Những mưu kế lợi hại nhất của Khổng Minh và Chu Du thời Tam Quốc

Đoạn Tuấn  - Theo Trí Thức Trẻ | 06/09/2015 09:00 AM

Khổng Minh Truyện
30/09/2015 NCB: Trung Quốc NPH:

Người đời lưu truyền tên tuổi của họ dưới danh nghĩa những bậc tuyệt đại quân sư thời chiến không phải là không có lý do, là một fan lâu năm yêu thích bàn luận về phim truyện Tam Quốc, liệu bạn đã hiểu được bao nhiêu về những mưu kế tính toán từ những nhân vật huyền thoại này?

Khổng Minh khích Chu Du căm hận Tào Tháo

Khi luận về trận đại chiến Xích Bích giữa ba phe Ngụy - Thục - Ngô trong lịch sử Tam Quốc, có lẽ người đọc truyện Tam Quốc sẽ không thể không nhớ tới giai thoại Khổng Minh - bậc đại quân sư của Thục quốc, người tự thân lặn lội đến với Đông Ngô, một mình dùng tài lập luận khẩu chiến với bá quan Đông Ngô trước mặt minh chủ Tôn Quyền, một mình dốc hết can đảm thuyết phục Tôn Quyền đồng ý hợp lực cùng Thục chống lại Tào Ngụy.

Khổng Minh biết rõ, việc Đông Ngô có chịu hợp lực với Thục chống lại Tào Ngụy hay không, tất cả đều nằm ở con người Chu Du

Nhưng nhiêu đó giai thoại về Khổng Minh vẫn chưa là gì so với sự kiện ông ghé thăm doanh phủ của Chu Du - Đại đô đốc của nước Đông Ngô thời bấy giờ, biết Chu Du là người minh chủ Tôn Quyền tin dùng, cũng là người gây được tác động tới Tôn Quyền trong việc: "Có nên hợp sức cùng Thục đánh Ngụy hay không?", do vậy sau buổi khẩu chiến với bá quan Đông Ngô, Khổng Minh đã sớm nhắm tới Chu Du.

Khổng Minh làm thân với Lỗ Túc - một triều thần của Đông Ngô rồi thông qua những buổi chầu rượu với Lỗ Túc, tìm hiểu về con người, tính cách của Chu đô đốc. Sau khi biết được mỹ nhân Tiểu Kiều là phu nhân của Chu Du, Khổng Minh đã lập tức làm sẵn một bản sửa của bài thơ phú Đài Đổng Tước nhằm chuẩn bị cho kế "khích tướng" Chu Du.

Là người đa đoan đề phòng trong chuyện công nhưng lại mềm yếu, dễ mất tự chủ trong chuyện gia. Đó là lý do vì sao Chu Du dễ dàng bị trúng kế khích tướng từ lời Khổng Minh

Ngay trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, Khổng Minh đã đọc và luận bài thơ này trước mặt Chu Du, đưa tới hàm ý Tào Tháo vì muốn cướp vợ của Chu Du mà sẽ đánh chiếm Đông Ngô, gây cảnh lầm than. Vì là người có tính tự ái cao nên sau khi nghe xong bài phú, Chu Du đã đùng đùng nổi giận, rút gươm khỏi bao, chỉ về phương Bắc mà thét lên rằng: "Chu Du ta thề không đội trời chung với giặc Tào!". Nghe xong câu nói này, Khổng Minh khéo lấy quạt lông vũ che đi nụ cười mãn nguyện của mình, điều đó có nghĩa kế khích tướng được lập dành cho Chu Du đã thành công mỹ mãn.

Họa dung miêu tả cảnh tượng Chu Du giương kiếm gầm thét lời rủa Tào Tháo sau khi trúng kế khích tướng của Khổng Minh

Triển khai xong kế khích tướng với Chu Du, Khổng Minh biết việc Đông Ngô đồng ý hợp lực cùng Thục quốc chỉ còn là vấn đề thời gian

Quả thực vậy, trước những lời tác động và phân tích chí lý từ Chu Du, minh chủ Tôn Quyền đã thuận theo và đồng ý để quân Đông Ngô liên thủ cùng nước Thục trước khi Tào Tháo dẫn quân đến thảo phạt.

Kế mượn tên của Khổng Minh hay thực chất là của Chu Du?

Xét đến tài trí, Chu Du ngang bằng Gia Cát Lượng, xét về đa đoan mưu tính, Chu Du vượt Lượng gấp 2 lần

Trong thời gian nương nhờ Đông Ngô để cùng Chu Du lên phương án hợp lực chống giặc Tào Ngụy, Khổng Minh đã nhiều lần đưa ra những kế sách mưu lược hay giúp cánh quân Đông Ngô được tăng cường cả về trí lực lẫn tài nguyên vũ khí.

Từ đó Chu Du mới thấy rõ Khổng Minh là một bậc kỳ tài trong thiên hạ, nếu thọ lâu ắt sẽ là hậu hoại lớn cho Đông Ngô về sau này nên đã nhiều lần lập mưu kế, đưa Khổng Minh vào thế khó, để Khổng Minh có hoàn thành thì là việc có lợi cho Đông Ngô, còn rủi làm hỏng việc mà bỏ mạng thì Đông Ngô cũng không mất đi đường kim sợi chỉ nào.

Triển khai kế mượn tên, Khổng Minh liệu có biết mình đã dính phải "kế ứng kế" từ Chu Du?

Việc Chu Du than báo rằng cánh quân Đông Ngô thiếu tên, sản xuất không kịp, ép khó Khổng Minh phải nghĩ kế mượn tên từ giặc Tào, thực ra cũng xuất phát từ điều này và tất cả đều nằm trong tính toán của Chu đô đốc. Sau khi ép được Khổng Minh vào thế khó, Chu Du phái người theo dõi và biết được Khổng Minh dự tính dựng mấy vạn chiến thuyền giả và lính rơm, lập thủy trận giả để dụ cung binh từ bên quân Ngụy tấn công lấy tên.

Họa dung miêu tả về cảnh Tào Tháo trúng kế phản gián từ Chu Du, dẫn tới mất lòng tin và ra lệnh xử trảm hai đại tướng thủy binh Sái Mạo và Trương Doãn

Cùng lúc này với thông tin Sái Mạo và Trương Doãn là hai tướng đầu não, thống lãnh thủy binh cho Tào Ngụy, Chu Du đã lập tức nghĩ ngay đến kế phản gián, dùng tài họa thư (sao chép nét chữ của người khác) để tạo nên một bức thư xin hàng giả mạo, mang hàm ý Sái Mạo và Trương Doãn vì muốn phản lại Tào Ngụy nên hẹn giao tên cho phe Đông Ngô, ngày giờ và địa điểm giao tên trong bức mạo thư này, Chu Du để trùng khớp với ngày giờ Khổng Minh đưa chiến thuyền giả, lập trận dụ binh Tào Ngụy.

Khổng Minh và Chu Du, luận tài trí thực sự ai sẽ hơn ai?

Một mặt khác, Chu Du cũng suy tính tới trường hợp: Nếu kế phản gián này nếu không thành thì phải nghĩ bằng được cớ lấy mạng Khổng Minh. Vậy nên trước khi Khổng Minh dụng kế, Chu Du đã tự lấy thân mình cá cược rằng nếu kế mượn tên Khổng Minh làm mà không thành thì sẽ phải chịu xử theo Quân lệnh. Liệu đây có phải điểm cho thấy con người Chu Du thực sự đa mưu túc trí còn hơn cả Khổng Minh?

Các fan yêu thích phim truyện Tam Quốc có thể tiếp tục tham gia thảo luận về Khổng Minh, Chu Du cũng như nhiều bậc tuyệt đại quân sư khác thời Tam Quốc tại Fanpage Khổng Minh Truyện:
Fb.com/KhongMinhTruyen

Tham gia group thảo luận của Khổng Minh Truyện tại đây

 

>> Những bậc "tuyệt đại quân sư" nổi tiếng nhất lịch sử thời Chiến Quốc