Nghịch lý game online: Càng đẹp thì càng ít người chơi

Nipp  - Theo Helino | 22/03/2018 08:00 PM

Hoàng Đao Kim Giáp
31/03/2018 NCB: Đang cập nhật NPH:

Câu hỏi đặt ra là: Liệu có phải cộng đồng game thủ Việt vẫn chưa sẵn sàng đón nhận những siêu phẩm mang tầm vóc thế giới?

Nhớ lại thời điểm những năm 2011 - 2012, khi mà IceFrog tuyên bố sẽ không thể hỗ trợ thêm cho Custom Map DotA Allstars nữa vì hạn hẹp tài nguyên, cộng đồng game thủ Việt đã phải lựa chọn giữa 2 con đường mới: LMHT hay Dota 2. Nếu là một game thủ kỳ cựu thì bạn sẽ biết ngay, nghi vấn lớn nhất của người chơi lúc bấy giờ là “Tựa game nào có cấu hình nhẹ hơn, chơi mượt hơn mà vẫn đáp ứng được các tinh túy của trò chơi mà họ hay chinh chiến ngày xưa ấy?”. Và chúng ta phải thẳng thắn rằng, nếu so sánh về số lượng người chơi thì LMHT không những nhỉnh hơn mà còn vượt xa Dota 2. Vì sao lại như vậy?


LMHT và Dota 2 là 2 tựa game MOBA (ARTS) nổi nhất tại Việt Nam hiện nay

LMHT và Dota 2 là 2 tựa game MOBA (ARTS) nổi nhất tại Việt Nam hiện nay

Thứ rào chắn đã cản trở biết bao game thủ từng có ý định chuyển sang Dota 2 chính là cấu hình. Tựa game này đẹp, có thể coi là một trong những game online đẹp nhất hiện nay cũng không ngoa, thế nhưng đi kèm với cái đẹp ấy lại là sự yêu cầu về sức mạnh xử lý đồ họa không hề thấp. Cũng là thời điểm 2011 - 2012, nếu xét cả thị trường trong nước thì nhóm PC đạt đủ yêu cầu là không nhiều. Để có thể say sưa đọ sức với nhiều đối thủ quốc tế, họ phải bỏ tiền để ra các hàng net “xịn”.

Trong khi đó, LMHT thì lại tương thích tốt hơn với mặt bằng chung các máy PC thời ấy. Có thể Dota 2 đẹp hơn LMHT thật nhưng cũng chính vì thế mà tựa game này đã tuột mất một cơ số người chơi tại Việt Nam. Đây quả là một điều rất đáng tiếc.


Gyrocopter trong Dota 2 (trái) và Corki LMHT (phải)

Gyrocopter trong Dota 2 (trái) và Corki LMHT (phải)

Trở lại với nghịch lý ở đầu bài, tại sao game online từ trước kia, bây giờ hay cả sau này đi nữa, cứ càng đẹp là lại càng ít người chơi? Qua ví dụ về LMHT và Dota 2 ở trên chắc bạn đọc đã hiểu. Nguyên nhân lớn nhất thuộc về hệ thống thiết bị của người chơi. Không phải ai cũng có điều kiện sắm cho mình một dàn máy đủ mạnh để có thể chơi mượt hết thảy các tựa game “hot” hiện nay. Điều này có thể minh họa rõ nét nhất nếu bạn đọc chiêm ngưỡng một quán net bất kỳ, số lượng máy đang “cày cuốc” Blade & Soul chỉ đếm trên đầu ngón tay. Quả thật, đến máy hàng net mà còn không tải nổi thì máy nhà sao mà chơi được…


Blade & Soul dù rất đẹp nhưng lại đi kèm cấu hình khá cao, hạn chế lượng người chơi tiếp cận

Blade & Soul dù rất đẹp nhưng lại đi kèm cấu hình khá cao, hạn chế lượng người chơi tiếp cận

Không chỉ vậy, vẫn còn thêm rào cản khó chịu khác nữa là đường truyền mạng. Để chơi được game “khủng” thì ngoài cấu hình còn phải có kết nối đủ mạnh nữa. Ấy vậy nhưng, đường truyền của chúng ta vốn không ổn định nên chuyện không kết nối được với máy chủ là quá đỗi bình thường. Vẫn là 2 tựa game LMHT và Dota 2, mỗi lần đứt cáp thì game thủ Dota 2 chỉ có nước về chơi với "khủng long" mà thôi. Ngược lại, LMHT dù có hơi chậm, lag một xíu nhưng vẫn có thể hoạt động bình thường.


Đường truyền mạng ở Việt Nam vốn không ổn định

Đường truyền mạng ở Việt Nam vốn không ổn định

Đây mới chỉ là 2 lý do lớn nhất khiến những tựa game “bom tấn” về đồ họa không tiếp cận được tới nhiều người chơi tại Việt Nam. Không phải tự nhiên mà game thủ trong nước có xu hướng tìm về các tựa game 2D “xấu xấu, bẩn bẩn nhưng chơi vẫn hay”. Một phần, sở thích của họ đúng kiểu “chỉ cần như thế thôi”, một phần khác, dù có muốn thì cũng không đủ điều kiện để chơi game đẹp. Nghĩ tới việc định cắm máy farm quái mà PC ở nhà thì yếu, ra hàng net thì tốn tiền, ai mà muốn chơi nữa chứ.


Thành công của Flappy Bird là động lực cho các studio game khác tiếp tục bám theo xu hướng này

Thành công của Flappy Bird là động lực cho các studio game khác tiếp tục bám theo xu hướng này

Đây cũng là lý do mà đa phần các dự án game Việt gần đây đều không đặt quá nặng về vấn đề đồ họa. Thay vào đó, họ tập trung vào việc xây dựng lối chơi để gây sự chú ý nhiều hơn. Thành công của Flappy Bird là động lực cho các studio game khác tiếp tục xuôi theo xu hướng này.

Gần đây, eWings Studio và SohaGame vừa công bố một sản phẩm game mobile mới sắp ra mắt mang tên Hoàng Đao Kim Giáp. Thứ khiến nhiều người thắc mắc là vì sao tựa game lần này lại là 2D mà không phải 3D như các sản phẩm mà họ đã làm?


Hoàng Đao Kim Giáp là dự án game thẻ tướng Tam Quốc đầu tiên do người Việt phát triển

Hoàng Đao Kim Giáp là dự án game thẻ tướng Tam Quốc đầu tiên do người Việt phát triển

Nếu bạn chưa biết, trong năm 2017, eWings Studio và SohaGame cũng từng hợp tác để ra mắt Kim Dung Quần Hiệp Truyện. Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam được áp dụng công nghệ 3D xoay 360 độ. Mặc dù vậy, vẫn như Dota 2, chính vì đẹp nên tựa game không tránh khỏi việc phải đẩy cao cấu hình. Các hệ máy “đời cổ” khó mà tiếp cận được với “Võ lâm Kim Dung trong mắt người Việt” này.

Đến lần này, có vẻ như eWings Studio đang muốn tạo cơ hội cho nhiều người chơi đến với sản phẩm của họ hơn. Theo đại diện BQT Hoàng Đao Kim Giáp, anh Vương Hoàng cho biết: “Chúng mình nhận thấy, lớp game thủ yêu thích Tam Quốc vốn không quan trọng về đồ họa. Cái họ cần là sự chiến thuật sâu sắc trong lối chơi. Những trận so tài cân não với nhiều cao thủ khác là một cái hay mà khó có dòng game nào khác có được. Chính vì thế, bọn mình mong muốn Hoàng Đao Kim Giáp sẽ thực sự trở thành một sân chơi chiến thuật đúng nghĩa chứ không chỉ thu hút người chơi bằng đồ họa đẹp”.


Tựa game này được xây dựng theo cơ chế chiến thuật thẻ tướng màn hình dọc phong cách Nhật Bản

Tựa game này được xây dựng theo cơ chế chiến thuật thẻ tướng màn hình dọc phong cách Nhật Bản

Và tất nhiên, không chỉ Hoàng Đao Kim Giáp của eWings Studio, rất nhiều dự án game khác của người Việt hiện nay cũng vẫn trung thành với nền tảng 2D. Có thể sau này, khi hệ thống thiết bị được nâng cấp cao hơn, sẽ có hàng trăm tựa game “bom tấn” được nhập về (hoặc tạo ra) để thỏa mãn người chơi. Còn bây giờ, có lẽ như vậy… là đã đủ rồi!

Bạn đọc có thể tìm hiểu về Hoàng Đao Kim Giáp tại ĐÂY.