Windows 8 nắm "sinh mạng" không chỉ Microsoft mà rất nhiều ông lớn khác

PV  | 15/07/2012 0:00 AM

Ngoài các sản phẩm của Apple, có lẽ thời điểm này điều mà nhiều người chờ đợi nhất trong nửa cuối năm nay chính là hệ điều hành của Microsoft. Windows 8 ngoài phiên bản truyền thống dành cho PC và x86 còn có phiên bản dành riêng cho tablet và ARM.

Ngoài các sản phẩm của Apple, có lẽ thời điểm này điều mà nhiều người chờ đợi nhất trong nửa cuối năm nay chính là hệ điều hành của Microsoft. Windows 8 ngoài phiên bản truyền thống dành cho PC và x86 còn có phiên bản dành riêng cho tablet và ARM.
 
 
 
Chưa bao giờ tương lai của Microsoft, đặc biệt là Windows lại bị đặt nhiều dấu hỏi như hiện tại. Sự thành công của Windows 8 (nếu có) sẽ là một bước đẩy lên cho người khổng lồ phần mềm sau một thời gian trì tệ. Còn nếu không, Microsoft sẽ chưa sụp đổ ngay nhưng nền móng của hãng sẽ lung lay mạnh mẽ và sẽ có một (vài) công ty khác gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, một trong số các ông lớn của thế giới công nghệ có thể phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn nhiều khả năng dẫn đến phá sản.
 
Vậy, ai sẽ là người gặp khó khăn nếu Windows 8 chẳng may thất bại?
 
HP
 
Nhiều năm liền giữ vị trí nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới, tính theo cả doanh thu lẫn thị phần. Và thực tế nếu tính riêng PC truyền thống (không tính tablet) thì HP vẫn dẫn đầu. Trong suốt một thời gian dài vừa qua, HP đang phải đối mặt với sự thụt giảm doanh thu đến từ bộ phận sản xuất máy tính của mình. Có tin đồn cho rằng HP đang tìm cách bán bộ phận sản xuất PC của mình.
 
 

Tuy nhiên, có một thực tế thế này. Doanh thu lớn nhưng bộ phận PC của HP hầu như chỉ có tiếng mà không có miếng. Lợi nhuận biên từ việc sản xuất PC của hãng chỉ ở mức 4 - 5% (nghĩa là trừ đi các chi phí phát sinh thì gần như không có lãi). Tiền mà HP kiếm được nằm rất nhiều ở bộ phận sản xuất linh kiện, thiết bị văn phòng (như máy in chẳng hạn).
 
Nói thế không có nghĩa là HP sẽ vẫn bình yên nếu PC thật sự bước vào đại suy thoái (điều rất dễ xảy ra nếu Windows 8 thất bại). Nói không có lãi không có nghĩa là HP dẹp bộ phận PC đi lúc nào cũng được. Trừ trường hợp bán cho một đối thủ khác, nếu không thì ngay cả việc tái cơ cấu bộ phận này cũng đem lại rất nhiều rủi ro cho HP. Tóm lại, nếu thị trường PC sụp đổ, khoản lỗ khổng lồ của bộ phận này hoàn toàn có khả năng khiến HP phá sản.
 
Dell

Khác với HP, nguồn thu của Dell hầu hết đến từ PC. Và cũng giống như đối thủ, lợi nhuận, doanh thu và các yếu tố khác của Dell đang trên đà sụt giảm. Thực tế cổ động của Dell đang thực hiện những bước đi với mục tiêu rút khỏi thị trường PC (hoặc chí ít chuẩn bị cho khả năng này) khá rõ ràng, một trong số đó là việc rút 2 tỷ USD từ dòng tiền cho bộ phận này cách đây không lâu.
 
 
Nếu thêm việc Windows 8 thất bại, việc Dell rút ra khỏi thị trường PC thậm chí bị cho phá sản là điều khá dễ xảy ra. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đen tối nhất thì những người đang sở hữu Dell cũng không đến mức bi đát như HP bởi họ đã chuẩn bị cho điều này từ khá lâu và cách thức phân phối, hoạt động của Dell linh hoạt và dễ rút ra hơn rất nhiều.
 
Acer

Thật sự Acer đang rơi vào một bài toán khó giải và bi đát. Nhận diện thương hiệu của Acer là mức giá rẻ đi kèm với chất lượng không cao. Nhận diện này giúp Acer thành công trong một thời gian dài nhưng bắt đầu yếu thế khi thị trường chuyển hướng. Mức giá rẻ không còn là lợi thế quá lớn của các sản phẩm Acer trong khi phân khúc cao khách hàng lại không chuộng thương hiệu này.
 
Nếu Windows 8 không thành công, tương lai của Acer sẽ rất mù mịt bởi khi đó, có lẽ những chiếc laptop duy nhất còn thu hút là ultrabook chất lượng - không phải sở trường của Acer. Có lẽ, thời điểm này Acer đang tích cực chuẩn bị đánh chiếm thị trường tablet Windows bằng những sản phẩm cấu hình tốt, giá cực rẻ.
 
Asus

Sau cuộc hợp tác đã thành huyền thoại với Dell, Asus vươn mình trở thành một cái tên đáng chú ý trong làng sản xuất máy tính. Đáng tiếc cho họ là thành công chưa lâu thì cả thị trường đứng trước nguy cơ dừng phát triển.
 
Thật ra, tình trạng của Asus đang rất khó dự đoán. Từ lâu họ vẫn trung thành với Windows nhưng những sản phẩm của họ cho nhiều người cảm giác họ có thể chuyển sang nền tảng khác bất cứ lúc nào. Với đặc điểm của mình, khả năng tùy biến sản phẩm và tư duy thoải mái nổi tiếng vốn có, khả năng Asus chấp nhận chết chìm theo Windows là nhỏ.

Tuy nhiên, nguy cơ vẫn rất lớn với Asus, việc chuyển hướng không chỉ xảy ra trong một sớm một chiều. Một điểm quan trọng nữa là thương hiệu Asus cũng không thật sự mạnh và có vẻ gắn liền với Windows. Một khi Windows thất bại, chưa rõ Asus sẽ đi về đâu.
 
Chúng ta vừa điểm xong một số hãng PC lớn, các đối tác thân thiết và truyền thống của Microsoft. Nhưng những người sợ sự sụp đổ của Windows không chỉ có họ. Những cái tên khác sẽ có trong phần 2 của bài viết này.