Luận Tam Quốc: Lưu Bị có thực sự là người vô mưu bất trí?

Đoạn Tuấn  - Theo Trí Thức Trẻ | 28/09/2015 02:38 PM

Khổng Minh Truyện
30/09/2015 NCB: Trung Quốc NPH:

Theo bạn, Lưu Bị trong tiểu thuyết Tam Quốc có thực sự là một người tài đức vẹn toàn, dùng chữ nghĩa thu phục nhân tâm? Hay ông cũng chỉ thuộc hạng vô mưu bất trí theo như phân tích từ nhiều fan ruột đọc truyện Tam Quốc?

Đối với những người yêu thích phim, truyện và game mang bối cảnh thời kỳ Tam Quốc loạn chiến, Lưu Bị - vị minh chủ của nước Thục Hán xưa nay vẫn là một nhân vật gây ra nhiều sự tranh cãi lớn nhất. Với nhiều người yêu thích Tam Quốc ở mức độ trung bình, đây thực sự là một vị minh chủ tài đức vẹn toàn, luôn dùng chữ nghĩa thu phục nhân tâm, chỉ tiếc rằng thời thế khi ấy đã không hướng về ông.


Họa dung về Lưu Bị - Người cuối cùng thuộc dòng dõi Hán đế thời Tam Quốc.

Họa dung về Lưu Bị - Người cuối cùng thuộc dòng dõi Hán đế thời Tam Quốc.

Mặc dù Lưu Bị có được cả đôi bậc đại quân sư như "Ngọa Long", "Phụng Sồ" bên cạnh phò tá, có được Ngũ đại hổ tướng gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung hết lòng phụng vận. Tuy nhiên tới cả cuối đời con cháu dòng họ Lưu cũng không thể hoàn thành giấc mộng khôi phục Hán triều.


Lưu Bị quả thực là người thế nào so với Tào Tháo, Tôn Quyền - 2 bậc minh quân được sinh cùng thời với ông?

Lưu Bị quả thực là người thế nào so với Tào Tháo, Tôn Quyền - 2 bậc minh quân được sinh cùng thời với ông?

Trong mắt những người tới giờ vẫn "gối đầu giường" những bộ sách luận về thời Tam Quốc thì Lưu Bị lại không phải là một minh chủ thần thánh tới mức ấy, với những luận điểm riêng của mình, nhiều người đã tỏ ra ghét bỏ Lưu Bị, thậm chí còn coi sự nhân nghĩa của ông thể hiện qua sách truyện chỉ là một thứ đạo đức giả, giả nhân giả nghĩa và ông thuộc hàng vô mưu bất trí, cả đời chỉ như một đứa trẻ nằm nôi, được sự bao bọc và quản thúc của bậc triều thần quân sư như Khổng Minh (Gia Cát Lượng) chứ ít khi nào tự mình nghĩ được nên những sáng kế hay giúp ích cho Thục Hán.


Nhân vật Lưu Bị theo phân tích từ nhiều người lâu năm theo đọc Tam Quốc là một nhà cầm binh nóng nảy, thiếu tính kiềm chế.

Nhân vật Lưu Bị theo phân tích từ nhiều người lâu năm theo đọc Tam Quốc là một nhà cầm binh nóng nảy, thiếu tính kiềm chế.

Chưa kể với tình tiết sau khi nhà Thục bị mất thành Kinh Châu và mãnh tướng Quan Vũ vào tay Đông Ngô, Lưu Bị dưới tư cách một nhà cầm quân đã không biết giữ sự bình tĩnh, đêm ngày chỉ nuôi mộng đem quân đánh trả Đông Ngô rửa hận cho Quan Vũ. Rồi cả khi biết Đông Ngô và Ngụy quốc hợp lực cùng nhau, Lưu Bị vẫn quyết giữ ý định này mà mang hơn 70 vạn đại quân hòng ý đánh chiếm Đông Ngô nhưng kết cục đều bị thất bại. Những tình tiết này trong cốt truyện Tam Quốc đã cho thấy rõ sự nóng vội của Lưu Bị trong nghiệp cầm binh, do đó nhiều người luận truyện xưa đã không ưa, nay lại càng thêm có lý do không thích con người Lưu Bị.

 

Tuy nhiên, những lý luận cho rằng Lưu Bị thuộc hàng vô mưu bất trí liệu có đúng với nhân vật này?

Lưu Bị chỉ cần uốn ba tấc lưỡi đã "giết" được Lữ Bố


Lữ Bố không chết bởi tay Tào Tháo mà chết bởi miệng lưỡi của Lưu Bị

Lữ Bố không chết bởi tay Tào Tháo mà chết bởi miệng lưỡi của Lưu Bị

Trong sử sách Tam Quốc, trận đánh ở Từ Châu năm thứ 3 niên hiệu Kiến An nổi tiếng không chỉ ở mặt quyết định cái chết của Lữ Bố - một trong những chiến thần oai liệt thời bấy giờ, nó còn là sự kiện tạo nên giai thoại nổi tiếng "Lưu Bị giết Lữ Bố bằng ba tấc lưỡi". Chuyện là khi Lữ Bố bị quân Tào Tháo và Lưu Bị vây bắt tại lầu Bạch Phong, khi đó Lữ Bố tự tin rằng sau sự kiện "Bắn kích Viên Môn", Lưu Bị sẽ đỡ lời giúp mình trước mặt Tào Tháo để bảo toàn tính mạng.


Diệt trừ Lữ Bố sẽ như cắt bỏ một cánh tay đắc lực của Tào Tháo trong tương lai, Lưu Bị đã tính trước được điều này

Diệt trừ Lữ Bố sẽ như cắt bỏ một cánh tay đắc lực của Tào Tháo trong tương lai, Lưu Bị đã tính trước được điều này

Tuy nhiên khi Lữ Bố xin hàng Tào Tháo, Tào Tháo dạm lời hỏi ý kiến của Lưu Bị, Lưu Bị lúc này lại qua 4 câu thơ, nhắc khéo tới chuyện Lữ Bố phản cha đẻ Đinh Nguyên, diệt cha nuôi Đổng Trác trước mặt Tào Tháo. Tào Tháo thời bấy giờ nổi tiếng trong thiên hạ là một người đa nghi, nên đã vì việc trừ hậu họa cho mình mà lập tức lệnh quân đem Lữ Bố đi bêu đầu.

Lưu Bị trong Khổng Minh Truyện sở hữu phần trí lực mưu lược cao không kém so với những bậc quân sư như Quách Gia, Chu Du, Gia Cát Lượng..
Lưu Bị trong Khổng Minh Truyện sở hữu phần trí lực mưu lược cao không kém so với những bậc quân sư như Quách Gia, Chu Du, Gia Cát Lượng..

Luận về 4 câu thơ nhắc nhở Tào Tháo của Lưu Bị, thực sự đây không hoàn toàn xuất phát từ thành tâm của Lưu Bị muốn đề phòng cho Tào Tháo mà nói đúng hơn, Lưu Bị đang muốn đề phòng cho mình. Biết Lữ Bố tình cảnh khi ấy đã như cá nằm trên thớt, một khi đầu hàng Tào Tháo thì sẽ càng hết lòng dốc sức phò tá để trước giữ lấy mạng sống, sau lãnh bổng lộc chức tước từ Tào Tháo. Những thứ này Tào Tháo hoàn toàn đáp ứng được cho Lữ Bố.

Tuy nhiên nếu Lữ Bố trở thành tướng trong tay Tào Tháo thì chẳng khác nào hổ mọc thêm cánh, điều này trong tương lai sẽ làm vật cản lớn trên con đường Lưu Bị khôi phục Hán triều nên dẫu biết Lữ Bố từng có công cứu mình ở Viên Môn nên cũng đành phải chơi kế "khích tướng", để Tào Tháo tự nhận ra mối nguy hại mà diệt Lữ Bố. Với tình tiết tính toán sắc sảo như vậy, Lưu Bị cũng đâu phải là hạng vô mưu bất trí như nhiều người đọc Tam Quốc hay quan niệm?

Thảo luận thêm về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc tại Fanpage Khổng Minh Truyện - Game chiến thuật Tam Quốc đầu tiên áp dụng binh pháp Tôn Tử, sắp xuất hiện tại Việt Nam trong tháng 10 tới đây!

Địa chỉ Fanpage Khổng Minh Truyện:
Fb.com/KhongMinhTruyen

 

>> Khổng Minh Truyện lồng tiếng Việt 100% tái hiện chân thực danh tướng