Một nhà tù Nhật Bản cho phép các tù nhân làm việc với tư cách là trợ lý Manga

Mẹ Sề  - Theo Helino | 12/01/2018 03:00 PM

Bạn còn nhớ câu chuyện của anh chàng tù nhân kiêm mangaka Shachi trong loạt truyện Gintama hay không? Cứ tưởng đó là chuyện chỉ xảy ra trong thế giới truyện tranh/phim hoạt hình nhưng ai ngờ giờ đây điều đó lại xảy ra cả ở thế giới thực.

Mặc dù không giống hoàn toàn như trong tác phẩm ăn khách Gitama nhưng tại thành phố Mine, tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản, người ta cũng đã cho phép tù nhân vẽ manga trong thời gian họ chấp hành án trong nhà tù. Chương trình cải tạo đặc biệt này bắt đầu triển khai từ năm 2014 với sự giúp đỡ của mangaka Ryo Sonoba.

Trong 1 lần Sonoba đi cùng một người quen đến thăm một trại giam những tù nhân bị kết án lao động vào mùa hè và bị ấn tưởng bởi khả năng hội họa của một số tù nhân. Chính vì thế, ông bắt đầu tình nguyện trở thành người hướng dẫn cho một khóa học hội họa dành cho phạm nhân, mở ra cơ hội cho họ có thể tiếp xúc với phần mềm vẽ manga và bảng vẽ.

Bước sang năm 2015, Sonoba nảy ra một ý tưởng táo bạo khi đang chuẩn bị cho tác phẩm mới là thuê các tù nhân làm trợ lý của mình. Sau khi lời đề nghị được cho phép, Sonoba đã giao cho các tù nhân công việc vẽ các tòa nhà, xe hơi, cảnh quan thành phố và 1 số nền tảng nghệ thuật khác thuộc dự án này. May mắn là kế hoạch của Sonoba đạt được thành công vượt mức mong đợi nên đã nhận được sự chú ý từ nhiều mangaka khác.

Hồi tháng 4 năm 2017, Sonoba mở một trang web bán những bức vẽ phông nền do các “trợ lý” vẽ nên có mức giá dao động từ 300 yên (khoảng 60,000 VNĐ) đến 600 yên (khoảng 120,000 VNĐ). Vị họa sĩ còn chia sẻ rằng, các tù nhân đã cười rất vui khi nhìn thấy tranh của mình xuất hiện trong manga, ngay cả khi họ không được gặp tác giả bộ truyện đó.

Được biết, tất cả những tác phẩm được đăng tải trên web đều có chất lượng tốt, từng chi tiết đến việc phối cảnh đều rất xuất sắc. Nhờ vậy, đã có rất nhiều manga được hưởng lợi từ chương trình này của Sonoba ví dụ như Tenkyuuu Shinpan.

Mục tiêu của chương trình cải tạo này không chỉ nhằm nuôi dưỡng khả năng hội họa của những phạm nhân mà còn mang lại cho họ những kinh nghiệm hữu ích sau khi được tái hòa nhập xã hội lúc mãn hạn tù, giúp học có thể kiếm sống lương thiện trong quãng đời sau này. Danh tính, tuổi và tội danh của các tù nhân đều được giữ kín, thậm chí ngay cả Sonoba cũng không được biết điều này. Đôi khi, một tù nhân có thể không tham gia chương trình này nữa vì đã ra tù hoặc gặp rắc rối nào đó.

Sonoba tuyên bố rằng, quãng thời gian được làm việc với những người “trợ lý đặc biệt” ông cảm thấy rất gần gũi và hy vọng khi họ trở lại xã hội thì những gì họ đã làm trong chương trình này sẽ có ích thật nhiều.

Nguồn: goboiano