Lý do khiến cho các nhà phát triển game tập trung vào một thương hiệu thay vì cho ra mắt các sản phẩm mới như trước

Thomas  - Theo Helino | 30/03/2019 11:59 PM

Giờ toàn thấy những game có phần N chứ ít khi thấy game mới.

Các game thủ yêu thích tựa game AAA có thể nhận thấy trong những năm gần đây, các nhà phát triền và các hãng phát hành game đều cố gắng tạo ra những thương hiệu game mới, tồn tại qua nhiều năm với nhiều phiên bản khác nhau thay vì chỉ ra một trò chơi đơn.

Lý do là bởi những rủi ro mà các trò chơi đơn đem lại, nếu một trò chơi đơn được đầu tư một cách kỹ lưỡng sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng khi ra mắt vẫn không đảm bảo nó sẽ thành công. Và nếu có thành công thì việc phát triển thêm câu chuyện của những trò chơi đơn này cũng rất khó. Bởi vậy, việc phát triển những thương hiệu mới đang trở thành xu thế của các hãng game hiện nay.

Rủi ro mạo hiểm từ việc đầu tư vào các trò chơi đơn

Một tựa game lẻ sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để thành công, với những chi phí đắt đỏ và công sức lao động mà nhiều người phải bỏ ra, nếu gặp thất bại, họ sẽ mất mất tất cả, tiền bạc, công sức coi như đổ xuống sông xuống biển, không làm cách nào cứu vãn được.

Lý do khiến cho các nhà phát triển game tập trung vào một thương hiệu thay vì cho ra mắt các sản phẩm mới như trước - Ảnh 1.

Phát triển những thương hiệu như Diablo sẽ an toàn hơn

Nhưng nếu đầu tư vào một thương hiệu game, nó cho phép những nhà đầu tư và phát triển có thời gian để thành công. Với thời gian dài trải qua nhiều phiên bản, những thương hiệu game này cho phép những nhà phát triển có thể cải thiện được nội dung qua các phần, cũng như cơ hội học hỏi kinh nghiệm của cả đội để nâng cao chất lượng sản phẩm của những phần sau.

Nếu những game lẻ có thể thành công, thì những game thương hiệu còn có phần trăm thành công cao hơn. Với một serie game, kéo theo đó sẽ còn có nhiều loại hình giải trí ăn theo khác như truyện tranh hay phim ảnh, qua đó sẽ tạo dựng được một cộng đồng Fan như Diablo hay StarCraft.

Những lợi thế của game thương hiệu

Thời gian dài mà các thương hiệu game đem lại sẽ tạo dựng được cho mình một cộng đồng fan, cho dù phần đầu tiên chưa thành công nhưng chắc chắn vẫn có một số người sẽ yêu thích, và những người này sẽ là những đại sứ để quảng bá, lôi kéo thêm những người chơi khác đến với những phiên bản sau và nâng cao khả năng thành công của một thương hiệu game.

Sau mỗi game phát hành, đội ngũ làm game sẽ có được những thông tin quý giá từ phản hồi của người chơi, điều quý báu này chỉ có thể có được với các thương hiệu game. Và với những thông tin hữu ích đó, những nhà làm game, nhà sản xuât sẽ có thể cho ra mắt những phần sau của serie được tốt hơn.

Lý do khiến cho các nhà phát triển game tập trung vào một thương hiệu thay vì cho ra mắt các sản phẩm mới như trước - Ảnh 2.

Những thương hiệu như World of Warcraft đã tạo dựng được lòng tin cho game thủ

Một lợi thế rất lớn khác của thương hiệu game chính là cơ hội để tồn tại dài hơn, việc tiếp tục khai thác các đề tài trong những phần game trước sẽ đem đến được những câu chuyện mới. Khi đó việc hợp tác cùng những hãng game mới hay bán lại thương hiệu cho một công ty game khác cũng trở nên dễ dàng. Bởi những nhà phát triển sẽ không phải làm lại từ con số 0, bằng việc phát triển tiếp những câu chuyện từ các phần trước, khả năng thành công của sản phẩm mới sẽ tăng lên và những rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu sẽ giảm đi.

Một tương lại hứa hẹn của thương hiệu game

Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ thích thú với việc rủi ro thấp mà cơ hội thành công lại cao của thương hiệu game. Thực tế là các các công ty lớn ngày nay chỉ nói về thương hiệu game, và dựa vào đó để kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn vào.

Lý do khiến cho các nhà phát triển game tập trung vào một thương hiệu thay vì cho ra mắt các sản phẩm mới như trước - Ảnh 3.

Game sinh tồn đang là xu thế khiến cho các nhà phát hành chuyên về RPG phải cân nhắc

Xu thế này đúng là rất hứa hẹn, nếu phát triển tốt, một thương hiệu game có thể kéo theo cả một mạng lưới các loại hình kinh doanh giải trí bổ trợ lẫn nhau. Cơ hội được mở ra với việc phát triển cả về phim ảnh, truyện tranh, thời trang... Các fan sẽ có thể được thưởng thức những điều mới lạ khác ngoài game, giống như những gì mà Marvel hay Dc đã làm được ngoài việc phát triển Comic vậy.

Tuy nhiên việc đầu tiên mà các nhà làm game cần làm cho tốt trước khi nghĩ đến những viễn cảnh hấp dẫn khác đó là làm cho tốt công việc của mình. Bởi nếu sản phẩm đầu tiên là một thảm họa thì làm gì có ai bỏ tiền để đầu tư cho cơ hội thứ 2, những tựa game hấp dẫn vẫn là mấu chốt để thuyết phục các nhà đầu tư, nhà sản xuất bỏ tiền vào các dự án.