Nếu mải chơi game đánh rơi thức ăn xuống đất, đừng lo cứ nhặt lên ăn tiếp đi

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 12/10/2016 05:02 PM

Trong khoảng thời gian 5 giây kể từ khi đánh rơi thức ăn xuống đất, bạn vẫn có thể nhặt lên và ăn tiếp mà không sợ mất vệ sinh hay vi khuẩn tấn công gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nhiều game thủ Việt có lẽ đã từng rơi vào trường hợp trớ trêu, đó là đang ăn đồ ăn vặt, chỉ vì mải chơi game hay ôm điện thoại mà lỡ để rơi xuống đất trong tiếc nuối. Trước đây đã từng có "quy luật 5 giây", nghĩa là trong khoảng thời gian 5 giây kể từ khi đánh rơi thức ăn xuống đất, bạn vẫn có thể nhặt lên và ăn tiếp mà không sợ mất vệ sinh hay vi khuẩn tấn công gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thế nhưng mới đây, một bác sỹ đã có những chia sẻ gây sốc về "quy luật 5 giây", cũng như những tác động của nó tới tâm lý con người.

"Tôi là một bác sĩ và nếu lỡ làm rơi thức ăn xuống sàn, tôi vẫn nhặt lên ăn!"

Tuyên bố có phần gây sốc trên được chia sẻ bởi bác sĩ Aaron E. Carroll, người có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực vi sinh và sức khỏe con người. Đó không phải là một phát biểu bừa mà thật sự, ông muốn nhắc nhở mọi người rằng không hề có nơi sạch hoàn toàn vi khuẩn, tuy nhiên vẫn còn vô số thứ mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày với "ổ" vi khuẩn còn nhiều hơn cả sàn nhà hay bệ ngồi bồn cầu nữa. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ có biện pháp quan tâm nhiều hơn tới các mối đe dọa, từ đó có được cách vệ sinh môi trường sống nhằm có sức khỏe tốt hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bất kể là bạn có nhặt thức ăn lên nhanh cỡ nào sau khi nó rơi xuống sàn thì vẫn sẽ có vi khuẩn

Có thể bạn từng nghe về nhiều nghiên cứu phủ nhận cái gọi là "quy luật 5 giây" vốn cho rằng "thức ăn chạm đất quá 5 giây thì đừng ăn bởi có nhiều vi khuẩn bám vào." Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bất kể là bạn có nhặt thức ăn lên nhanh cỡ nào sau khi nó rơi xuống sàn thì vẫn sẽ có vi khuẩn trong đó. Thế nhưng chúng ta vẫn tiếp tục nghi ngờ về vấn đề này mà quên mất rằng còn rất nhiều thứ khác thậm chí còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần.

Bác sĩ Carroll đã dẫn ra một số nghiên cứu chứng minh rằng ngay khi thức ăn chạm xuống sàn, thậm chí là chỉ một phần nhỏ giây thì nó vẫn tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hoặc các chất gây hại khác. Trong một nghiên cứu gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên nhiều loại thức ăn khác nhau với nhiều loại chất và nhiều khoảng thời gian tiếp xúc. Và tương tự như những kết luận trước đây, nghiên cứu lần này vẫn khẳng định rằng khi thức ăn chạm sàn nhà, thậm chí là một khoảng thời gian cực ngắn thì nó vẫn dính vi khuẩn.

"Thậm chí ngay cả khi tôi biết rằng vi khuẩn có thể tích tụ vào đó trong vòng chưa đầy 5 giây thì tôi vẫn ăn thức ăn rơi trên sàn nhà bếp của tôi. Tại sao vậy? Bởi vì..."

Không hề có một khoảng thời gian kỳ diệu giúp ngăn chặn quá trình lan truyền vi khuẩn. Tuy nhiên bác sĩ Carroll cho rằng: "Thậm chí ngay cả khi tôi biết rằng vi khuẩn có thể tích tụ vào đó trong vòng chưa đầy 5 giây thì tôi vẫn ăn thức ăn rơi trên sàn nhà bếp của tôi. Tại sao vậy? Bởi sàn nhà của tôi không thật sự bẩn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng không hề có sàn nhà nào không có vi khuẩn. Có chăng là sự khác nhau về lượng vi khuẩn nằm trên sàn nhà so với trên bề mặt các loại vật dụng khác trong nhà. Và thực sự, có nhiều nơi khác trong nhà mà bạn cần phải quan tâm hơn sàn nhà."

Một trong những người quan tâm và nghiên cứu nhiều về vấn đề này chính là Charles Gerba - giáo sư vi sinh và môi trường tại Đại học Arizona. Trước giờ ông đã cho đăng tải nhiều nghiên cứu về chủ đề này và hồi năm 1998, ông cùng các đồng nghiệp đã khảo sát về khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn trên bề mặt đồ gia dụng của các sản phẩm tẩy rửa.

Và trong nghiên cứu, nhóm đã đo lường các địa điểm khác nhau trong nhà trước khi tiến hành dọn rửa. Kết quả cho thấy rằng sàn nhà bếp gần như là một bến cảng nếu xét về lượng vi khuẩn với trung bình 3 cụm trực khuẩn ruột trên mỗi inch vuông (chính xác là 2,75). Tuy nhiên vấn đề ở đây là nó vẫn sạch hơn tay nắm tủ lạnh (5.37 cụm trực khuẩn ruột trên mỗi inch vuông) hoặc kệ bếp (5,75 cụm trực khuẩn ruột trên mỗi inch vuông).

Do đó, bác sĩ Carroll cho rằng chúng ta đã dành quá nhiều thời gian để lo sợ về việc thức ăn bị nhiễm khuẩn khi rơi xuống sàn nhưng lại không hề lo sợ khi nó chạm vào tủ lạnh. Hoặc giả chúng ta cũng không hề lo lắng về thức ăn đã chạm vào kệ bếp. Nhưng nói một cách khách quan thì kệ bếp cũng chỉ là bẩn chứ không hẳn là bẩn hơn.

Điều tương tự cũng đúng đối với nhà tắm. Nhiều người lo lắng về bàn toilet nhưng nó vẫn sạch hơn so với tất cả những thứ trong nhà bếp (với 0,68 cụm trực khuẩn ruột trên mỗi inch vuông). Vậy chỗ là nào bẩn nhất trong phòng tấm? gần như tất cả mọi thứ, từ cần gạt nước bồn cầu (34,65 cụm trực khuẩn ruột trên mỗi inch vuông), vòi bồn rửa (15,85 cụm trực khuẩn ruột trên mỗi inch vuông) và bàn nhà tắm (1,32 cụm trực khuẩn ruột trên mỗi inch vuông).

Bạn có ngờ tay nắm tủ lạnh còn bẩn hơn sàn nhà, bồn cầu đâu phải là thứ bẩn nhất trong nhà tắm,...

Mọi thứ sẽ bị nhiễm bẩn khi có nhiều bàn tay chạm vào chúng và chúng ta thì ít chú ý tới điều đó. Chúng ta lo lắng về sàn nhà và bề bồn cầu nên chúng ta dọn vệ sinh nó nhiều hơn! Trong khi đó chúng ta lại không nghĩ về tay nắm tủ lạnh hoặc vòi nước đúng mức. Nếu mở rộng logic này ra rộng hơn một chút thì sẽ còn rất nhiều thứ mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày mà lại không hề sạch sẽ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 95% chiếc điện thoại di động của những nhân viên y tế có chứa vi khuẩn trong bệnh viện. Số vi khuẩn này bao gồm cả tụ càu vàng và một nữa trong số đó nhiễm vi khuẩn kháng methicillin (MRSA).

Hãy nghĩ tới việc có bao nhiều người đã cầm qua tờ tiền trong ví của bạn? Một nghiên cứu trước đây đã phát hiện rằng 94% tờ tiền là nơi cư trú của vi khuẩn, 7% trong số đó có khả năng gây bệnh cho người khỏe mạnh và 87% trong số đó đã gây bệnh cho những người từng nhập viện hoặc có vấn đề về hệ miễn dịch. Vậy giờ phải giữ tiền ở đâu? Trong ví hay túi xách? Khi nào thì cần phải làm sạch nó? Nó thật sự bẩn đến thế?

Bác sĩ Carroll cho biết: "Tôi thấy người ta mua thức ăn mỗi ngày và sau đó ăn cái mà họ được đưa cầm mà không hề quan tâm rằng trong thức ăn đó đã bị ô nhiễm. Tiền và bàn tay vốn đang cầm món ăn đó thậm chí còn bẩn hơn cả nền nhà." Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thứ mà chúng ta chạm vào hàng ngày thậm chí là cực kỳ bẩn. Từ tay nắm cửa, nút bấm ở cây ATM, công tắc đèn, điều khiển từ xa, bàn phím máy tính,...

Trở lại nhà bếp và có lẽ, thứ gần như bẩn nhất tại đây chính là miếng chùi xoong hoặc bọt biển. Hầu hết chúng ta đều không hề rửa hoặc vệ sinh miếng bọt biển này. Trớ trêu thay một nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng vi khuẩn trong đó là 20 triệu cụm trực khuẩn ruột trên mỗi inch vuông. Quá khủng khiếp.

Tất cả những điều trên đều nhắc nhở với chúng ta rằng hãy luôn rửa tay trước khi ăn. Rửa tay vẫn là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật. Và những ai đọc qua bài viết này có lẽ sẽ phản ứng theo 2 cách khác nhau. Hoặc sẽ trở nên hoang tưởng và tất cả mọi thứ xung quanh. Hoặc cũng sẽ có người bắt đầu vệ sinh, lo lắng về những thứ họ chạm vào và sử dụng các sản phẩm tiệt trùng tay.

Tuy nhiên, một cách nhìn nhận khác cần phải quan tâm hơn cả chính là hệ thống miễn dịch trong mỗi người. Tất cả chúng ta đều chạm vào những thứ bẩn trong thế giới xung quanh từ rất lâu mà không hề chú ý và hệ miễn dịch vẫn làm việc rất chăm chỉ. Bác sĩ Carroll cho biết ông sẽ chọn nhóm sau, nghĩa là nếu ông làm rơi thức ăn xuống sàn nhà, ông vẫn ăn chúng. Ông cho biết: "Tôi làm điều đó bởi mối đe dọa mà tôi có thể mắc phải từ sàn nhà không đáng quan tâm so với từ nhiều thứ khác."

(Tham khảo Tinh Tế)