Mở đầu năm "con Heo" cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa thật sự tên gọi của "Trư Bát Giới" trong Tây Du Ký

Mirikatoji  - Theo Helino | 05/02/2019 03:00 PM

Tây Du Ký
23/02/2010 NCB: LineKong NPH:

Chào mừng mọi người đã bước sang năm 2019 Kỷ Hợi- năm của những "con Heo" đầy thành công và tốt đẹp.

Mở đầu năm mới chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một nhân vật được lấy cảm hứng từ hình ảnh con Heo nổi tiếng nhất trên màn ảnh nhé. Đó chính là nhân vật Trư Bát Giới trong bộ phim nổi tiếng Tây Du Ký.

Trư Bát Giới là nhân vật được nhiều người biết đến với hình dạng nửa người, nửa Heo. Theo Tây Du Ký bản 1986, Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên Đình, chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh. Tình cờ gặp Hằng Nga trong một bữa tiệc, sẵn có men rượu trong người, Thiên Bồng Nguyên Soái buông lời chọc ghẹo nàng. Chuyện đến tai Ngọc Hoàng, Thiên Bồng Nguyên Soái bị ngài tức giận đày xuống hạ giới.

Mở đầu năm con Heo cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa thật sự tên gọi của Trư Bát Giới trong Tây Du Ký - Ảnh 1.

Xét về danh hiệu tuy không to bằng Tề Thiên Đại Thánh nhưng cái chức của Ngộ Không là hữu danh vô thực, còn cái chức của Bát Giới tính ra mới là "hàng xịn".

Về pháp thuật, thì Trư Bát Giới có học vấn về phép không thua gì Tôn Ngộ Không. Nhưng học vấn ngang nhau là một chuyện, còn khả năng vận dụng trong chiến đấu với yêu quái hay thậm chí là đánh với nhau lại là một chuyện hoàn toàn khác. Chưa bao giờ sư đệ Ngộ Năng thắng nổi ông anh Hành Giả thần thông quảng đại cả.

Mở đầu năm con Heo cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa thật sự tên gọi của Trư Bát Giới trong Tây Du Ký - Ảnh 2.

Tuy nhiên không chỉ có thế khi mở đường trừ yêu không xong, các công việc lặt vặt như khiêng hành lý, đánh ngựa thì từ khi có Ngộ Tịnh, Bát Giới đã không phải nhúng tay vào, thêm vào đó là cái tính tham ăn, mau đói quả là một chướng ngại trên con đường thỉnh kinh xa xôi lương thực thiếu thốn. Lại thêm tật mê gái thì đúng là quá nguy hiểm với một người đi thiển kinh.

Có thể nói hình ảnh Trư Bát Giới được tác giả xây dựng lên như một nhân vật không hoàn hảo, có quá nhiều khuyết điểm thế nhưng lại có một kết thúc vô cùng có hậu.

Mở đầu năm con Heo cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa thật sự tên gọi của Trư Bát Giới trong Tây Du Ký - Ảnh 3.

Vậy có phải tên gọi của nhân vật này cũng có ý nghĩa liên quan đến nhận định này. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem thế nào nhé.

Trư Bát Giới có một tên gọi khác là Trư Ngộ Năng do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho. Cái tên này có nghĩa là "con heo (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng của mình", ngụ ý việc Bát Giới luôn tự đánh giá bản thân quá cao mà quên mất mình sinh ra trong một hình hài gớm ghiếc.

Riêng Tam Tạng lại có ngụ ý khác khi đặt tên Trư Bát Giới. Hai chữ "Bát Giới" mang nghĩa là "8 ranh giới bị kiềm chế" bao gồm giới tham ăn, giới háo sắc, giới tham của, giới ghen ghét, đố kị người tài, giới giả dối, lừa gạt, giới nhàn hạ, giới sợ khó, sợ khổ, giới tham công lao. Những cảnh giới xấu xa này trong tính cách của con người đều được gửi gắm qua nhân vật Trư Bát Giới.

Mở đầu năm con Heo cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa thật sự tên gọi của Trư Bát Giới trong Tây Du Ký - Ảnh 4.

Không chỉ có vậy Ngô Thừa Ân khi sáng tạo ra 4 học trò của Đường Tam Tạng đã khéo léo lồng vào đó hình ảnh tâm thức một con người. 5 thầy trò tượng trưng cho 5 thuộc tính của tâm hồn: Đường Tăng tiêu biểu cho vị tha, nhân ái, Ngộ Không đại diện cho sức mạnh, trí tuệ, Sa Tăng thể hiện tính nhẫn nại, Tiểu Bạch Long cần cù, còn Trư Bát Giới điển hình cho dục vọng. Tất cả tạo nên chỉnh thể của một con người đủ phần Con - phần Người, phần bản năng - phần đạo đức.

Tuy toàn thân mang đầy khuyết điểm nhưng Trư Bát Giới lại đóng một vai trò quan trọng trong hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng. Trên đời này, làm gì có ai đẹp đẽ đến mức chỉ có mỗi lòng nhân ái, sức mạnh, trí tuệ và sự nhẫn nại mà không có chút dục vọng nào?

Mở đầu năm con Heo cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa thật sự tên gọi của Trư Bát Giới trong Tây Du Ký - Ảnh 5.

Con người phàm tục không thể cao cả, vĩ đại, hoàn hảo không tì vết như vậy. Lòng tham là thứ luôn hiển hiện trong tâm hồn mỗi người. Chỉ là nó được biểu hiện ra ngoài ít hay nhiều mà thôi. Chính vì thế, công bằng mà nói thì nhân vật Trư Bát Giới đã đem lại "chất" người rất thật cho câu chuyện thần thoại Tây Du Ký.

Trong tư tưởng Á Đông, con Heo không chỉ biểu trưng cho sự sung túc, phồn thực mà còn là một ẩn dụ cho dục vọng của con người. Do đó, ý tưởng xây dựng một Trư Bát Giới tham sắc, tham của, tham công của Ngô Thừa Ân đã gặp gỡ với quan niệm về con Heo của người xưa.

Các bạn thấy thế nào về nhân vật này, không phải ai cũng hoàn toàn xấu xa hay tốt đẹp cả. Chính vì vậy hãy cứ sống đúng với con người mình nhé. Chúc các bạn bước sang năm con Heo một cách thành công và suôn sẻ.