Một bộ phim thường được đánh giá phân loại như thế nào?

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/05/2016 0:00 AM

Mỗi lần đi xem phim, từ các phụ huynh hay lo nghĩ đến các bạn trẻ hiếu kỳ khi mua vé cũng vậy, ai cũng sẽ băn khoăn về hệ thống phân loại phim – những hạng mục này có ý nghĩa gì?

Mỗi lần đi xem phim, từ các phụ huynh hay lo nghĩ đến các bạn trẻ hiếu kỳ khi mua vé cũng vậy, ai cũng sẽ băn khoăn về hệ thống phân loại phim – những hạng mục này có ý nghĩa gì? Ai là người đưa ra quy chuẩn? Và dựa trên tiêu chí nào?

Câu trả lời như sau: Những hạng mục phân loại phim được MPAA (Motion Picture Association of America) – Hiệp Hội Điện Ảnh Hoa Kỳ, một hiệp hội bao gồm nhiều studio lớn – đưa ra thì đơn giản; tuy nhiên quá trình để xếp hạng đánh giá cho một bộ phim thì phức tạp hơn.

Hạng G (General Audiences)

Phim được xếp hạng G có thể được công chiếu rộng rãi, ai cũng có thể xem, lứa tuổi nào cũng được chấp nhận. Với MPAA, phim xếp hạng G phải không có cảnh nóng và khỏa thân, không liên quan đến sử dụng chất kích thích và yếu tố bạo lực chân thực/phi hoạt hình.

Hạng PG (Parental Guidance)

Một bộ phim được xếp hạng PG là phim cần có hướng dẫn của phụ huynh khi xem, vì một số hình ảnh có thể không thích hợp với trẻ em. Có thể có lời lẽ thô tục và yếu tố bạo lực xuất hiện với tần suất thấp, nhưng sẽ không có cảnh sử dụng hoặc lạm dụng chất kích thích.

Hạng PG-13 (Parental Guidance-13)

PG-13 là những phim không phù hợp cho trẻ dưới 13 tuổi và cần cha mẹ đặc biệt chú ý. Và một lần nữa, vấn đề nằm ở chỗ nội dung phim phải tuân thủ các quy định như mọi cảnh nude không được gợi cảm kích thích, ít lời lẽ thô tục, và trong trường hợp cụ thể như từ "F**k", thì không được sử dụng trong ngữ cảnh ân ái.

Yếu tố bạo lực trong PG-13 có thể xuất hiện ở tần suất cao, nhưng không được máu me – như Jurassic World hoặc bất cứ phim hãng Marvel nào chẳng hạn – và thông thường Ủy ban Phân loại sẽ là những người quyết định xếp hạng nếu nội dung của phim ở trên mức PG nhưng dưới mức R.

Hạng R (Restricted)

Những phim hạng R hạn chế người xem, không dành cho người dưới 17 tuổi nếu không có phụ huynh hoặc người bảo hộ đi kèm. Xếp hạng này dành cho phim có tần suất về mức độ ngôn ngữ thô tục và yếu tố bạo lực cao, cùng với nhiều cảnh nóng nhạy cảm và lạm dụng chất kích thích.

Hạng NC-17

Những phim này không bán vé cho đối tượng dưới 18 tuổi, và cũng là một xếp hạng ít khi xuất hiện và dành cho những phim có yếu tố người lớn quá nhiều và quá căng thẳng vượt qua cả mức R.

MPAA đánh giá tiêu chí này dựa trên giả thuyết rằng phần lớn phụ huynh sẽ không muốn con mình xem những nội dung này mà không có ai giám sát (thật ra là không muốn cho xem luôn) – và tất nhiên đây là định nghĩa của “đa phần phụ huynh”.

Phim chưa được phân loại

Đa phần khi phim lưu hành mà chưa được phân loại, trên quảng cáo cũng sẽ có dòng chữ “This Film is Not Yet Rated” này. Mặc dù phim chưa được MPAA xếp hạng, nhưng họ cũng đã chấp thuận phim đó được công chiếu, đồng thời có biểu thị bằng màu sắc xanh hoặc đỏ cho đoạn băng quảng cáo trước trailer của phim, thể hiện rằng nội dung trailer đó phù hợp cho đối tượng khán giả nào (xanh cho tất cả khán giả, đỏ chỉ dành cho người lớn).

Trong khi đó, mặc dù đệ trình phim lên để MPAA xét duyệt là hoàn toàn không bắt buộc và vẫn có thể phát hành mà không có thẩm định, nhưng rất nhiều rạp từ chối chiếu những bộ phim chưa được xét duyệt. Hơn thế nữa cũng có rất nhiều hạn chế không nhỏ cho việc quảng bá một bộ phim chưa được xếp hạng.

Vậy thì quá trình xếp hạng một bộ phim diễn ra như thế nào?

Ra đời vào năm 1968, hệ thống phân loại phim hiện nay đã thay thế Luật Sản Xuất Phim lúc bấy giờ (hay còn gọi là Luật Hays) - cũng trực thuộc MPAA. Luật Sản Xuất Phim thậm chí còn nghiêm ngặt hơn hệ thống hiện nay rất nhiều, bao gồm cả tiền phạt cao lên đến 10,000 USD cho bất cứ hãng nào phát hành phim mà không có dấu xác nhận của Luật Sản Xuất Phim. Cho đến năm 1968, quy chuẩn về đạo đức cũng như thị hiếu phim của thập niên 30’ thế kỷ 20 đã không còn phù hợp và rồi chủ tịch MPAA đã thiết lập nên hệ thống mới – hệ thống phân loại phim của MPAA hiện nay.

Những xếp hạng ban đầu: G, GP, R và X cũng tương tự như xếp hạng hiện nay G, PG và R – với một lưu ý bên ngoài là MPAA chưa bao giờ đánh giá hạng X, dẫn đến những quảng cáo/cảnh báo thập kỷ 70 với ký hiệu “XXX” đối với những phim trục lợi và kém hấp dẫn hơn nhằm lôi kéo khán giả đến xem nội dung “người lớn”. Hệ thống đã được xem xét lại nhiều lần từ 1968 cho đến 1986, và phát hành một phiên bản bổ sung với xếp hạng “PG-13” sau nhiều phàn nàn về những phim PG bạo lực như "Indiana Jones and the Temple of Dooms" và "Gremlins".

Do cố ý sử dụng sai và lạm dụng mà ký hiệu X đã trở nên vô nghĩa, MPAA đã hồi đáp lại sau sự quan ngại của nhiều nhà làm phim với việc đưa ra xếp hạng NC-17 vào năm 1990. Xếp hạng này được đưa ra nhằm hỗ trợ các phim như "The Dreamers," "Requiem for a Dream" bằng cách tạo ra một xếp hạng phim dành riêng cho người lớn. Tuy nhiên, NC-17 cũng có thể là một gánh nặng bởi hạn chế trong quy định về việc tuyên truyền quảng bá và phân phối cho phim.

Các nhà phê bình của MPAA đã nhận thấy rằng Hiệp Hội có phần chú trọng hơn vào cảnh nóng và ngôn ngữ thô tục nhiều hơn yếu tố bạo lực, và thường nghiêm khắc hơn với những phim về tình dục đồng giới hơn là những hoạt động tình dục dị tính, và truyền thống giữ bí mật những thành viên của Ủy ban Phân loại cũng gây ảnh hưởng đến các nhà làm phim và công chúng. Với vai trò của mình, MPAA đang cố gắng cụ thể hơn về tiêu chí xếp loại, đồng nghĩa với việc những cụm từ như thế này sẽ xuất hiện “PG-13 vì bạo lực khoa học viễn tưởng”; MPAA đồng thời cũng có một website đề ra cụ thể những hoạt động và triết lí của họ.

Nếu như bạn đang tìm kiếm những thông tin riêng biệt về những nội dung một bộ phim có hay không có, mạng Internet đã mang đến cho chúng ta những trang web như commonsensemedia.org và kidsinmind.com, cả hai trang đều phân tích chi tiết về yếu tố bạo lực, ngôn ngữ và những thành phần của một bộ phim độc lập khỏi MPAA và các studio lớn hiện này, và bạn có thể quyết định tốt hơn về việc phim nào phù hợp và phim nào không phù hợp cho con mình.

Theo about

12 điều mà bạn chưa chắc đã biết về series anime Thủy Thủ Mặt Trăng