dành hơn 40 tiếng một tuần cho trò chơi này, trong vòng 4 năm. Và anh cũng nói rằng mình không có cuối tuần nào rảnh vì tựa game này.