Sự thật về 17 nhát dao vì Flappy Bird

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 07/02/2014 04:51 PM

Câu chuyện cậu em giết chết anh trai vì Flappy Bird hóa ra chỉ là trò lừa bịp.

Trong vài ngày trở lại đây, không chỉ các phương tiện truyền thông Việt Nam mà còn cả trên toàn thế giới đồng loạt rúng động vì vụ việc Gary Wright, một thanh niên 16 tuổi tại Mỹ trong một phút nông nổi đã đâm người anh trai ruột của mình 17 nhát dao chỉ vì anh ta có được điểm số cao hơn cậu em trong trò chơi Flappy Bird, một trong những tựa game đang khiến cộng đồng dậy sóng.

Sự thật về 17 nhát dao vì Flappy Bird 1

Tuy nhiên theo như điều tra của không ít trang báo phương Tây, trang tin Huzlers.com, trang web đầu tiên đưa nguồn tin gây chấn động trên thực chất chỉ là một công cụ truyền thông chuyên đưa ra những tin tức không có thật nhằm mục đích lôi kéo người đọc về trang của mình.

Sự thật về 17 nhát dao vì Flappy Bird 2

Cụ thể hơn, theo trang Huzlers, vì quá tức giận khi anh ruột mình hơn điểm, chàng trai Gary đã đâm vào ngực Jabari, anh trai mình tổng cộng 17 nhát dao vào ngực. Nhằm tăng tính chân thực cho câu chuyện, trang tin này đã đăng tải cả bức hình các chuyên gia y tế đưa thi hài của một người rõ mặt lên xe cứu thương, cùng với đó là bức ảnh của "kẻ thủ ác" tại cơ quan công an.

Sự thật về 17 nhát dao vì Flappy Bird 3

Nhưng theo nhiều trang tin có uy tín cho biết, Huzlers từ lâu đã trở thành một cái tên chuyên phóng tác những câu chuyện không có thật với nội dung giật gân. Chính điều này đã khiến không ít người tin rằng đây là câu chuyện có thật và liên tục đăng tải lại thông tin gây sốc nói trên. Một trong những lý do khiến cho game thủ cũng như người sử dụng di động có thưởng thức Flappy Bird tin vào câu chuyện kể trên chính là sự ức chế khi chơi tựa game này. 

Cũng theo trang tin Latintimes.com một trang tin có độ trung lập và uy tín cao được nhiều độc giả tín nhiệm,  cũng khẳng định thông tin về "17 nhát dao vì Flappy Bird" chỉ là tin tức được dàn dựng của tờ Huzlers. Các bạn có thể đọc nội dung chi tiết bài viết tại đây.

Câu chuyện người em trai ra tay giết anh ruột mình chỉ vì một trò chơi là không có thật, thế nhưng chính điều này cũng khiến cho cộng đồng mạng cần nhìn nhận lại mức độ xác thực của những nguồn tin tức trước khi chia sẻ chúng trên các trang mạng xã hội.