Laptop dùng CPU Sandy Bridge: Vượt trội

Nhật Đăng  | 01/05/2011 0:00 AM

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, chip Sandy Bridge của Intel sẽ mang đến cho người sử dụng PC nhưng trải nghiệm hoàn toàn mới về độ bền của pin cũng như chất lượng đồ họa và các ứng dụng.

Nhiều cải tiến mang tính đột phá đã được thực hiện trên loại chip máy tính mới nhất của Intel, trong đó điển hình là sự tích hợp giữa GPU với và CPU chỉ trên một chip duy nhất. Lợi thế này cộng với một số công nghệ mới như ổ cứng SSDs (ổ cứng thể rắn) cho phép tiết kiệm tối đa năng lượng cho laptop.
 
Intel chỉ mới bắt đầu bán sản phẩm vi xử lý Sandy Bridge cho  các hãng sản xuất laptop kể từ cuối tháng 2 . Thế nhưng sau một khoảng thời gian ngắn, đến nay người ta đã thấy những chiếc laptop “thế hệ” Sandy Bridge của các hãng như  Lenovo, Dell, Hewlett – Packard hay Toshiba lần lượt ra đời với mức giá thấp nhất là 599 USD.  Rõ ràng đây đây sẽ là dòng sản phẩm cực kì cạnh tranh trên thị trường Laptop và theo nhiều dự  đoán trong thời gian tới các thiết bị sử dụng chip Intel cũ sẽ dần bị thế chỗ bởi những sản phẩm ứng dụng công nghệ vi xử lý Core i3 , i5 hay i7 mới của Intel.
 

 
Có thể nói, so với chip 2 nhân Core 2 Duo sản xuất theo tiến trình 65 nm cũ ứng dụng cho LifeBook của Fujitsu hay Macbook Air thì chip Sandy Bridge với tiến trình 32 nm mang lại những tính năng vượt trội hơn hẳn, đặc biệt là khả năng tăng hiệu suất làm việc, giảm năng lượng bị tiêu phí (nhiệt độ), giúp kéo dài thời lượng sử dụng pin cho laptop.
 
Điều này được thể hiện rõ trên chiếc laptop “siêu di động” mới nhất của Lenovo – ThinkPad X220. Tuy được thiết kế với vỏ màu đen không khác gì các mẫu ThinkPad đời cũ thế nhưng người dùng đã phải bất ngờ với những cải tiến về tính năng đồ họa, hiệu suất cũng như thời gian sử dụng của máy so với laptop những loại chip cũ của Intel.
 
Hãng Lenovo khẳng định rằng X220 có thể chạy suốt 23 tiếng nếu sử dụng pin 9-cell và một bộ mở rộng bên ngoài. Mức độ tiêu thụ năng lượng của laptop là dựa trên thiết lập của máy. Thử nghiệm trên X220 cho thấy, khi sản phẩm này chạy với pin 6 – cell ở chế độ màn hình tiết kiệm năng lượng, thời gian sử dụng của máy có thể lên đến 7 hay thậm chí 8 tiếng rưỡi. Đó cũng chính là thế mạnh của laptop Sandy Bridge để các hãng sản xuất khác như Toshiba hay Dell quảng bá sản phẩm của mình.
 
Lenovo ThinkPad X220.
 
Sức bền bỉ của pin cũng được hỗ trợ nhờ công nghệ TurboBoost 2.0 của Intel, qua đó các nhân không được sử dụng có thể được cung cấp điện năng ít đi để hạn chế lãng phí. Tính năng này cũng được thiết kể để nâng cấp cho hiệu suất của máy, không những thế một số lõi còn được ép xung để tăng tốc độ của máy theo yêu cầu.
 
Sức mạnh của Sandy Bridge có thể được minh chứng bằng hiệu năng chạy Windows 7 trên laptop X220. Máy chỉ mất khoảng 20 đến 30 giây để lên màn hình, đồng thời các hoạt động của phần mềm thông dụng như diệt virus cũng không ảnh hưởng đến tốc độ chạy của những ứng dụng Windows khác hay kể cả tốc độ chạy video.
 
Bộ vi xử lý tích hợp đồ họa trong chip lõi kép Core i5 còn có khả năng xử lý những hình ảnh với độ nét cao hơn so với các chip Intel thế hệ 32 nm dựa trên kiến trúc Westmere ra đời năm ngoái. Sự khác biệt được thể hiện rõ ràng khi Laptop X220 sử dụng màn hình IPS 12,5 inch mang lại những hình ảnh sống động với chất lượng HD mà không hề bị rung hình. Trong khi đó, LifeBook hay những chiếc laptop được sản xuất năm trước với chip Westmere Core i3 lại thường xuyên bị “giật” hình trong khi chạy những video có chất lượng tương tự khi có một ứng dụng đang chạy ngầm.
 
 
Bên cạnh đó, Intel đã nêu bật một số tính năng bổ sung cho đồ họa trên các laptop sử dụng BXL Core mới nhất, như Quick Sync để nhanh chóng chuyển đổi video HD thành định dạng tương thích với smartphone, Wireless Display (Wi-Di) cho phép người dùng thưởng thức nội dung HD từ laptop trên TV thông qua kết nối không dây.
 
Với Sandy Bridge, sức mạnh cốt lõi mà Intel muốn mang đến đó là CPU, thế nhưng hãng này cũng đã đạt được những bước tiến dài trong việc cải tiến chất lượng hình ảnh, điều này có thể thấy rõ trên laptop X220. Bộ vi xử lý đồ họa của Intel hỗ trợ rất tốt cho xem video Bluray, chạy những game thông thường. Tất nhiên đối với những game đòi cấu hình cao thì người sử dụng có thể sẽ phải cần đến một chiếc laptop với GPU riêng.
 
Mặc dù vậy, xét về đồ họa Intel vẫn chưa thể đuổi kịp đối thủ AMD. Hãng này vào đầu năm nay đã tung ra bộ vi xử lý Fusion mới, trong đó cũng tích hợp CPU và GPU trên cùng một chip. Fusion chip hỗ trợ đắc lực cho DirectX 11 của Microsoft – một bộ các APIs (Application programing interface: tạm dịch là giao diện lập trình ứng dụng) cho phép mang lại những hình ảnh chân thực cho Windows 7. Dù chỉ tích hợp DirectX đời cũ, nhưng rất có thể Sandy Bridge sẽ bắt kịp DirectX 11 vào năm sau.
 
Chip Fusion của Advanced Micro Devices.
 
Tuy vừa mới cho “trình làng” sản phẩm vi xử lý mới nhưng Intel cũng đã bắt đầu “rục rịch” để tạo ra thế hệ tiếp theo của Sandy Bridge – Ivy Bridge vào năm sau. Theo dự kiến, Ivy Bridge sẽ sử dụng tiến trình trình sản xuất 22 nm, hỗ trợ DirectX 11 cho laptop. Không những thế, Ivy Bridge  có thể được tích hợp các công nghệ kêt nối mới như như USB 3.0 và Thunderbolt giúp truyền tải các video HD từ laptop đến các thiết bị lưu trữ chỉ trong một thời gian ngắn.
 

Như vậy có thể thấy, với sự  ra đời của Sandy Bridge laptop như đang có thêm “vũ khí” để tiếp tục cuộc cạnh tranh khốc liệt với tablet trên thị trường hiện nay.

Tham khảo PCW

 

Xem thêm:

laptop