Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1)

KK  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 23/09/2013 0:00 AM

Hãy cùng điểm qua những khó khăn mà các họa sĩ truyện tranh gặp phải khi phát triển Truyện Tranh Thuần Việt

Nhắc đến truyện tranh, đa phần độc giả nghĩ ngay đến những bộ Manga của Nhật Bản hay các truyện tranh võ thuật của Trung Quốc và Hàn Quốc chứ ít ai để ý rằng vẫn còn có một dòng truyện tranh đang âm thầm phát triển, đó là Truyện Tranh Thuần Việt.

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 1

Có lịch sử phát triển từ những năm 1986 khi đất nước bắt đầu mở cửa, nghành truyện tranh Việt Nam đã trải qua vô vàn sóng gió để vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Hãy cùng điểm qua những khó khăn mà các họa sĩ truyện tranh Việt Nam gặp phải khi phát triển một niềm tự hào của đất nước mang tên Truyện Tranh Thuần Việt.

1, Sự cạnh tranh của truyện tranh ngoại nhập.

Một điều mà nhiều độc giả có thể chưa biết, đó là truyện tranh Thuần Việt của chúng ta đã từng có một thời gian phát triển khá lâu dài, thậm chí cả trước khi các truyện tranh Manga của Nhật Bản du nhập vào Việt Nam. Giai đoạn từ 1986 đến 1990 được coi là thời kì đỉnh cao rực rỡ của Truyện Tranh Việt Nam với những tác phẩm phóng tác theo các câu truyện cổ tích, trinh thám hay truyện ngụ ngôn nước ngoài.

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 2

Có thể kể đến những tác phẩm rất ăn khách thời bấy giờ như Thánh Gióng, Thạch Sanh, Mai An Tiêm, Sọ Dừa. Thậm chí, có những tác phẩm đã từng đạt số lượng phát hành lên đến 150,000 bản như truyện Tướng quân họ Đoàn của Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 3

Từ những năm 1990 cho đến nay, nền truyện tranh nước nhà bị chịu ảnh hưởng khá lớn do sự du nhập một cách ồ ạt của truyện tranh Nhật Bản hay gần đây nhất là sự xâm nhập của các tác phẩm võ hiệp mang phong cách Manhua của Trung Quốc như Phong Vân, Tân Tác Long Hổ Môn ….

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 4

Đứng trước sự cạnh tranh của những “đế chế” truyện tranh như Nhật Bản, Trung Quốc, nền truyện tranh Thuần Việt của chúng ta trở nên yếu thế hơn. Chính sự cạnh tranh của những truyện tranh ngoại đang tràn ngập trên thị trường này sẽ khiến các tác phẩm mới của nền truyện tranh nước nhà khó có cơ hội để chen chân vào thị trường

2, Khó khăn trong việc tìm ý tưởng

Sự khó khăn ở đây không phải là về việc người Việt Nam chúng ta không có đầu óc sáng tạo. Hãy cùng lấy ví dụ về một vài thành công của các truyện tranh Thuần Việt để chứng minh rằng các họa sĩ Việt Nam cũng vô cùng giàu tính sáng tạo.

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 5

Đầu tiên phải kể đến bộ truyện tranh giả tưởng mang tên Dũng Sĩ Hesman, của họa sĩ Hùng Lân, từng rất nổi tiếng trong thời gian 1992 đến 1996. Bộ truyện tranh khoa học giả tưởng này đã từng được hâm mộ bởi rất nhiều độc giả nhỏ tuổi với lượng phát hành từng đạt ngưỡng 160,000 bản.

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 6

Hay như sự thành công không thể phủ nhận của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, gắn liền với tên tuổi của họa sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị. Bộ truyện đã đem lại cho các độc giả Việt Nam một cái nhìn ngộ nghĩnh về tuổi thơ của các danh nhân Việt Nam từ xưa đến nay.

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 7

Như vậy, người Việt Nam chúng ta không hề thiếu sự sáng tạo trong việc sáng tác truyện tranh. Vậy tại sao nền truyện tranh nước nhà vẫn không thể cạnh tranh được với truyện tranh ngoại? Câu trả lời nằm ở việc những dòng truyện tranh ngoại như của Nhật Bản hay Trung Quốc đã vượt quá xa chúng ta về việc khai thác ý tưởng làm truyện tranh.

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 8

Xét về truyện tranh Nhật Bản, bạn có thể thấy được rằng ý tưởng của dòng truyện tranh này đã được mở rộng và khai thác một cách tối đa. Từ những câu chuyện cổ tích đến truyện lịch sử trong nước, thậm chí những câu chuyện lịch sử của phương Tây hay của Trung Quốc và các chủ đề tôn giáo, chính trị, võ thuật cùng các thế giới giả tưởng cũng đã được các tác giả Nhật Bản đưa vào truyện tranh. 

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 9

Trước một rừng ý tưởng đã được khai thác gần như triệt để trên mọi lĩnh vực cuộc sống của các dòng truyện tranh ngoại nhập, các họa sĩ trẻ Việt sẽ rất khó tìm cho mình một lối đi mới lạ, không “đụng hàng” với các truyện tranh đã nổi tiếng của nước ngoài.

3, Sự giới hạn về đối tượng độc giả

Không chỉ hơn chúng ta ở việc khai thác ý tưởng, đối tượng phục vụ của Manga cũng được họ mở rộng ra rất nhiều. Điều này được minh chứng bởi sự đa dạng hóa trong các thể loại truyện tranh đang xuất bản tại Nhật.
 
Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 10

Đối với các họa sĩ Nhật Bản, đối tượng độc giả của truyện tranh không còn bó hẹp trong khuôn khổ thiếu nhi hay những thanh thiếu niên mới lớn mà còn có các dòng truyện dành cho những người trưởng thành, dân kinh doanh hay các nhà chính trị. Thậm chí còn có cả những thể loại truyện dành riêng cho những người đồng tính có tên Yaoi và Yuri.

Lối đi nào cho Truyện tranh thuần Việt (Phần 1) 11

Trong khi đó, thị trường truyện Việt Nam lại vẫn còn đang mang nhiều thành kiến khi cho rằng “Truyện tranh chỉ dành cho trẻ con” khiến cho việc phát triển truyện tranh Thuần Việt bị giới hạn trong khuôn khổ những chủ đề dành cho Thiếu Nhi hay những lứa tuổi mới lớn.

Còn tiếp