Đông Ngô sẽ thống trị Tam Quốc nếu Chu Du được sống thêm 3 năm?

Đoạn Tuấn  - Theo Trí Thức Trẻ | 07/10/2015 03:28 PM

Khổng Minh Truyện
30/09/2015 NCB: Trung Quốc NPH:

Ở bối cảnh thời Tam Quốc khi ấy, Ngụy Quốc có sức mạnh đứng thứ nhất, Thục Hán đứng sau thứ 2 và Đông Ngô là một nước mờ nhạt hẳn ở vai vế hạng ba. Vậy theo các fan đọc truyện Tam Quốc lâu năm, nếu biết tận dụng Kinh Châu thì liệu vị thế Đông Ngô có vượt mặt được Ngụy Quốc hay không?

Theo sát bầu không khí sôi nổi từ sự kiện Khổng Minh Truyện - một tựa game SLG (chiến thuật) vừa ra mắt cộng đồng game thủ Việt yêu thích đề tài Tam Quốc, thời gian gần đây tại chính cộng đồng này, khi nhận thấy thế lực Đông Ngô trong Khổng Minh Truyện có sức mạnh ngang tầm, thậm chí vượt mặt hẳn so với phe Tào Ngụy, giữa các fan gắn bó luận về Tam Quốc lâu năm đã xảy ra những cuộc tranh luận rất gắt gao, tất cả đều hướng tới 3 câu hỏi chính về Đông Ngô, đó là:

1 - Trước trận chiếm lấy thành Kinh Châu, Đông Ngô mạnh tới mức độ nào?

2 - Ai là những tướng tài tạo nên thế lực mạnh mẽ cho Đông Ngô?

3 - Sau trận Kinh Châu, Đông Ngô tại sao lại có thể vượt qua được Ngụy Quốc về mặt thế lực?


Thực lực của Đông Ngô có thực sự lép vế so với Ngụy Quốc và Thục Hán thời Tam Quốc?

Thực lực của Đông Ngô có thực sự lép vế so với Ngụy Quốc và Thục Hán thời Tam Quốc?

Vậy hôm nay với bài viết này, chúng ta hãy cùng Thuyên Zhukov - GM hiện tại của Khổng Minh Truyện (Fb.com/KhongMinhTruyen), phân tích tìm hiểu sâu và chi tiết hơn để tìm lời giải đáp cho 3 câu hỏi đang gây rất nhiều tranh cãi này nhé!

Trước trận chiếm lấy thành Kinh Châu, Đông Ngô mạnh tới mức độ nào?

Có lẽ ít người biết, Thục Hán có “Long Trung Đối Sách” của Gia Cát Lượng thì Đông Ngô cũng có cũng có “Long Trung Đối Sách” của Lỗ Túc (lần đầu hội kiến Tôn Quyền năm 200) và Cam Ninh (năm Kiến An thứ 208). Mặc dù cũng đề cập đến việc phân thiên hạ thành 3, tạo thế chân vạc Tôn -Tào - Lưu (có khác là Lưu ở đây với Đông Ngô hiểu là Lưu Biểu thay vì Lưu Bị). Vậy “Long Trung Đối Sách” của Đông Ngô đưa ra có gì khác biệt so với “Long Trung Đối Sách” của Khổng Minh?


Đông Ngô cũng có Long Trung Đối Sách, hướng đến việc diệt Thục Hán để lấy uy, dùng uy đó diệt tiếp Tào Ngụy.

Đông Ngô cũng có "Long Trung Đối Sách", hướng đến việc diệt Thục Hán để lấy uy, dùng uy đó diệt tiếp Tào Ngụy.

Trong Khổng Minh Truyện, trước và sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng muốn Đông Ngô và Thục Hán cùng xem Tào Ngụy là kẻ địch lớn nhất và phải hợp lực tiêu diệt. Nhưng ở Đông Ngô thì lại nghĩ khác, nếu Tào Ngụy không xuất binh tiến đánh Đông Ngô thì họ không hề muốn liên hợp cùng Lưu bị mà sẽ muốn đưa quân đánh diệt Lưu Biểu lấy Kinh Châu, sau đó chiếm Ba Quận, Thục Quận, Ích Châu, đánh dần lên phía Bắc để dẹp Thục Hán. Đó chính là “Long Trung Đối Sách” của Lỗ Túc ở lần đầu hội kiến Tôn Quyền năm 200.


Kế sách đánh chiếm Kinh Châu của Đông Ngô đã bị phe Ngụy sớm nhận ra và gây cản trở.

Kế sách đánh chiếm Kinh Châu của Đông Ngô đã bị phe Ngụy sớm nhận ra và gây cản trở.

Tôn Quyền hoàn toàn đồng ý với đối sách này nhưng chỉ kịp thực thi được 1 phần. Mùa xuân năm 208, Đông Ngô đem quân đánh Hoàng Tổ chiếm Giang Hạ, chuẩn bị đánh tới Kinh Châu. Không may mắn là Tào Tháo ở phương Bắc cũng sớm nhìn thấu được đường kế của Đông Ngô nên cũng nhanh chóng xua quân nam chinh Lưu Biểu.

Vậy cũng có thể thấy, việc lấy Kinh Châu là nhu cầu hàng đầu của Đông Ngô, với quốc gia này là đường lối quân sự rõ ràng và cấp thiết nhất.

Ai là những tướng tài tạo nên thế lực mạnh mẽ cho Đông Ngô?

“Tổng tư lệnh quân đội” của Đông Ngô các đời, theo thứ tự là Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông và Lục Tốn.
“Tổng tư lệnh quân đội” của Đông Ngô các đời, theo thứ tự là Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông và Lục Tốn.

Thời kỳ Kinh Châu phân tranh, đã qua 3 đời Tổng tư lệnh là Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông. Rất thú vị, Chu Du và Lã Mông chủ trương đánh Thục. Riêng Lỗ Túc chủ trương liên Thục kháng Tào. Sự khác biệt này tạo thành một tình thế nhập nhằng khó giải thích.

Nói ngắn gọn, thời kỳ “trăng mật” giữa Thục - Ngô xuất hiện sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc lên. Cũng như Khổng Minh, Túc cho rằng Tào Tháo là kẻ phải tiêu diệt sau cùng, và liên kết với nhau là chiến lược hợp lý nhất. Vì thế, nhà Thục đã thành công với kế “mượn” Kinh Châu của Đông Ngô. Vấn đề then chốt ở đây là: cho Thục Hán mượn Kinh Châu, đối với Đông Ngô mặt lợi - hại thế nào?

Sau trận Kinh Châu, Đông Ngô có thể vượt qua Ngụy Quốc về mặt thế lực?

Lưu Bị mượn được Kinh Châu, vị thế như rồng về với biển, điều này hoàn toàn bất lợi với Đông Ngô.
Lưu Bị mượn được Kinh Châu, vị thế như rồng về với biển, điều này hoàn toàn bất lợi với Đông Ngô.

Có Kinh Châu, Ngô được gì và mất gì?

Theo người luận bài viết này, Đông Ngô MẤT nhiều hơn là ĐƯỢC.

ĐƯỢC đất. Nhưng Đông Ngô có thực hiện tiếp được “Long Trung Đối Sách” của mình không? Có thể “lấy Kinh Châu, sau đó chiếm Ba Quận, Thục Quận, Ích Châu, đánh dần lên phía Bắc” được không?

Câu trả lời là: HOÀN TOÀN KHÔNG!

Vì sao? Vì tình thế đã biến đổi, Lưu Biểu diệt vong quá sớm và Lưu Bị trỗi dậy quá nhanh. “Long Trung Đối Sách" của Đông Ngô lẽ ra nên được “cập nhật lại” một cách chính thức. Đáng tiếc, Lỗ Túc ra đi quá sớm, và không ai nhìn ra được cái LỢI khi cho Thục mượn Kinh Châu.

Việc cho nhà Thục mượn Kinh Châu, Đông Ngô đã tự phá vỡ hoàn toàn Long Trung Đối Sách của mình.
Việc cho nhà Thục mượn Kinh Châu, Đông Ngô đã tự phá vỡ hoàn toàn "Long Trung Đối Sách" của mình.

Cho Thục mượn Kinh Châu, nếu Ngụy muốn đánh Ngô thì phải hạ Kinh Châu trước, tức là Kinh Châu sẽ trở thành tấm khiên vô cùng vững chắc của Ngô. Ngược lại, Thục luôn phải chịu sự uy hiếp từ phía sau. Nhưng Ngô lại kết thù với Thục. Tháng 7 năm 219 Tôn Quyền lấy Kinh Châu. Năm 220 khi Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền buộc phải chấp nhận xưng thần để đổi lấy sự ủng hộ của Ngụy, nhằm gây thêm áp lực lên Thục, giảm áp lực cho mình. Ngay cả khi Lưu Bị xưng đế năm 221, Quyền cũng phải nhẫn nhịn không xưng đế, dù quyền thần hết mực dâng biểu xin Quyền lên ngôi đế vị.

Tình thế “chịu đựng” như thế quả thật bất lợi cho Tôn Quyền. Và nó cũng không bền. Tào Phi nhanh chóng nhận ra Quyền không thật lòng. Sau mấy lần đề nghị Quyền dâng Thái tử sang làm con tin đều bị Ngô từ chối, liên tiếp từ năm 222, Tào Phi gây chiến trên khắp các mặt trận từ Nhu Tu đến Hợp Phì. Chưa kể, Giang Đông còn có cái họa từ dân tộc Sơn Việt ở quận Đan Dương.


Thành Kinh Châu sẽ trở thành tấm khiên vô cùng vững chắc của Đông Ngô nếu Tào Ngụy có dẫn quân thảo phạt.

Thành Kinh Châu sẽ trở thành tấm khiên vô cùng vững chắc của Đông Ngô nếu Tào Ngụy có dẫn quân thảo phạt.

Tóm lại, nhìn từ khía cạnh lợi ích tổng thể, tôi cho rằng, chủ trương của Lỗ Túc là đúng đắn. Việc chiếm Kinh Châu, về ngắn hạn là lợi, nhưng về dài hạn thì hại nhiều hơn. Từ sau năm 219, Đông Ngô không thể nào tiến lên thêm được, không có thêm thắng lợi quân sự đáng kể nào so với chủ trương ban đầu của họ (trận Hào Đình là chiến tranh tự về, không nằm trong “Long Trung Đối version Đông Ngô”). Rốt cuộc, họ tự hài lòng với mảng đất Giang Đông. Nếu Lỗ Túc sống thêm vài năm, biết đâu mọi chuyện sẽ còn thú vị hơn?

Các fan Tam Quốc có thể thảo luận thêm về thế lực Đông Ngô - Ngụy Quốc - Thục Hán tại group Game chiến thuật Khổng Minh Truyện
tại đây

>> Vì sao Khổng Minh Truyện bất ngờ thành công như vậy?